Đề thi Ngữ văn 9 - Trường THCS Đặng Xá

doc 2 trang thienle22 3990
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Ngữ văn 9 - Trường THCS Đặng Xá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_ngu_van_9_truong_thcs_dang_xa.doc

Nội dung text: Đề thi Ngữ văn 9 - Trường THCS Đặng Xá

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM ®Ò thi – NGỮ VĂN 9 TR¦êNGthcs ®Æng x¸ N¨m häc 2019 - 2020 Thêi gian: 90 phót ĐỀ BÀI Phần I (6 điểm): Cho đoạn thơ Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ Câu 1. Những câu thơ trên nằm trong bài thơ nào? của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Câu 2. Những hình ảnh “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng” còn được trở lại trong bài thơ trên, hãy chép lại khổ thơ chứa những hình ảnh đó. Theo em, sự trở lại của những hình ảnh ấy mang ý nghĩa gì? Câu 3. Em hãy viết một đoạn văn Tổng- phân- hợp khoảng 10- 12 câu cảm nhận cảm xúc và suy ngẫm của tác giả khi bất ngờ gặp lại vầng trăng trong hai khổ cuối bài thơ. Trong đoạn có sử dụng câu bị động và phép nối, gạch chân và chú thích. Câu 4. Chép lại một câu thơ có hình ảnh trăng trong chương trình ngữ văn lớp 9, ghi rõ tên tác phẩm, tác giả. Phần II (4 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả! Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. Còn phải để cho người khác biết chứ. Ông lão cứ múa tay lên mà khoe với mọi người. Ai ai cũng mừng cho ông lão”. Câu 1. Xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng vì sao tác giả lại đặt tên cho truyện ngắn của mình là “Làng” mà không phải là “Làng Chợ Dầu”. Trong chương trình Ngữ văn lớp 9 có một tác phẩm khác cũng có cách đặt nhan đề như vậy, đó là tác phẩm nào? Của ai? Câu 2. Với người nông dân, gian nhà là cả một cơ nghiệp, thế mà nhà văn đã để cho nhân vật ông Hai “cứ múa tay lên mà khoe” tin nhà bị đốt với mọi người, còn trong bài thơ Đồng chí, Chính Hữu lại viết về những người lính “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”. Bằng một đoạn văn khoảng 10 câu, hãy cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của những người nông dân trong thời kì đầu chống Pháp qua các chi tiết trên? Câu 3. Tình yêu quê hương là một đề tài quen thuộc trong văn học. Hãy chỉ ra nét riêng đặc sắc của truyện ngắn Làng khi khai thác đề tài này?