Phiếu bài tập tuần Ngữ văn 9 - Tuần 4

docx 2 trang thienle22 4380
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập tuần Ngữ văn 9 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_bai_tap_tuan_ngu_van_9_tuan_4.docx

Nội dung text: Phiếu bài tập tuần Ngữ văn 9 - Tuần 4

  1. Tuần từ: 24/02/2020 đến 01/03/2020 Phần I: Câu 1: Trong Truyện Kiều có câu: “ Kiều càng sắc sảo mặn mà.” a. Hãy chép chính xác mười một câu thơ tiếp theo và cho biết đoạn thơ em vừa chép nằm trong trích đoạn nào? Nêu vị trí của đoạn trích. b. Em hiểu câu thơ “Làn thu thủy, nét xuân sơn” như thế nào? Trong đoạn thơ trên, tác giả đó dùng bút pháp miêu tả nào? Em hiểu gì về bút pháp miêu tả ấy? c. Viết đoạn văn theo phép lập luận quy nạp khoảng 10-12 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu ghép và 1 lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và có chú thích câu ghép , lời dẫn trực tiếp.) Câu 2: Cho đoạn văn: “ – Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.” a. Đoạn văn trên là lời của ai ? Nói trong hoàn cảnh nào? b. Vì sao nhân vật lại tự nhận mình là “Kẻ bạc mệnh”? c. Qua đạn văn trên, em hiểu thêm điều gì về nhân vật?( Hãy nêu ý kiến của mình bằng 4 đến 5 câu văn.) Phần II: Cho câu thơ: “Hồi nhỏ sống với đồng” ( Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy ) Câu 1. Hãy ghi lại chính xác 7 dòng tiếp theo của dòng thơ trên? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? Hoàn cảnh đó có liên quan như thế nào đến chủ đề tác phẩm? Câu 2. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ em vừa chép và phân tích tác dụng? Câu 3. Từ các câu thơ em vừa chép, em hãy viết một đoạn văn theo hình thức lập luận diễn dịch khoảng 12 câu làm rõ tình cảm gắn bó thân thiết giữa người và trăng trong quá khứ. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập tình thái và câu ghép (gạch dưới thành phần biệt lập tình thái và câu ghép) Câu 4. Hình ảnh “đồng, sông, bể, rừng” trong các câu thơ em vừa chép còn xuất hiện ở một khổ thơ khác của bài thơ. Hãy chép chính xác khổ thơ đó và cho biết sự khác nhau của các hình ảnh này trong những khổ thơ trên. Phần III: Cho đoạn văn: “Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện . Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào: - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.” Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.” ( Sách giáo khoa Ngữ văn 9 – tập 1/ NXB Giáo dục ) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Câu 2: Tìm một phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên và gọi tên phép liên kết đó. Câu 3: Vì sao Vũ Nương không thể trở về nhân gian được nữa? Em có suy nghĩ gì về cách kết thúc tác phẩm? Câu 4: Từ câu chuyện có đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn nghị luận ( khoảng 2/3 trang giấy thi ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của hạnh phúc trong cuộc sống của mỗi con người hôm nay.