Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Cánh diều - Phần 3: Vật sống - Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống (Bộ 1)

docx 79 trang nhungbui22 13/08/2022 3100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Cánh diều - Phần 3: Vật sống - Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống (Bộ 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_canh_dieu_phan.docx

Nội dung text: Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Cánh diều - Phần 3: Vật sống - Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống (Bộ 1)

  1. CHỦ ĐỀ 4: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG BÀI 14: PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG Môn học: KHTN - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 02 tiết I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống - Dựa vào sơ đồ, nhận biết được 5 giới của thế giới sống. Lấy được ví dụ cho mỗi giới. - Dựa vào sơ đồ, phân biệt được các nhóm theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới. - Lấy được ví dụ chứng minh sự đa dạng về số lượng loài và môi trường sống của sinh vật. - Nhận biết được tên địa phương và tên khoa học của sinh vật. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về các giới sinh vật. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm về đặc điểm các giới sinh vật, các bậc phân loại từ thấp đến cao. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đánh giá được mức độ đa dạng của một số môi trường sống của sinh vật. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Năng lực nhận thức sinh học: Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống; nhận biết được 5 giới của thế giới sống. Lấy được ví dụ cho mỗi giới; phân biệt được các nhóm theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Tìm hiểu các loài sinh vật trong một số môi trường sống tự nhiên. - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Phân biệt được tên khoa học, tên địa phương. Nhận thức về các bậc phân loại, từ đó xác định được các loài có họ hàng thân thuộc hay không thân thuộc. 3. Phẩm chất Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm chỉ, chịu khó trong việc quan sát các sinh vật thuộc các giới khác nhau. - Trung thực, cẩn thận trong sự quan sát các đặc điểm cấu tạo của sinh vật, quan sát môi trường sống của sinh vật. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Hình ảnh người cổ đại, người hiện đại - Hình ảnh năm giới sinh vật và một số sinh vật của 5 giới - Bảng tên sinh vật 5 giới - Sơ đồ bậc phân loại từ thấp đến cao. - Hình ảnh một số môi trường sống của sinh vật.- Bảng mức độ đa dạng số lượng loài ở các môi trường sống khác nhau. III. Tiến trình dạy học
  2. 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, thu hút sự chú ý của học sinh. Kiểm tra sự hiểu biết của học sinh về phân loại thế giới sống, mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật. b) Nội dung: Kể tên được các sinh vật có tại địa phương và phân chia thành các nhóm, có nêu tiêu chí phân loại. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS: Kể tên được các sinh vật có tại địa phương và phân chia thành các nhóm, có nêu tiêu chí phân loại. d) Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS nêu tên các sinh vật có tại địa phương và phân chia thành các nhóm, có nêu tiêu chí phân loại. - Lưu ý có thể hướng dẫn HS chia 2 nhóm. Ngoài ra, GV có thể hỏi thêm HS về mối quan hệ giữa các loài sinh vật: những loài nào có quan hệ gần gũi? 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Vì sao cần phân loại thế giới sống? a) Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa của việc phân loại thế giới sống. b) Nội dung: Phân loại thế giới sống có ý nghĩa như thế nào? c) Sản phẩm: Học sinh nêu được ý nghĩa của việc phân loại thế giới sống: Phân loại thế giới sống giúp cho việc gọi tên sinh vật và xác định mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm sinh vật với nhau được thuận lợi. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong phần I sách giáo khoa, quan sát hình 14.1 và 14.2, nêu ý nghĩa của việc phân loại thế giới sống. Đặt câu hỏi: Nếu không phân loại các sinh vật thì sao? Sinh vật được phân chia thành những nhóm nào? Hoạt động 2.2: Thế giới sống được chia thành các giới a) Mục tiêu: - Dựa vào sơ đồ, nhận biết được 5 giới của thế giới sống. Lấy được ví dụ cho mỗi giới. - Dựa vào sơ đồ, phân biệt các nhóm theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới. b) Nội dung: - Quan sát hình 14.1, nêu được tên sinh vật trong mỗi giới. c) Sản phẩm: TT Tên giới Tên sinh vật 1 Giới Khởi sinh Vi khuẩn, vi khuẩn lam 2 Giới Nguyên sinh Trùng roi, rong, trùng biến hình, tảo lục đơn bào, trùng giày 3 Giới Nấm Nấm bụng dê, nấm sò 4 Giới Thực vật Hướng dương, dương xỉ, rêu, sen, thông 5 Giới Động vật Voi, rùa, chim, cá, mực, chuồn chuồn, ếch - HS nêu được các bậc phân loại của thế giới sống từ thấp đến cao: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới. - HS gọi tên được các bậc phân loại của hoa li và hổ đông dương: 2
  3. Loài Chi Họ Bộ Lớp Ngành Giới Hoa li Loa kèn Bách hợp Hành Một lá mầm Hạt kín Thực vật Hổ đông Báo Mèo Ăn thịt Thú Dây sống Động vật dương d) Tổ chức thực hiện: - GV giới thiệu khái niệm giới: Giới trong sinh học là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. Có nhiều quan niệm phân giới sinh vật khác nhau, nhưng quan điểm được chấp nhận nhiều hiện nay là theo R. Whittaker (1969), thế giới sống được chia thành 5 giới: Giới Khởi sinh, Giới Nguyên sinh, Giới Nấm, Giới Thực vật, Giới Động vật. - Yêu cầu HS quan sát sơ đồ hệ thống 5 giới trong hình 14.3. liệt kê các sinh vật thuộc mỗi giới vào bảng 14.1. - Ngoài ra, GV yêu cầu HS lấy thêm các ví dụ khác thuộc các giới sinh vật. - GV yêu cầu học sinh quan sát hình 14.5, nêu các bậc phân loại của thế giới sống từ thấp đến cao. Gọi tên các bậc phân loại của cây hoa li và con hổ đông dương. Hoạt động 2.3: Sự đa dạng về số lượng loài và môi trường sống của sinh vật a) Mục tiêu: Lấy được ví dụ chứng minh sự đa dạng về số lượng loài và môi trường sống của sinh vật. b) Nội dung: Học sinh kể một số loại môi trường sống và tên các sinh vật có trong môi trường sống đó. c) Sản phẩm: TT Môi trường Tên sinh vật 1 Môi trường trên cạn Cây cam, con hổ 2 Môi trường nước Cá, tôm, cua 3 Môi trường đất Giun đất 4 Môi trường sinh vật Giun đũa, sán, chấy, rận d) Tổ chức thực hiện: - Gv yêu cầu HS đọc thông tin trang 86,87 SGK, quan sát hình 14.6 đến 14.9 nêu tên các loại môi trường sống, kể tên một số sinh vật có trong mỗi loại môi trường. - GV lưu ý học sinh trong mỗi môi trường đó có thể chia nhỏ thành các loại môi trường, khu vực sống nhỏ hơn. Ví dụ: môi trường nước có thể phân ra thành ao, hồ, sông, suối, biển Mỗi loại môi trường có độ đa dạng sinh vật khác nhau. - Học sinh thảo luận, báo cáo kết quả. Hoạt động 2.4: Sinh vật được gọi tên như thế nào a) Mục tiêu: Nhận biết được tên địa phương và tên khoa học của sinh vật. b) Nội dung: Học sinh nêu được một số ví dụ về tên thường gọi: cây bưởi, hoa hồng, mèo mun, mèo tam thể, . Học sinh phân biệt được tên thường gọi và tên khoa học: c) Sản phẩm: TT Tên địa phương Tên khoa học 1 Cây táo Ziziphus mauritiana 3
  4. 2 Con mèo rừng Prionailurus bengalensis d) Tổ chức thực hiện: - Giáo viên hỏi HS về các ví dụ tên địa phương của một số loài mà em biết: cây táo, mèo tam thể , cách gọi đó đã chính xác chưa, tên loài có trùng với tên địa phương không? - Yêu cầu HS quan sát hình 14.10 và 14.11, mô tả đặc điểm của tên khoa học: tên khoa học gồm 2 từ được viết in nghiêng, từ thứ nhất viết hoa chữ cái đầu, là tên loài, từ thứ hai viết thường, là tên chi. Ví dụ Cây táo Ziziphus mauritiana (tên chi là Ziziphus; Tên loài là Ziziphus mauritiana) - GV có thể giới thiệu tên khoa học của một số loài khác. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức phân loại thế giới sống, làm một số bài tập. b) Nội dung: HS nhận xét được mức độ đa dạng loài ở một số môi trường sống khác nhau c) Sản phẩm: Mức độ đa dạng số Môi trường sống Tên sinh vật lượng loài Rừng nhiệt đới Hổ, báo, cây gỗ lớn, nai, hươu Đa dạng cao Sa mạc Xương rồng, thằn lằn Đa dạng thấp Rặng san hô San hô, cá, tảo, tôm Đa dạng cao d) Tổ chức thực hiện: HS làm cá nhân, báo cáo kết quả theo nhóm. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức bài học vào xử lý các tình huống thực tiễn. b) Nội dung: Học sinh phân loại được các loài động vật vào các lớp, ngành. c) Sản phẩm: - Chuồn chuồn: ngành chân khớp, lớp sâu bọ - Dơi: lớp thú - Đại bàng: lớp chim - Cá voi, cá heo: lớp thú - Cá thu: lớp cá d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS thảo luận, quan sát các đặc điểm hình thái và phân loại động vật BÀI 15: KHÓA LƯỠNG PHÂN Môn học: KHTN - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 02 tiết I. Mục tiêu 4
  5. 1. Kiến thức: - Nêu được cách xây dựng khóa lưỡng phân trong phân loại một số nhóm sinh vật - Thực hành xây dựng được khóa lưỡng phân đối với một số đối tượng sinh vật 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: + Học sinh tự tìm hiểu thiên nhiên, sự vật xung quanh và áp dụng lấy các ví dụ vào trong bài học. + Học sinh tự tìm hiểu thông tin trong sách giáo khoa để hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh giải quyết các tình huống thực tế liên quan đến nội dung học tập 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Xác định được các dấu hiệu nhận biết cơ bản của cơ thể sống để từ các dấu hiệu nhận biết đặc biệt xác định các đặc điểm nhận dạng và phân loại sinh vật trong việc thực hành xây dựng khóa lưỡng phân. 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học: chịu khó tìm hiểu các thông tin trong sách giáo khoa cũng như các thông tin thêm về các cơ thể sống khác nhau. - Có trách nhiệm trong các hoạt động học tập: thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học tập mà Giáo viên giao phó hoặc thực hiện các hoạt động học tập được phân công khi tham gia hoạt động nhóm. - Trung thực, cẩn thận trong quá trình học tập, trong quá trình hoạt động nhóm. - Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ các loài sinh vật sống quanh mình góp phần bảo vệ đa dạng sinh học. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Hình ảnh : Các sinh vật sống khác nhau, các đồ vật khác nhau trong cuộc sống. - Phiếu học tập : Sơ đồ điền khuyết về bài tập thực hành khóa lưỡng phân. - Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: phiếu học tập III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu: - Giúp học sinh hứng thú hơn trước khi vào bài. - Xác đinh được nội dung trọng tâm của bài học 5
  6. b) Nội dung: Học sinh tham gia nhiệm vụ: Thử sức phân loại GV hướng dẫn HS thảo luận và giải quyết nhiệm vụ có vấn đề: phân loại rác thải. c) Sản phẩm: - Các cách phân loại rác thải mà HS đưa ra và lời giải thích của HS. d) Tổ chức thực hiện: 6
  7. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV nêu tình huống có vấn đề: GV đưa ra một hình ảnh các thùng rác khác nhau và yêu cầu HS quan sát và cho biết, hình ảnh trên muốn truyền cho chúng ta thông điệp gì? Là em, em sẽ phân loại rác như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn học sinh thảo luận - HS suy nghĩ và đưa ra các phương án trả lời cho các câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS đưa ra các phương án trả lời: các cách phân loại rác và giải thích cho các cách phân loại đó - HS khác lắng nghe, nhận xét hoặc đưa ra phương án khác nếu có Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét các phương án phân loại rác mà HS đưa ra. - GV nối vào bài: Ngoài rác thải, còn có rất nhiều sự vật hiện tượng và cả các loài sinh vật khác có thể phân loại. Vậy việc phân loại chúng dựa trên cơ sở nào và được gọi là gì, chúng ta cùng nghiên cứu trong bài học ngày hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Sử dụng khóa lưỡng phân trong phân loại sinh vật (tiết 1) a) Mục tiêu: - Nêu được cách thức xây dựng khóa lưỡng phân thông qua các ví dụ về phân loại một số nhóm sinh vật b) Nội dung: - Phân tích các ví dụ trong sách giáo khoa - Hệ thống câu hỏi của GV - Bảng học tập: bảng điền khuyết một khóa lưỡng phân chưa hoàn chỉnh. c) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể: - Câu trả lời của học sinh 7
  8. - Phiếu học tập hoàn thiện của học sinh d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh 15.2 trang 89 sách giáo khoa, đồng thời nghiên cứu bảng 15.1 trang 89 sách giáo khoa để trả lời một số câu hỏi - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập - GV chiếu bảng: khóa lưỡng phân còn khuyết. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn học sinh quan sát hình ảnh và bảng, đưa ra các câu hỏi cụ thể: Câu hỏi 1:Các đặc điểm giúp phân loại các động vật trong hình thành các nhóm khác nhau ở các bước 1, 2, 3 là gì? Câu hỏi 2: Trong từng bước phân loại, từ đầu đến cuối, người ta luôn phân loại các loài động vật trên thành mấy nhóm? Câu hỏi 3: Như vậy, khóa lưỡng phân là gì? - HS quan sát hình ảnh 15.2 và đọc nội dung bảng 15.1 trang 89 sách giáo khoa, suy nghĩ và tìm câu trả lời cho các câu hỏi của GV - HS tiếp tục hoạt động nhóm 2 HS và hoàn thành bảng 15.2 trang 90 sgk. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: - HS trả lời các câu hỏi Câu hỏi 1: Dựa vào đặc điểm môi trường sống: trên cạn hoặc dưới nước. Mèo, thỏ, chó cùng được phân vào 1 nhóm ở bước số 1 vì chúng giống nhau là cùng sống trên cạn. - Dựa vào đặc điểm kích thước của tai: to hoặc nhỏ - Dựa vào khả năng sủa: có thể sủa hoặc không thể sủa Câu hỏi 2: Trong từng bước phân loại, từ đầu đến cuối, người ta chỉ phân loại các loài động vật trên thành hai nhóm. Câu hỏi 3: Khóa lưỡng phân dùng để phân chia các sinh vật thành từng nhóm dựa trên những đặc điểm giống và khác nhau của các sinh vật ấy. - HS khác nhận xét, bổ sung - Nhóm học sinh trình bày kết quả bảng của nhóm mình. 8
  9. Các nhóm HS khác lắng nghe, nhận xét hoặc có thể trình bày kết quả của nhóm mình nếu khác. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét câu trả lời của học sinh và chốt kiến thức - HS lắng nghe và tự tổng hợp kiến thức vào vở. Bảng 15.2 hoàn thiện Các bước Đặc điểm Tên cây 1a Lá không xẻ thành nhiều thùy Đi tới bước 2 1b Lá xẻ thành nhiều thùy hoặc lá xẻ thành lá con Đi tới bước 3 2a Lá có mép lá nhẵn Lá cây bèo lục bình 2b Lá có mép lá răng cưa Lá cây ô rô Lá xẻ thành nhiều thùy, các thùy xẻ sâu Lá cây sắn 3a Lá xẻ thành nhiều thùy, là những lá con xếp 3b Lá cây hoa hồng dọc hai bên cuống lá Sơ đồ: Cây bèo, cây sắn, cây hoa hồng, cây ô rô Lá không xẻ thùy Lá xẻ thùy hoặc có lá con Mép lá Mép lá có nhiều Các thùy Có nhiều lá con xếp nhẵn răng cưa xẻ sâu dọc 2 bên cuống lá Cây bèo lục bình Cây ô rô Cây sắn Cây hoa hồng Hoạt động 2.2: Thực hành xây dựng khóa lưỡng phân (tiết 2) a) Mục tiêu: - Thực hành xây dựng được khóa lưỡng phân với các sinh vật b) Nội dung: - Học sinh hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập gồm 3 nội dung: + Nội dung 1: bảng liệt kê các loại cây quan sát được trong sân trường và đặc điểm nhận diện các loại cây ấy. + Nội dung 2: Sơ đồ cây phân loại các loại cây đã tìm được + Nội dung 3: Xây dựng bảng khóa lưỡng phân cho các cây đã tìm được. 9
  10. - Yêu cầu của giáo viên: Đổi nội dung bảng 1 của các nhóm cho nhau, yêu cầu các nhóm hãy thảo luận và đưa ra một bảng khóa lưỡng phân khác so với bảng mà nhóm ban đầu đã xây dựng. c) Sản phẩm: - Bảng liệt kê các loài thực vật mà các nhóm quan sát được (từ 4 đến 6 loài) - Cây phân loại - Bảng khóa lưỡng phân của các nhóm trước khi trao đổi và sau khi trao đổi. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS chia nhóm, tham gia hoạt động nhóm để hoàn thành 3 nội dung trong phiếu học tập - Phát phiếu học tập cho học sinh. - HS tiếp nhận phiếu học tập Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tham gia thực hành để hoàn thành nội dung phiếu học tập - GV có thể theo dõi, hỗ trợ các nhóm trong quá trình học sinh tìm kiếm mẫu vật trong vườn trường (ví dụ: nêu tên một số loại cây mà HS chưa biết, ) - GV yêu cầu các nhóm đổi kết quả phiếu học tập cho nhau để hoàn thiện khóa lưỡng phân theo cách khác. Nhóm 1 đổi cho nhóm 2; nhóm 3 đổi cho nhóm 4; nhóm 5 đổi cho nhóm 6. - HS các nhóm thảo luận và tiếp tục hoàn thiện phiếu học tập Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV mời nhóm học sinh trình bày kết quả phiếu học tập của nhóm mình - HS trình bày kết quả hoạt động phiếu học tập: từng nhóm lên báo cáo kết quả phiếu học tập của nhóm mình. - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung nếu có. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét phần kết quả phiếu học tập của từng nhóm - HS các nhóm tự sửa vào phiếu học tập của nhóm mình. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học b) Nội dung: Xây dựng khóa lưỡng phân dựa vào bảng đặc điểm có sẵn c) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu 1 bảng đặc điểm có sẵn của một số ngành thực vật, yêu cầu HS quan sát bảng và thực hiện xây dựng sơ đồ phân loại. Tên ngành thực vật Đặc điểm nhận diện Tảo Chưa có rễ, thân, lá chính thức Rêu Có rễ giả, có thân và lá nhưng chưa có mạch dẫn 10
  11. Có rễ, thân, lá chính thức, có mạch dẫn, sinh sản bằng Quyết bào tử Có rễ, thân, lá chính thức, có mạch dẫn, sinh sản bằng Hạt trần hạt, hạt trần Có rễ, thân, lá chính thức, có mạch dẫn, sinh sản bằng Hạt kín hạt, hạt kín Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện xây dựng sơ đồ phân loại các ngành thực vật - GV hỗ trợ học sinh khi khó khăn, giữ trật tự lớp học. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo sơ đồ phân loại của mình - HS khác nhận xét, bổ sung hoặc đưa ra sơ đồ phân loại của mình nếu khác. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đưa ra đáp án chuẩn để HS đối chiếu. - HS đối chiếu đáp án chuẩn với đáp án của bản thân. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Giải quyết được một số tình huống thực tế liên quan đến kiến thức của bài học b) Nội dung: - Hãy dựa vào kiến thức đã biết, tìm hiểu thêm thông tin và giải thích tại sao người ta lại chia sinh giới thành 5 giới như sơ đồ bên? 11
  12. c) Sản phẩm: - Câu trả lời của HS: người ta dựa vào các đặc điểm giống và khác nhau để phân loại các sinh vật thành 5 giới khác nhau. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh hệ thống 5 giới sinh vật và đưa ra tình huống, yêu cầu HS giải thích - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ, tìm các đặc điểm nhận diện khác nhau cho mỗi giới sinh vật - HS thảo luận để tìm câu trả lời cho câu hỏi - GV có thể hỗ trợ học sinh trong quá trình làm bài, thảo luận. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV yêu cầu HS trình bày phần kết quả hoạt động của mình - HS trả lời câu hỏi - HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét kết quả hoạt động của học sinh và khẳng định kiến thức. - HS lắng nghe, ghi nhớ. BÀI 16: VIRUT VÀ VI KHUẨN Môn học: KHTN - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 3 tiết I. Mục tiêu 4. Kiến thức: - HS mô tả được hình dạng, cấu tạo đơn giản của vi khuẩn, virut. - HS phân biệt được virut và vi khuẩn. - HS nêu được sự đa dạng về hình thái của vi khuẩn. - HS nêu được một số bệnh do vi khuẩn, bệnh do virut gây nên và cách phòng chống bệnh do virut và vi khuẩn. - HS vận dụng kiến thức về virut, vi khuẩn để giải thích một số hiện tượng trong thực tế. 5. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để
  13. 13 + mô tả hình dạng, cấu tạo đơn giản của vi rut và vi khuẩn. + phân biệt vi khuẩn và virut. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: + Hoạt động nhóm để tiến hành thí nghiệm tìm hiểu về tác hại của virut và vi khuẩn. + Hoạt động nhóm để tìm hiểu về vai trò của vi khuẩn không đồng nhất. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ: Vì sao chúng ta phải thực hiện khẩu hiệu 5K Vì sao nên tiêm vaccine? 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Mô tả được hình dạng, cấu tạo đơn giản của vi khuẩn, virut. - Đưa ra được ví dụ về chất tinh khiết và hỗn hợp. - Phân biệt được được virut và vi khuẩn. - Trình bày được vai trò của vi khuẩn. - Trình bày được 6. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học chịu khó tìm tòi tài liệu thực hiện nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về hình dạng và cấu tạo của virut vi khuẩn, tác hại của virut và vi khuẩn. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ để phân biệt virut và vi khuẩn. - Trung thực khi tham gia trò chơi tìm hiểu về vai trò của vi khuẩn. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Hình ảnh: vi khuẩn, virut. - Bảng phụ trò chơi “ai nhanh hơn” - Phiếu học tập tìm hiểu về virut và vi khuẩn. III. Tiến trình dạy học 5. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là tìm hiểu về virut vi khuẩn. c) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được nội dung tìm hiểu là virut vi khuẩn. d) Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi e) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh f) Tổ chức thực hiện: - GV: chiếu hình ảnh và đưa ra câu hỏi: “Khẩu hiệu 5K đưa ra nhằm mục đích gì” - Học sinh quan sát và trả lời - GV: tổ chức cho HS nhận xét. - GV: dẫn dắt vào bài. 6. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu hình dạng và cấu tạo của virut vi khuẩn. 13
  14. 14 e) Mục tiêu: - HS mô tả được hình dạng, cấu tạo đơn giản của vi khuẩn, virut. - HS phân biệt được virut và vi khuẩn. - HS nêu được sự đa dạng về hình thái của vi khuẩn. f) Nội dung: - HS quan sát tranh, nghiên cứu thông tin, xem video và hoàn thành phiếu học tập theo nhóm (2 bạn/ nhóm). - GV đưa tinh huống + Vì sao virut chưa được coi là một sinh vật hoàn chỉnh mà chỉ coi là “dạng sống”? g) Sản phẩm: + Phiếu học tập Câu hỏi tình huống: + Vì virut chưa có cấu tạo tế bào. h) Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ học tập: + GV chiếu hình ảnh về hình dạng và cấu tạo của một số vi khuẩn, virut, băng hình sự khác nhau giữa vi khuẩn và virut; yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành phiếu học tập. + GV đưa tình huống qua các câu hỏi và yêu câu HS trả lời. - Thực hiện nhiệm vụ: + HS quan sát tranh, băng kết hợp với nghiên cứu thông tin SGK để trả lời. + HS vận dụng kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi tình huống - Báo cáo thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, yêu cầu HS khác nhận xét bổ sung. - Kết luận: GV nhận xét và chốt bảng về hình dạng, cấu tạo của virut và vi khuẩn. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về vai trò của vi khuẩn. e) Mục tiêu: - HS nêu được vai trò của vi khuẩn. f) Nội dung: - Trò chơi “Ai nhanh hơn” g) Sản phẩm: - Bảng phụ trò chơi ai nhanh hơn h) Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ học tập: + GV: Giới thiệu trò chơi “Ai nhanh hơn” - Thực hiện nhiệm vụ: 14
  15. 15 + HS đọc và tìm hiểu luật chơi. + Lớp chia thành 4 đôi chơi. + HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên - Báo cáo thảo luận: GV cho các nhóm lần lượt trình bày, HS nhận xét và cho điểm. Thông báo nhóm thắng cuộc. Rút ra vai trò của vi khuẩn. - GV: Nhận xét chốt và ghi bảng về vai trò của vi khuẩn. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về tác hại của vi rut và vi khuẩn. a) Mục tiêu: - HS nêu được một số bệnh do vi khuẩn, bệnh do virut gây nên b) Nội dung: - Yêu cầu các nhóm làm bài tìm hiểu về tác hại của virut và vi khuẩn. - HS ghi lại tác hại của vi rut và vi khuẩn. c) Sản hẩm: - Bài tìm hiểu của các nhóm d) Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ học tập: + Yêu cầu các nhóm làm bài tìm hiểu về tác hại của virut và vi khuẩn + Các nhóm bốc thăm ngẫu nhiên để trình bày phần chuẩn bị của nhóm minh(tác hại của virut hay vi khuẩn) + HS lắng nghe và ghi lại vào phiếu cá nhân. - Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm chuẩn bị bài trình bày trước ở nhà. HS lắng nghe, đặt câu hỏi nếu có. - Bảo cáo thảo luận: Đại điện các nhóm bốc thăm và trình bày, các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi và bổ sung (nếu có). - Kết luận: GV nhận xét và chốt nội dung về tác hại của virut và vi khuẩn. GV giới thiệu về virut HIV, tuyên truyền thông điệp không kì thị với người mắc HIV. Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về biện pháp phòng bệnh do virut và vi khuẩn gây nên. a) Mục tiêu: - HS nêu cách phòng chống bệnh do virut và vi khuẩn. - HS vận dụng kiến thức về virut, vi khuẩn để giải thích một số hiện tượng trong thực tế. b) Nội dung: . 15
  16. 16 - HS quan sát tranh ảnh nghiên cứu thông tin SGK, kết hợp với kiến thức thực tế thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập 1) Kể một số biện pháp phòng chống bệnh do virut và vi khuẩn gây nên. 2) Kể tên một số bệnh có thể được phòng bệnh bằng việc tiêm vaccine. 3) Em đã được tiêm những loại vaccine nào? 4) Khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh ở người chúng ta cần lưu ý điều gì? c) Sản phẩm: - HS nghiên cứu thông tin, quan sát thi nghiệm thảo luận nhóm trả lời câu hỏi Đáp án có thể là: CH1: Bảo vệ môi trường, ăn uống đủ chất dinh dưỡng,,, CH2: Lao, viêm gan B, sởi, quai bị, ho gà CH3: Lao, viêm gan B, viêm não nhật bản CH4: Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sừ dụng thuốc kháng sinh. d) Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ học tập: + Yêu cầu HS quan sát tranh, nghiên cứu thông tin, kết hợp với kiến thức thực tế thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập. - Thực hiện nhiệm vụ: + HS quan sát tranh, nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. - Bảo cáo thảo luận: + Yêu cầu đại diện 1- 2 nhóm trình bày. + GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). - Kết luận: GV nhận xét và chốt nội dung về phòng bệnh do virut và vi khuẩn gây nên. 7. Hoạt động 3: Luyện tập d) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã họo về virut và vi khuẩn. e) Nội dung: - GV yêu cầu HS hệ thống lại kiến thức đã học qua câu hỏi “Em đã biết gì về virut và vi khuẩn qua bài học ngày hôm nay” “Kiến thức nào làm em thích thú nhất, vì sao?” f) Sản phẩm: 16
  17. 17 - Phần trả lời câu hỏi của HS g) Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ học tập: + GV yêu cầu HS vận dụng các kiến thức vừa học để trả lời 3 câu hỏi. - Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Báo cáo: + GV gọi ngẫu nhiên HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân. + GV: yêu cầu HS khác nhận xét và bổ sung. - Kết luận: GV nhấn mạnh nội dung bài học. 8. Hoạt động 4: Vận dụng d) Mục tiêu: - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề. e) Nội dung: HS vận dụng kiến thức được học trong bài giải thích hiện tượng thực tế CH1: Tại sao chúng ta phải thực hiện khẩu hiệu 5K CH2: Vì sao nên tiêm vaccine. CH3: Bản thân em sẽ làm gì để phòng các bệnh do virut và vi khuẩn gây nên f) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh e) Tổ chức thực hiện: Đưa vấn đề yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời. BÀI 17: ĐA DẠNG NGUYÊN SINH VẬT Môn học: KHTN - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 01 tiết I. Mục tiêu 7. Kiến thức: - Nhận biết được một số nguyên sinh vật như: tảo lục đơn bào, tảo silic, trùng roi, trùng giày, trùng biến hình thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật. - Nêu được sự đa dạng và vai trò của nguyên sinh vật. - Nêu được một số bệnh, cách phòng và chống bệnh do nguyên sinh vật gây nên. - Quan sát và vẽ được hình nguyên sinh vật dưới kính lúp hoặc kính hiển vi. 8. Năng lực: 2.1. Năng lực chung 17
  18. 18 - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về sự đa dạng và vai trò của nguyên sinh vật. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra vai trò của nguyên sinh vật; Tác hại, cách phòng và chống bệnh do nguyên sinh vật gây nên. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: cách phòng và chống bệnh do nguyên sinh vật gây nên. Vẽ được một số nguyên sinh vật khi qua sát dưới kính hiển vi 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Quan sát hình ảnh và mô tả được các hình dạng chủ yếu của các nguyên sinh vật. - Kể tên được một số nguyên sinh vật. - Trình bày được Sự đa dạng và vai trò của nguyên sinh vật. - Nhận biết được một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra và nêu các cách phòng, chống. - Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn như: Cách phòng chống một số bệnh do vi sinh vật gây nên, việc sử dụng vi khuẩn để lên men trong quá trình tạo ra dưa muối, sữa chua, 9. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về nguyên sinh vật. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thưc hiện nhiệm vụ thảo luận về sự đa dạng của nguyên sinh vật, vai trò và tác hại của nguyên sinh vật. - Trung thực, cẩn thận trong : làm bài tập trong vở bài tập và ghi chép bài cẩn thận. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Hình ảnh về một số loại một số nguyên sinh vật, vai trò của nguyên sinh vật.( Hình 17.1-17.5- SGK). - Một số hình ảnh sưu tầm về nguyên sinh vật, rạn san hô. - Đoạn video về việc cá chết do tảo lục phát triển mạnh. - Phiếu học tập số 1, 2, 3 bài25: Đa dạng nguyên sinh vật - Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: Kính hiển vi, lam kính, la men. - Học sinh mang lọ ngâm rơm hoặc cỏ khô bằng nước ao đã ngâm 10 ngày . III. Tiến trình dạy học 9. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là tìm hiểu về sự đa dạng của nguyên sinh vật. a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác đinh được vấn đề học tập là tìm hiểu về sự đa dạng của nguyên sinh vật. b) Nội dung: Quan sát hình 17.1 và trao đổi với các bạn trong nhóm, hãy nhận xét về số lượng và hình dạng của các nguyên sinh vật. - Học sinh thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao 18
  19. 19 g) Sản phẩm: - Nguyên sinh vật rất đa dạng, chúng có nhiều hình dạng và kích thước. h) Tổ chức thực hiện: - Giáo viên giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh quan sát hình 17.1 và trao đổi với các bạn trong nhóm, sau đó nhận xét về số lượng và hình dạng của các nguyên sinh vật. - Học sinh thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao - Học sinh báo cáo thảo luận: Giáo viên gọi ngẫu nhiên đại diện của 1 nhóm trình bày nhận xét về số lượng và hình dạng của các nguyên sinh vật. - Giáo viên kết luận: (bằng lời) Nguyên sinh vật rất đa dạng, chúng có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về sự đa dạng của nguyên sinh vật i) Mục tiêu: - Quan sát hình ảnh và mô tả được các hình dạng của nguyên sinh vật. - Kể tên được các môi trường sống của nguyên sinh vật. - Biết được bộ phận di chuyển của nguyên sinh vật. - Lấy được ví dụ về nguyên sinh vật. Từ đó nhận ra được sự đa dạng của vi khuẩn về hình dạng và môi trường sống. j) Nội dung: - Quan sát các hình 17.2 và đọc thông tin trong SGK, hoàn thành phiếu bài tập 1: Tảo luc Tảo silic Trùng roi Trùng giày Trùng biến hình Câu 1.Nguyên sinh vật có những hình dạng nào? Câu 2. Nguyên sinh vật sống trong những môi trường nào? Câu 3. Nhờ đâu mà nguyên sinh vật di chuyển được? Câu 4. lấy một số ví dụ về nguyên sinh vật mà em đã biết. k) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể: - Nguyên sinh vật rất đa dạng, có nhiều hình dạng khác nhau: hình que, hình hạt, hình cầu . - Nguyên sinh vật sống ở cả môi trường nước mặn, nước ngọt, trong đất, trên cơ thể sinh vật. - Nguyên sinh vật di chuyển nhờ roi, lông bơi, chân giả. 19
  20. 20 => Nguyên sinh vật đa dạng về đặc điểm hình thái và môi trường sống. - Ví dụ về nguyên sinh vật: Xoắn khuẩn, trùng kiết lị . l) Tổ chức thực hiện: - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Phát phiếu học tập số 1 cho các nhóm. - HS thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 1. - Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên một nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến) - Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chốt nội dung về hình dạng nguyên sinh vật, môi trường sống của nguyên sinh vật, sự di chuyển của vi sinh vật, Ví dụ về một số nguyên sinh vật Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về vai trò và tác hại của nguyên sinh vật: Hoạt động 2.2.1: Tìm hiểu về vai trò có lợi của nguyên sinh vật. i) Mục tiêu: - Trình bày vai trò có lợi của nguyên sinh vật. j) Nội dung: - Hoàn thành phiếu học tập số 2. Hình 17.3- SGK (Ảnh sưu tầm) Hãy sử dụng kiến thức đã học, đọc sách giáo khoa và quan sát hình17.3, trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Hãy cho biết vai trò có lợi của một số vi khuẩn. Câu 2. Nguyên sinh vật là thức ăn của những động vật nào? Câu 3. Tảo đem lại lợi ích gì cho các rạn san hô? k) Sản phẩm: - Vai trò có lợi của vi khuẩn: Trong đời sống con người: + Phần lớn vi khuẩn có lợi giúp bảo vệ da, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa. + Ứng dụng trong chế biến thực phẩm (sữa chua, dưa muối, nước mắm, ) + Sản xuất thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu, xử lý chất thải, - Nguyên sinh vật là thức ăn của những động vật : Cá, tôm, cua, 20
  21. 21 - Tảo đơn bào sống trên các nhánh san hô, chúng tổng hợp nên các chất hữu cơ và giải phóng oxy ( nhờ quá trình quang hợp) => cung cấp nguồn thức ăn phong phú cho các loài sinh vật biển. l) Tổ chức thực hiện: - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Phát phiếu học tập số 2 cho các nhóm. - HS thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 2. - Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên một nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. - Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chốt nội dung của phiếu học tập 1 trên màn hình. Hoạt động 2.2.1: Tìm hiểu về vai trò có lợi của nguyên sinh vật. a) Mục tiêu: - Trình bày tác hại của nguyên sinh vật. b) Nội dung: - Hoàn thành phiếu học tập số 3. Hình 17.4- SGK Hình 17.5- SGK Hãy sử dụng kiến thức đã học, đọc sách giáo khoa và quan sát hình17.4, 17.5 trả lời các câu hỏi sau: Câu 1.Hãy kể một số loại vi khuẩn có hại cho người và động vật. Câu 2.Hoàn thành bảng sau: Một số nguyên sinh vật gây bệnh ở người. Nguyên sinh Biểu hiện của Con đường Cách phòng Tên bệnh vật bệnh nhiễm bệnh trừ bệnh Trùng sốt rét Trùng kiết lị - Hãy cho biết tên nguyên sinh vật( trong hình 17.3, 17.4, 17.5) tương ứng với từng ích lợi hoặc tác hại trong bảng sau: 21
  22. 22 Ích lợi hoặc tác hại của nguyên sinh vật Tên nguyên sinh vật c) Sản phẩm: -Kể được một số loại vi khuẩn có hại cho người và động vật: vi khuẩn lao, liên cầu khuản gây bệnh ở lợn - Một số nguyên sinh vật gây bệnh ở người: Nguyên Tên Biểu hiện của Con đường Cách phòng trừ bệnh sinh vật bệnh bệnh nhiễm bệnh Trùng sốt Sốt rét Sốt cao và rét Muỗi đốt truyền -Không để ao tù, nước rét từng cơn trùng sốt rét vào đọng. máu người - Diệt bọ gậy. - Ngủ mắc màn Trùng kiết Kiết lị Đau bụng, đi Theo thức ăn - Vệ sinh ăn uống: ăn lị ngoài phân nhày nước uống đi vào chín, uống xôi. lẫn máu. ống tiêu hóa - Rửa tay trước khi ăn - Tên nguyên sinh vật( trong hình 17.3, 17.4, 17.5) tương ứng với từng ích lợi hoặc tác hại trong bảng sau: Ích lợi hoặc tác hại của nguyên sinh vật Tên nguyên sinh vật Làm thức ăn cho động vật Tảo lục, tảo silic, trùng giày, trùng roi Gây bệnh cho động vật và cho người Trùng kiết lị, trùng sốt rét d) Tổ chức thực hiện: - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: + Phát phiếu học tập số 3 cho các nhóm. + Sau đó giáo viên giao tiếp nhiệm vụ: Hãy cho biết tên nguyên sinh vật( trong hình 17.3, 17.4, 17.5) tương ứng với từng ích lợi hoặc tác hại trong bảng sau: Ích lợi hoặc tác hại của nguyên sinh vật Tên nguyên sinh vật - HS thực hiện nhiệm vụ: 22
  23. 23 + Thảo luận cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 3. + Hoàn thành bảng viết tên nguyên sinh vật tương ứng với lợi ích hoặc tác hại vào bảng theo yêu cầu. - Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên một nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. - Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chốt nội dung của phiếu học tập 3 và bảng viết tên nguyên sinh vật tương ứng với lợi ích hoặc tác hại trên màn hình. - Giáo viên chiếu “Em có biết”: Khi mắc bệnh kiết lị, mỗi bệnh nhân trong một ngày thải ra môi trường khoảng 300 triệu bào xác của trùng kiết lị. Chúng có thể tồn tại tới 9 tháng trong đất và nước, do vậy là nguy cơ truyền bệnh cho người khác. - Giáo viên chiếu video: “Cá chết hàng loạt do tảo độc nở hoa” 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: - Nhận biết được một số nguyên sinh vật qua kính hiển vi. b) Nội dung: - Quan sát nguyên sinh vật bằng kính hiển vi quang học: Nhỏ 1 giọt nước ngâm lên lam kính , đậy lamen lên và quan sát. - Yêu cầu: So sánh nguyên sinh vật đã quan sát được với nguyên sinh vật trong bài và gọi tên nguyên sinh vật đó. Vẽ hình dạng nguyên sinh vật mà em quan sát được. c) Sản phẩm: - Quan sát và vẽ trùng giày và trùng roi quan sát được. d) Tổ chức thực hiện: - GV chia thành các nhóm 4 học sinh. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát - Quan sát nguyên sinh vật bằng kính hiển vi quang học: Nhỏ 1 giọt nước ngâm lên lam kính , đậy lamen lên và quan sát. - Yêu cầu: So sánh nguyên sinh vật đã quan sát được với nguyên sinh vật trong bài và gọi tên nguyên sinh vật đó. Vẽ hình dạng nguyên sinh vật mà em quan sát được. - Học sinh nhận nhiệm vụ: Các nhóm quan sát nguyên sinh vật qua kính hiển vi, thảo luận nhóm và thục hiện yêu cầu của giáo viên. - Sau khi các nhóm hoạt động xong, GV mời ngẫu nhiên đại diện của 3 nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. - Kết luận, nhận định: GV nhận xét chiếu kết quả bài mẫu lên màn hình 4. Hoạt động 4: Vận dụng g) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống: Học sinh biết thêm về một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên và cách phòng tránh. 23
  24. 24 h) Nội dung: - Về nhà làm theo nhóm: Sưu tầm thông tin, tranh ảnh về một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên và cách phòng tránh. - Tiết sau đại diện các nhóm trình bày trao đổi các thông tin với các nhóm khác. i) Sản phẩm: - một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên và cách phòng tránh. j) Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ học tập: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp BÀI 18 – ĐA DẠNG NẤM Môn học: KHTN - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 02 tiết I. Mục tiêu 10. Kiến thức: - Kể tên được một số loại nấm và môi trường sống của chúng, từ đó thể hiện được sự đa dạng của nấm . - Phân loại được 3 đại diện của nấm dựa vào cấu trúc của cơ quan tạo bào tử. - Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong đời sống con người. - Nêu được một số bệnh do nấm gây ra ở con người, thực vật và động vật. - Nêu được một số biện pháp phòng tránh bệnh do nấm gây ra ở con người. 11. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về sự đa dạng của nấm, vai trò và các bệnh do nấm gây ra. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để kể tên được các loại nấm và môi trường sống, vai trò của nấm, các bệnh do nấm gây ra. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ để tìm ra cùng tìm ra các biện pháp phòng tránh các bệnh về nấm. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Kể tên được một số lọai nấm và môi trường sống của chúng. - Phân loại được 3 đại diện của nấm dựa vào cấu trúc của cơ quan bào tử. - Nhận biết được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong đời sống con người. - Nhận biết được một số bệnh do nấm gây ra và nêu các cách phòng, chống. - Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn như: Vì sao bánh mì, hoa quả để lâu ngày ở nhiệt độ phòng dễ bị hỏng, 12. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: 24
  25. 25 - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thức hiện nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về nấm. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thảo luận về các đặc điểm về sự đa dạng, vai trò và các bệnh do nấm gây ra. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Hình ảnh về một số loại nấm, vai trò, các bệnh về nấm. - Đoạn phóng sự “ăn phải nấm độc, 3 người thương vong”: ( A%A5m%20%C4%91%E1%BB%99c%2C%203%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di %20th%C6%B0%C6%A1ng%20vong&tbm=vid) - Đoạn video liên quan đến dấu hiệu nhận biết nấm độc: ( %E1%BA%ADn%20bi%E1%BA%BFt%20n%E1%BA%A5m%20%C4%91%E1 %BB%99c&tbm=vid) - Phiếu học tập KWL và phiếu học tập số 1, 2, 3 bài 3: Nấm (đính kèm) III. Tiến trình dạy học 10. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là tìm hiểu về nấm e) Mục tiêu: Giúp học sinh xác đinh được vấn đề học tập là tìm hiểu về nấm. f) Nội dung: Học sinh chơi trò chơi: “Đuổi hình – Hái nấm” i) Sản phẩm: HS kể tên được các loại nấm tương ứng với hình. j) Tổ chức thực hiện: - Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm sẽ lần lượt nhận được 1 hình ảnh về 1 loài nấm. - Mỗi nhóm HS có 5 giây để quan sát và gọi đúng tên của loài nấm. - Nhóm nào có nhiều câu trả lời chính xác hơn sẽ là nhóm chiến thắng. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về đa dạng nấm m) Mục tiêu: - Quan sát hình ảnh và mô tả được các hình dạng chủ yếu của nấm. - Kể tên được các loại nấm và môi trường sống của chúng. Từ đó nhận ra được sự đa dạng của nấm về hình dạng, môi trường sống và phân loại được 3 nhóm nấm dựa vào cấu trúc của cơ quan bào tử. n) Nội dung: - Hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập số 1: + Nhắc lại đặc điểm chung của giới nấm? + Kể tên các loại nấm mà em biết? Chúng có hình dạng như thế nào và môi trường sống của chúng? + Quan sát 3 đại diện nấm dưới đây, hãy lập bảng để phân loại các nhóm nấm (tên, đặc điểm, ví dụ đại diện) 25
  26. 26 o) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể: - Tất cả các loài nấm được xếp vào giới Nấm: là những sinh vật nhân thức, đơn bào hoặc đa bào, sống dị dưỡng. - Một số lọai nấm: nấm kim châm, nấm mốc, nấm linh chi, nấm men, nấm rơm, nấm đùi gà, nấm mèo (mộc nhĩ), - Nấm sống ở nhiều môi trường khác nhau: trong không khí, trong nước, trong đất, trong cơ thể người và các sinh vật sống khác. - Nấm chủ yếu ở những nơi nóng ẩm, giàu dinh dưỡng, một số sống được ở điều kiện khắc nghiệt. - Nấm được chia thành 3 nhóm: Tên nhóm nấm Nấm túi Nấm đảm Nấm tiếp hợp Thể quả dạng túi Thể quả dạng hình Sợi nấm phân Đặc điểm mũ nhánh, màu nâu, xám, trắng Nấm bụng dê, nấm Nấm hương, nấm Nấm mốc Đại diện cục rơm, nấm sò => Nấm đa dạng về đặc điểm hình thái và môi trường sống. p) Tổ chức thực hiện: - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Phát phiếu học tập số 1 cho các nhóm. - HS thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 1. - Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên một nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến) - Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chốt nội dung. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về vai trò và tác hại của nấm. m) Mục tiêu: - Trình bày được vai trò và tác hại của nấm trong tự nhiên và trong đời sống con người. n) Nội dung: - Hoàn thành phiếu học tập số 2 a. Hoàn thành bảng sau: Vai trò của nấm đối với con Tên các loại nấm người 26
  27. 27 b. Kể tên những tác hại do nấm gây ra? Đề xuất một số biện pháp phòng tránh các bệnh do nấm? o) Sản phẩm: - Vai trò của nấm: + Trong tự nhiên: tham gia vào quá trình phân hủy chất thải và xác động vật, thực vật thành các chất đơn giản cung cấp cho cây xanh và làm sạch môi trường. + Dùng làm thực phẩm: nấm kim châm, mộc nhĩ, nấm hương, nấm đùi gà, + Dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm: nấm mem, nấm mốc, + Dùng làm thuốc: nấm linh chi, đông trùng hạ thảo, - Tác hại của nấm: - Ở người: nấm gây ra các bệnh như: nấm lưỡi, lang ben, hắc lào, nấm da đầu, - Ở thực vật: mốc cam ở thực vật, nấm khiến cây chết non, thối rễ, nấm gây hỏng lá, thân cây - Ở động vật: bệnh nấm trên da động vật gây lở loét, rụng lông, - Nấm còn làm hỏng thức ăn, đồ uống làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tăng nguy cơ gây ung thư và còn gây hư hỏng quần áo, đồ đạc. => Biện pháp phòng tránh: giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đồ đạc quần áo khô ráo, sử dụng các loại thuốc kháng nấm, đến các cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh. p) Tổ chức thực hiện: - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Phát phiếu học tập số 2 cho các nhóm. - HS thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận nhón hoàn thành phiếu học tập số 2 phần a. - Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên một nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. - Kết luận, chốt kiến thức về vai trò của nấm. - HS thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 2 phần b. Hoàn thành nhiệm vụ theo mô hình “kĩ thuật khăn trải bàn”, mỗi học sinh viết ý kiến của mình vào ô ý kiến cá nhân, sau đó các thành viên tổng hợp lại ý kiên của cả nhóm vào ô ở giữa. - GV chiếu video liên quan đến phòng sự “ăn phải nấm độc, 3 người thương vong” và dấu hiệu nhận biết nấm độc. - Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chốt nội dung về các tác hại do nấm gây ra. 3. Hoạt động 3: Luyện tập 27
  28. 28 h) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học về: đa dạng nấm, vai trò và một số tác hại do nấm gây ra. i) Nội dung: - HS hệ thống lại kiến thức bài học bằng “Sơ đồ tư duy” j) Sản phẩm: - Sơ đồ tư duy các con vẽ trong vở hoặc giấy A4. k) Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy - Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Báo cáo: GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày. - Kết luận: GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng. 4. Hoạt động 4: Vận dụng k) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống. l) Nội dung: - Tìm hiểu kĩ thuật trồng nấm mộc nhĩ thông qua mục “Em có biết” - Thực hành quan sát sự hình thành nấm bằng cách để những mẩu bánh mì, cơm , khoai ở nhiệt độ phòng khoảng 4-6 ngày và quan sát sự hình thành của nấm mốc trên đồ ăn. m) Sản phẩm: - Mục “Em có biết” - HS có được mẫu vật là mẩu bánh mì, cơm hoặc khoai, đã lên nấm mốc của mình. f) Tổ chức thực hiện: - Học sinh đọc mục “em có biết” - Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp phần thực hành quan sát nấm và nộp sản phẩm vào tiết sau. BÀI 19. ĐA DẠNG THỰC VẬT Môn học: KHTN - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 04 tiết I. Mục tiêu 13. Kiến thức: - Kể tên và nêu được đặc điểm phân chia các nhóm Thực vật. 28
  29. 29 - Phân biệt được các nhóm thực vật: Thực vật không có mạch dẫn (Rêu); Thực vật có mạch dẫn và không có hạt (Dương xỉ); Thực vật có mạch dẫn, có hạt và không có hoa (Hạt trần); Thực vật có mạch dẫn, có hạt và có hoa (Hạt kín). - Nêu được sự tiến hóa giữa các nhóm Thực vật. - Xác định được thực vật có ở môi trường xung quanh và xếp được chúng vào các nhóm tương ứng. - Đề xuất được cách thức chăm sóc thực vật dựa trên hiểu biết về đặc điểm của chúng để giúp cây trồng phát triển tốt. 14. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, chủ động theo dõi sự hướng dẫn của GV, chủ động trao đổi ý kiến với bạn để xác định rõ yêu cầu, các nhiệm vụ, cách thức thực hiện các hoạt động học tập, chủ động thực hiện nhiệm vụ của cá nhân và của nhóm. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ học tập; trao đổi kết quả quan sát, rút ra nhận xét và hoàn thiện phiếu học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tăng cường quan sát thế giới Thực vật trong tự nhiên và xếp được chúng vào các nhóm tương ứng; dựa trên đặc điểm của các nhóm Thực vật chủ động và có các biện pháp trồng và chăm sóc hợp lí Thực vật. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Nhận thức khoa học tự nhiên: nhận biết, trình bày và phân biệt được đặc điểm cơ bản của các nhóm Thực vật; nhận xét nêu được sự tiến hóa giữa các nhóm Thực vật. - Tìm hiểu tự nhiên: thực hiện quan sát một số đại diện điển hình của các nhóm Thực vật; ghi chép lại kết quả quan sát, trình bày và phân tích được kết quả quan sát; quan sát, tìm hiểu, nhận dạng và xếp nhóm các đại diện Thực vật ở địa phương, xung quanh HS. - Vận dụng kiến thức: tăng cường quan sát, nhận dạng thực vật trong tự nhiên và xếp được chúng vào các nhóm Thực vật tương ứng; chủ động và có các biện pháp trồng và chăm sóc hợp lí Thực vật dựa trên hiểu biết về đặc điểm sinh học của chúng. 15. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Trung thực, cẩn thận khi quan sát mẫu vật. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập của cá nhân và phối hợp tích cực với các thành viên trong nhóm. - Yêu quý Thực vật, tích cực, chủ động bảo vệ môi trường sống của Thực vật, trồng và chăm sóc hợp lí cây xanh. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Hình ảnh: + Sơ đồ các nhóm Thực vật. 29
  30. 30 + Rêu tường, dương xỉ, một số loài Dương xỉ thường gặp, cây thông và rừng thông, cơ quan sinh sản của thông và một số đại diện Hạt trần (vạn tuế, trắc bách diệp, ) đại diện cây có hoa (cây bưởi, hoa hồng, bèo tấm, ). - Mẫu vật: rêu tường, cây dương xỉ, đoạn cành lá thông, nón thông, cây có hoa (rau cải, hoa hồng, - tùy điều kiện ở địa phương để sưu tầm mẫu vật). - Kính lúp, khay đựng mẫu vật. - Phiếu học tập, giấy A5 (nhiều), bút dạ. III. Tiến trình dạy học 11. Hoạt động 1: Xác định nội dung, nhiệm vụ bài học: Tìm hiểu về sự đa dạng của Thực vật thông qua các nhóm Thực vật. q) Mục tiêu: - Tạo hứng thú, xác định được các nhiệm vụ, nội dung cơ bản sẽ tìm hiểu trong bài học. r) Nội dung: - HS dựa vào hiểu biết hiện có, tham gia trò chơi, kể tên các loài Thực vật, đưa ra cách phân chia thực vật thành các nhóm và nêu rõ cơ sở phân chia (theo quan điểm của HS). s) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể: - HS kể tên được các đại diện thực vật (cây phượng, cây rêu, ) tùy theo ý kiến của cá nhân. - Phân loại thực vật thành các nhóm có đặc điểm giống nhau và nêu cơ sở phân chia (tùy theo ý kiến của HS): + Theo môi trường sống: thực vật ở nước, thực vật trên cạn. + Theo kích thước cơ thể: lớn, trung bình, nhỏ, + Theo công dụng: cây ăn quả, cây dược liệu, + t) Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh nhất, ai đúng nhất?” + Hãy viết tên các đại diện thực vật vào giấy mà em biết, mỗi đại diện ghi trên 1 tờ giấy A5 (2 phút). + Phân loại thực vật thành các nhóm và nêu cơ sở phân chia. + Dán các giấy ghi tên đại diện thực vật vừa kể được vào các nhóm tương ứng. + Kiểm tra, chỉnh sửa kết quả. - HS liên hệ thực tế, dựa vào vốn hiểu biết tham gia trò chơi, nêu rõ quan điểm phân chia các nhóm thực vật. 30
  31. 31 - Báo cáo, thảo luận: xác định đúng các ví dụ thuộc thực vật và xếp được các đại diện thực vật kể tên vào các nhóm theo cách phân chia của HS. - GV ghi lại ý kiến của HS xuất hiện mâu thuẫn: có quá nhiều cách phân chia các nhóm thực vật, có những đại diện không chỉ thuộc 1 nhóm mà còn thuộc nhiều nhóm dựa trên cách phân chia của HS dẫn dắt để HS quan tâm tới cách phân chia dựa theo đặc điểm: có mạch dẫn hoặc không có mạch dẫn; có hạt hoặc không có hạt; có hoa hoặc không có hoa tìm hiểu đa dạng thực vật thông qua các nhóm thực vật. 12. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Xác định tên gọi của các nhóm thực vật và đặc điểm phân chia q) Mục tiêu: - Kể tên và nêu được đặc điểm phân chia các nhóm Thực vật. r) Nội dung: - HS quan sát hình 19.1. Các nhóm Thực vật, nêu tên các nhóm thực vật và đặc điểm phân chia. s) Sản phẩm: - Câu trả lời của HS, dự kiến: + Các nhóm TV: Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín. + Đặc điểm phân chia: có hay không có mạch dẫn, có hạt hay không có hạt, có hoa hay không có hoa. t) Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ học tập: thực hiện cá nhân: + Quan sát hình 19.1. Các nhóm Thực vật, trả lờ câu hỏi: Nêu tên các nhóm thực vật và đặc điểm phân chia. - HS thực hiện nhiệm vụ. - Báo cáo, thảo luận: Đại diện HS nêu ý kiến, HS khác nhận xét, bổ sung. - Kết luận: + GV nhấn mạnh các nhóm TV và đặc điểm phân chia. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu đặc điểm của các nhóm Thực vật a) Mục tiêu: - Phân biệt được các nhóm thực vật: Thực vật không có mạch dẫn (Rêu); Thực vật có mạch dẫn và không có hạt (Dương xỉ); Thực vật có mạch dẫn, có hạt và không có hoa (Hạt trần); Thực vật có mạch dẫn, có hạt và có hoa (Hạt kín). - Nêu được sự tiến hóa giữa các nhóm Thực vật. b) Nội dung: 31
  32. 32 - HS quan sát hình ảnh: rêu- cây rêu, cây dương xỉ, thông- rừng thông, nón thông, một số đại diện Hạt trần (vạn tuế, trắc bách diệp, ), đại diện cây có hoa (cây bưởi, hoa hồng, bèo tấm, ), thảo luận nhóm, hoàn thiện bảng sau trong Phiếu học tập: Bảng: Đặc điểm các nhóm Thực vật Nội dung Rêu Dương xỉ Hạt trần Hạt kín Môi trường sống Đặc điểm cấu tạo và sinh sản Đại diện c) Sản phẩm: - Ý kiến của nhóm thể hiện trong PHT và câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ học tập: thực hiện theo nhóm 4HS, quan sát hình ảnh đại diện một số nhóm Thực vật, hoàn thiện Phiếu học tập (bảng: Đặc điểm của các nhóm Thực vật)- 10 phút. - HS quan sát hình ảnh, khai thác thông tin SGK, thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến, hoàn thiện bảng trong PHT. - Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm nêu ý kiến, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV y.c HS: Nêu rõ đặc điểm phân biệt các nhóm Thực vật từ đó thấy được sự tiến hóa giữa các nhóm Thực vật từ Rêu Dương xỉ Hạt trần Hạt kín. GV y.c quan sát kĩ hình ảnh cơ quan sinh sản của cây Hạt trần, cây Hạt kín: Vì sao gọi là cây Hạt trần, cây Hạt kín? Cây Hạt kín tiến hóa hơn hay cây Hạt trần tiến hóa hơn? Vì sao? - HS dựa vào kết quả hoạt động nhóm, quan sát kĩ hình CQSS của cây Hạt trần, cây Hạt kín trả lời câu hỏi. Kết luận: + GV chuẩn đáp án PHT: Bảng: Đặc điểm các nhóm Thực vật Nội dung Rêu Dương xỉ Hạt trần Hạt kín Môi trường Ưa ẩm, râm Nơi ẩm ướt, Nhiều nơi (đb Nhiều nơi. sống thường mọc mát. nơi có khí hậu 32
  33. 33 thành từng mát mẻ, vùng đám. ôn đới). Có mạch dẫn, Có mạch dẫn, Nhỏ bé, Có mạch dẫn, có thân, lá và có hạt, có hoa. không có có thân, lá và rễ thật, có hạt, Hạt được bao mạch dẫn, có rễ thật, không không có hoa kín trong quả. thân và lá, rễ có hạt, không (nón là CQSS). Đặc điểm cấu giả, không có có hoa. tạo và sinh sản hạt, không có hoa. - Sinh sản bằng - Sinh sản - Sinh sản bằng hạt (Hạt nằm lộ - Sinh sản bằng bằng bào tử. bào tử. trên các lá noãn hạt (Hạt nằm hở). trong quả). Thông hai lá, Cây dương xỉ, Cây rêu trắc bách Cây hoa hồng, Đại diện rau bợ, bèo vẩy tường diệp, phượng vĩ, ốc, + GV nhấn mạnh: Mỗi nhóm TV có đặc điểm riêng. Các nhóm thực vật được sắp xếp theo chiều hướng tiến hóa, hoàn thiện về tổ chức cơ thể: Từ Rêu Dương xỉ Hạt trần- Hạt kín. Thực vật Hạt kín là tiến hóa nhất nên rất phổ biến trên Trái đất, thích nghi được với các môi trường sống khác nhau. 13. Hoạt động 3: Luyện tập n) Mục tiêu: Phát triển được năng lực tự học, hệ thống, tổng kết, vận dụng kiến thức bài học, tự đánh giá, hoàn thiện bài tập. o) Nội dung: HS tổng hợp, vận dụng kiến thức bài học: + Tiến hành sắp xếp các đại diện Thực vật kể được từ hoạt động trò chơi khởi động vào các nhóm Thực vật đã học và giải thích. + Hoàn thiện bảng 19.1: Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa thực vật Hạt trần với thực vật Hạt kín. p) Sản phẩm: Câu trả lời của HS, dự kiến: + HS sắp xếp lại chính xác các Thực vật đã kể tên được vào các nhóm Thực vật vừa được học và giải thích. + Đáp án bảng 19.1: Đặc điểm Thực vật Hạt trần Thực vật Hạt kín 33
  34. 34 Rễ Có Có Cơ quan sinh Thân Có Có dưỡng Lá Có Có Nón Có Không Hoa Không Có Cơ quan sinh sản Quả Không Có Hạt Có Có q) Tổ chức thực hiện: - GV y.c HS dựa vào kiến thức đã học: + Tiến hành sắp xếp các đại diện Thực vật kể được từ hoạt động trò chơi khởi động vào các nhóm Thực vật đã học và giải thích. + Hoàn thiện bảng 19.1: Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa thực vật Hạt trần với thực vật Hạt kín. - HS vận dụng kiến thức bài học, thực hiện sắp xếp lại chính xác các thực vật vào các nhóm, nêu ý kiến giải thích và hoàn thiện bảng 19.1. - Báo cáo: Đại diện HS nêu ý kiến, HS khác nhận xét, bổ sung. - GV+ HS: nhận xét, đánh giá kết quả, chuẩn đáp án. 14. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học, vận dụng kiến thức bài học, tăng cường quan sát thực vật trong tự nhiên và thực hành phân nhóm Thực vật, đề xuất được cách chăm sóc dựa vào hiểu biết về đặc điểm của các nhóm Thực vật. b) Nội dung: HS làm việc cá nhân liên hệ kiến thức bài học, quan sát và giới thiệu được một số Thực vật ở xung quanh em, thực hành phân chia chúng vào các nhóm, đề xuất được những lưu ý trong việc chăm sóc để cây phát triển khỏe mạnh. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS theo cấu trúc: + Đại diện cây gì ? Đặc điểm môi trường sống ? Cây này được xếp vào nhóm Thực vật nào ? Cách chăm sóc cần lưu ý những gì ? d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: liên hệ kiến thức bài học, quan sát và giới thiệu được một số Thực vật ở xung quanh em, thực hành phân chia chúng vào các nhóm, đề xuất được những lưu ý trong việc chăm sóc để cây phát triển khỏe mạnh (Đại diện cây gì ? Đặc điểm môi trường sống ? Cây này được xếp vào nhóm Thực vật nào ? Cách chăm sóc cần lưu ý những gì ?) 34
  35. 35 - HS vận dụng kiến thức bài học, trả lời câu hỏi; nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn. - GV+ HS: nhận xét, phân tích, đánh giá câu trả lời của HS, rút kinh nghiệm. BÀI 20. VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT TRONG ĐỜI SỐNG VÀ TRONG TỰ NHIÊN Môn học: Khoa học tự nhiên 6 Thời gian thực hiện: 04 tiết I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học này, học sinh sẽ khám phá được vai trò của thực vật trong tự nhiên và trong đời sống con người, bao gồm: -Vai trò của thực vật đối với đời sống con người -Vai trò của thực vật trong tự nhiên: Điều hoà khí hậu, góp phần hạn chế xói mòn, bảo vệ nguồn nước, hạn chế ô nhiễm không khí và có vai trò quan trọng đối với động vật - Các biện pháp trồng và bảo vệ cây xanh 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, mẫu vật để tìm hiểu về vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm vai trò của thực vật đối với môi trường tự nhiên - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong việc tìm hiểu vai trò của thực vật 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên: - Lấy được các ví dụ cho từng vai trò của thực vật - Trình bày được vai trò của thực vật đối với môi trường và đối với động vật, con người. - Nêu được tình hình đa dạng thực vật ở Việt Nam và các biện pháp bảo vệ thực vật - Xác định được tầm quan trọng của thực vật 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về thực vật. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ, thảo luận vai trò của thực vật đối với môi trường và con người. - Yêu thiên nhiên ,có ý thức để bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng, BV MT sống. - Trung thực báo cáo chính xác, nhận xét khách quan kết quả thực hiện. 35
  36. 36 II. Thiết bị dạy học và học liệu - Hình ảnh : + Vai trò của thực vật đối với đời sống con người (lương thực, thực phẩm, làm gia vị, làm thuốc, làm đồ dùng, làm giấy,làm cây cảnh, trang trí,cho bóng mát, điều hoà khí hậu) + Các cây lương thực chính của thế giới ( lúa nước, ngô, khoai tây, lúa mì, khoai lang, cao lương, kê và đại mạch) + Sơ đồ thực vật giữ cân bằng khí oxygen và carbon dioxide + Không khí bị ô nhiễm nơi có ít thực vật và không khí trong lành nơi có nhiều thực vật + Cây làm sạch không khí: Thiết mộc lan, dương xỉ, tràm, bạch đàn, trúc đào + Đất bị sạt lở, xói mòn, ngập lụt, hạn hán, + Sơ đồ hình thành nguồn nước ngầm + Thực vật là nơi sống, thức ăn cho động vật + Một số cây gại hại cho con người: cần sa, thuốc lá, trúc đào, cà độc dược . + Bảo vệ thực vât: trồng rừng, bảo vệ cây con trong rừng, các phong trào đổi chai nhựa lấy cây giống, - Video sạt lở đất: - Thí nghiệm : 1 chậu trồng cây, 1 chậu chỉ có đất, nước, cốc nhựa, - Phiếu học tập 1 , 2 - Trò chơi: Bức tranh bí ẩn. Bức tranh được che bới 6 mảnh ghép.Trả lời được câu hỏi ở mỗi mảnh ghép thì 1 phần bức tranh được lộ ra. Câu hỏi ở mỗi miếng ghép là: + Miếng ghép 1: Thực vật được phân chia thành các nhóm nào? Dựa vào đâu mà thực vật phân chia thành các nhóm đó ? + Miếng ghép 2: Nêu đặc điểm về nơi sống, cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sỉnh của rêu? + Miếng ghép 3: Dương xỉ có điểm gì khác biệt so với rêu? + Miếng ghép 4: Để nhận biết cây dương xỉ trên thực tế người ta thường dựa vào đặc điểm nào? + Miếng ghép 5: Cơ quan sinh sản của cây hạt trần là gì? Tại sao cây thông được gọi là cây hạt trần? + Miếng ghép 6: Vì sao 1 số cây như táo, mận, soài lại được gọi là cây hạt kín -Video đa dạng thực vật ở Việt Nam: III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là: Thực vật có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người và môi trường tự nhiên, từ đó con người chúng ta cần có những biện pháp để bảo vệ thực vật. b) Nội dung: - Yêu cầu mỗi học sinh : Chơi trò chơi: Bức tranh bí ẩn 36
  37. 37 + Lật các miếng ghép để tìm ra bức tranh bí ẩn bằng cách trả lời các câu hỏi ở dưới mỗi miếng ghép + Tìm ra bức tranh bí ẩn và cho biết bức tranh nói về nội dung gì ? c) Sản phẩm: - Câu trả lời của cá nhân HS: + Miếng ghép 1: Thực vật gồm các nhóm: rêu, dương xỉ, hạt trần, hạt kín.Dựa vào các đặc điểm: có mạch hay không có mạch, có hạt hay không có hạt, có hoa hay không có hoa. + Miếng ghép 2:Rêu sống chỗ ẩm ướt, ít ánh sáng, có rễ giả, thân chưa phân nhánh, lá nhỏ mỏng, chưa có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử. + Miếng ghép 3: Dương xỉ đã có rễ ,thân, lá thật, có mạch dẫn + Miếng ghép 4: Dựa vào đặc điểm của lá non: đầu cuộn tròn + Miếng ghép 5: Cơ quan sinh sản của cây hạt trần là nón.Cây thông là cây hạt trần vì hạt thông nằm lộ trên các lá noãn hở + Miếng ghép 6: Hạt của táo, mận, soài, được bao bọc bởi thịt quả d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: + Chiếu bức tranh bí ẩn đã bị che bởi 6 miếng ghép + Yêu cầu Hs chọn miếng ghép bất kì trả lời câu hỏi tương ứng.Trả lời đúng 1 phần bức tranh bí ẩn sẽ hiện ra. Cứ tiếp tục đến hết 6 miếng ghép + Bức tranh bí ẩn nói về nội dung gì? - Thực hiện nhiệm vụ: + Hs chọn miếng ghép bất kì trả lời câu hỏi tương ứng + Tìm ra bức tranh bí ẩn - Báo cáo kết quả + GV gọi 1 HS bất kì chọn lật từng mảnh ghép + GV gọi 1 Hs cho biết bức tranh nói tới nội dung gì? - Kết luận, nhận định : Trình bày câu trả lời đúng: Bức tranh nói về vai trò của thực vật Vậy TV có vai trò gì trong tự nhiên, trong đời sống con người và chúng ta cần làm gì để bảo vệ thực vật Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học ngày hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1. Vai trò của thực vật đối với đời sống con người a) Mục tiêu: - Trình bày được vai trò của thực vật đối với đời sống con người - Lấy được các ví dụ cho từng vai trò của thực vật - Kể tên được các thực vật quý hiếm ở Việt Nam b) Nội dung: Yêu cầu học sinh : + Xem video bài hát : Vườn cây của ba + Dựa vào video và kiến thức thực tế hoàn thành PHT 1 37
  38. 38 Stt Tên Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây cây lương thực ăn lấy gỗ làm làm cho thực phẩm quả thuốc cảnh bóng mát 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 + Nhận xét về vai trò của thực vật đối với đời sống con người + Thuyết trình về thực vật quý hiếm ở Việt Nam c) Sản phẩm: + Đáp án PHT 1: Stt Tên cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây lương thực ăn lấy gỗ làm làm cho thực phẩm quả thuốc cảnh bóng mát 1 Lúa x 2 Rau x 3 Hoa x 4 Bưởi x 5 Sầu riêng x 6 Mít x x 7 Thuốc bỏng x 8 Lá lốt x 9 Xà cừ x x 10 Khoai lang x + Nhận xét vai trò của thực vật đối với con người: Thực vật có vai trò quan trong đối với đời sống con người: thực vật được sử dụng thực vật làm thức ăn, đồ dùng, làm cảnh, trang trí, lấy bóng mát d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ : + Chiếu video bài hát: Vườn cây của ba, yêu cầu Hs theo dõi , kết hợp kiến thức thực tế hoàn thành PHT 1 38
  39. 39 + Yêu cầu từ đáp án PHT 1 Rút ra nhận xét về vai trò của thực vật đối với đời sống con người +Yêu cầu Hs thuyết trình về các loài thực vật quý hiếm ở Việt Nam( đã chuẩn bị trước ở nhà) + Gv chiếu hình ảnh 9 loại cây lương thực chính của thế giới - Thực hiện nhiệm vụ : + Học sinh theo dõi video và dựa vào kiến thức thự tế thành PHT 1 + Rút ra nhận xét về về trò của thực vật đối với đời sống con người + Thuyết trình về các loài thực vật quý hiếm ở Việt Nam - Báo cáo, thảo luận + Báo cáo kết quả PHT 1 + Rút ra nhận xét + 1 vài đại diện trình bày về các loài thực vật quý hiếm ở Việt Nam + Nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung - Kết luận, nhận định Giáo viên nhận xét, đánh giá về tinh thần chuẩn bị bài trước, thái độ học tập. Cho điểm khuyến khích .Chốt vai trò của thực vật. Hoạt động 2.2. Vai trò của thực vật trong tự nhiên a) Mục tiêu: - Trình bày được vai trò của thực vật đối với việc điều hoà khí hậu, làm giảm ô nhiễm môi trường, chống xói mòn và bảo vệ nguồn nước ngầm, và vai trò của thực vật đối với động vật - Kể tên được 1 số thực vật có hại đối với con người - Nêu được 1 số ví dụ về những động vật mà nơi ở là thực vật, lấy ví dụ tên con vật và tên cây mà con vật đó sử dụng làm thức ăn b) Nội dung: 1. Thực vật điều hoà khí hậu - Quan sát hình 20.2 xác định các hoạt động thải khí carbon dioxide, hoạt động lấy khí carbon dioxide - Dựa vào bảng 20.2 xác định các yếu tố khí hậu ở 2 nơi có thực vật và không có thực vật khác nhau như thế nào? - Rút ra nhận xét về vai trò của thực vật đối với khí hậu 2. Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm không khí - Quan sát hình 20.3 Nhận xét không khí ở 2 nơi: có thực vật và không có thực vật - Giải thích tại sao phải trồng nhiều cây xanh - Quan sát một số cây có tác dụng cản bụi, lọc không khí, diệt khuẩn 3. Thực vật góp phần chống xói mòn và bảo vệ nguồn nước - GV mô phỏng thí nghiệm. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 02p hoàn thiện PHT 2 - Từ PHT yêu cầu HS rút ra nhận xét về vai trò của thực vật trong việc chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước 4. Vai trò của thực vật đối với động vật 39
  40. 40 - Quan sát hình 20.5, 20.5 xác định vai trò của thực vật đối với động vật - Nêu 1 số động vật mà nơi ở của chúng là thực vật - Lấy ví dụ tên con vật và tên cây mà con vật đó sử dụng làm thức ăn - Chia sẻ thông tin về các cây khi tiếp xúc, sử dụng có thể gây hại cho con người c) Sản phẩm: Cân bằng khí Cung cấp oxi, thức oxi và cacbonic ăn, nơi ở, nơi sinh sản cho động vật Điều hoà khí hậu THỰC VẬT Giảm ô nhiễm Góp phần bảo vệ môi trường nguồn nước ngầm Giữ đất, chống Góp phần hạn chế xói mòn ngập lụt, hạn hán d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ 1. Thực vật điều hoà khí hậu - Gv chiếu sơ đồ hình 20.2, yêu cầu Hs quan sát hình sau đó cho biết: + Hoạt động nào thải ra khí carbon dioxide + Hoạt động nào lấy khí carbon dioxide - Chiếu bảng 20.2, yêu cầu Hs quan sát hình sau đó cho biết: + Khí hậu nơi có nhiều thực vật và nơi có ít thực vật khác nhau như thế nào? - GV yêu cầu hs rút ra nhận xét về vai trò của thực vật đối với khí hậu 2. Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm không khí - Gv chiếu hình 20.3 yêu cầu Hs quan sát và cho biết: + Không khí ở 2 nơi có thực vật và không có thực vật như thế nào?Tại sao lại có sự khác nhau đó? + Giải thích tại sao phải trồng nhiều cây xanh 3. Thực vật góp phần chống xói mòn và bảo vệ nguồn nước + Yêu cầu Hs quan sát hình 20.4 SGK/ 114 và theo dõi thí nghiệm Thảo luận nhóm hoàn thành PHT Thí nghiệm: . Chậu A: có cây( nơi có rừng) Tạo cơn mưa giả bằng cách đổ cùng 1 40 lượng vào 2 chậu A, B.
  41. 41 . Chậu B : Không có cây ( đồi trọc) Nhận xét mắc sắc nước và lượng nước chảy ra từ 2 chậu cây + Chiếu đáp án yêu cầu các nhóm trao đổi phiếu chéo, dựa vào đáp án chấm điểm cho nhóm bạn. + Yêu cầu HS dựa vào đáp án PHT trả lời câu hỏi: ? Thí nghiệm đã chứng minh điều gì? + Chiếu Video sạt lở đất : ? Nếu đất ở các đồi trọc khi mưa lớn bị trôi đi đâu và gây hậu quả gì? + Chiếu sơ đồ quá trình hình thành nguồn nước ngầm yêu cầu HS dựa vào đáp án PHT so sánh lượng nước ngầm ở 2 nơi khu A( có rừng) và khu B ( Không có rừng) 4. Vai trò của thực vật đối với động vật - Chiếu hình 20.5, 20.6 yêu cầu Hs quan sát và cho biết: + Thực vật có vai trò gì đối với động vật - Lấy ví dụ về những động vật mà nơi ở của chúng là thực vật theo bảng sau: Nơi ở của động vật STT Tên động vật Thân, cành Lá cây Gốc cây cây 1 Sâu cuốn lá x 2 - Lấy ví dụ tên con vật và tên cây mà con vật đó sử dụng làm thức ăn theo bảng: Stt Tên động Tên cây Bộ phận của cây mà con vật sử dụng vật Lá Rễ, củ Quả Hạt - Thực nhiệm vụ (học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên theo dõi, hỗ trợ): 1. Thực vật điều hoà khí hậu - Quan sát 20.2 và dựa vào kiến thức thực tế và trả lời câu hỏi - Quan sát bảng 20.2 nhận xét về khí hậu ở 2 nơi có thực vật à không có thực vật - Nhận xét về vai trò của thực vật với khí hậu 2. Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm không khí - Quan sát hình 20.3 nhận xét khí hậu ở 2 nơi - Giải thích vì sao phải trồng nhiều cây xanh 3. Thực vật góp phần chống xói mòn và bảo vệ nguồn nước + Học sinh quan sát hình và theo dõi thí nghiệm thảo luận nhóm hoàn thành PHT + Trao đổi phiếu nhóm chấm chéo + Dựa vào đáp án PHT trả lời các câu hỏi.(có thể trả lời như sau:) . Thí nghiệm chứng minh thực vật giúp giữ đất, chống xói mòn nhờ tán lá cản bớt sức chảy của dòng nước, hệ rễ giữ đất . Sạt lở đất dẫn đến ngập lụt , hạn hán . Khu A có rừng sẽ có nước nước ngầm nhiều hơn 4. Vai trò của thực vật đối với động vật 41
  42. 42 - Quan sát hình 20.5, 20.6 rút ra vai trò của thực vật đối với động vật - Lấy được ví dụ động vật mà nơi ở của chúng là thực vật, lấy ví dụ tên con vật và tên cây mà con vật đó sử dụng làm thức ăn - Báo cáo, thảo luận : + Báo cáo kết quả PHT + Vận dụng trả lời các câu hỏi. - Kết luận, nhận định Giáo viên nhận xét, đánh giá về tinh thần, thái độ học tập, tham gia thảo luận. Cho điểm khuyến khích các nhóm .Chốt vai trò của thực vật Hoạt động 2.3. Trồng và bảo vệ cây xanh. a) Mục tiêu: - Nêu được thực trang đa dạng thực vật ở Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm - Trình bày được các biện pháp bảo vệ thực vật b) Nội dung: - Xem video về thực trạng đa dạng sinh học ở Việt Nam - Quan sát tranh hình kết hợp kiến thức thực tế nêu các biện pháp bảo vệ thực vật c) Sản phẩm: Mỗi người chúng ta cần có ý thức bảo vệ rừng, trồng và bảo vệ cây xanh d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ : + Chiếu video về thực trạng đa dạng thực vật ở Việt Nam + Yêu cầu HS theo dõi video nhận xét về sự đa dạng thưc vật ở Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm +Yêu cầu Hs nêu các biện pháp của bản thân và gia đình trong việc bảo vệ thực vật - Thực hiện nhiệm vụ : + Học sinh theo dõi video và dựa vào kiến thức thực tế để trả lời các câu hỏi - Báo cáo, thảo luận HS có thể trả lời câu hỏi như sau: + Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật, tuy nhiên hiện nay đang có sự suy giảm nghiêm trọng củ yếu do con người gây ra: phá rừng bừa bãi, buôn bán các loài thực vật quý hiếm + Trồng cây gây rừng ,phủ xanh đất trống đòi núi trọc, bảo vệ các cây con, là Hs thì có thể tham gia các phong trào đổi chai nhựa lấy cây con, vệ sinh môi trường . - Kết luận, nhận định Giáo viên nhận xét, đánh giá về tinh thần chuẩn bị bài trước, thái độ học tập. Cho điểm khuyến khích .Chốt các biện pháp bảo vệ thực vật. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về vai trò của thực vật b) Nội dung: Câu hỏi, bài tập GV giao cho học sinh thực hiện: 42
  43. 43 Câu 1.Chọn phương án đúng nhất: 1.Ở những vùng bờ biển người ta thường trồng cây phía ngoài đê nhằm mục đích gì? a. Chống gió bão b. Chống xói mòn đất c. Chống rửa trôi đất d. Tất cả các phương án trên 2. Bộ phận nào của thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc giữ nước? a. Rễ b. Thân c. Lá d. Hoa 3. Nguồn nước nào dưới đây đóng vai trò chủ yếu trong đời sống sinh hoạt của con người? a. Nguồn nước ngầm b. Nguồn nước tầng mặt c. Nước biển d. Nước bốc hơi Câu 2. Cho sơ đồ sau: a. Lựa chọn các sinh vật phù hợp với các số trong sơ đồ trên. b. Từ sơ đồ trên, cho biết vai trò của thực vật? c) Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập do học sinh thực hiện. Kết quả tìm ra đội chiến thắng (Đội trả lời đúng và nhanh nhất Điểm cao nhất) d) Tổ chức thực hiện: GV chia lớp thành 4 nhóm (4 đội), sử dụng phần mềm gameshow để HS tham gia trả lời theo nhóm, trực tuyến. GV giới thiệu số lượng câu hỏi, luật chơi và hướng dẫn, hỗ trợ học sinh thực hiện. GV, HS cùng được tham gia đánh giá kết quả thực hiện. Phần mềm tự động chấm điểm dựa trên câu trả lời đúng của nhóm HS. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về các nhóm TV, vai trò của TV, kĩ năng sử dụng dụng cụ và chăm sóc cây vào thực tiễn đời sống. Phát huy năng lực tự học, tự chủ của HS/nhóm HS trong tìm kiến, thu thập thông tin trên internet, kinh nghiệm từ người thân, lập kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ GV giao. b) Nội dung: 43
  44. 44 GV yêu cầu học sinh lựa chọn loài thực vật có ích (cây rau, cây gia vị, cây hoa trong hộp xốp hoặc thủy canh ), sử dụng dụng cụ để trồng và chăm sóc cây tại nhà (Nộp báo cáo sau 1-2 tuần). c) Sản phẩm: HS báo cáo sản phẩm (chụp hình, quay video trình bày trên slides ) về cây được trồng và chăm sóc của nhóm. d) Tổ chức thực hiện: Giao về nhà cho các nhóm (06 học sinh) thực hiện ngoài giờ lên lớp. Nộp báo cáo sau 1-2 tuần. Tổ chức cho các nhóm HS báo cáo, trao đổi, chia sẻ trước lớp. HS nhóm khác và GV tham gia đánh giá theo tiêu chí GV cùng các nhóm HS đã thống nhất trước đó. 44
  45. 45 Phụ lục Đáp án PHT1 Cây Cây Cây Cây Cây Cây ăn Cây cho STT Tên cây lương thực làm làm quả lấy gỗ bóng thực phẩm thuốc cảnh mát 1 Lúa x 2 Rau x 3 Hoa x 4 Bưởi x 5 Sầu riêng x 6 Mít x x 7 Thuốc bỏng x 8 Lá lốt x 9 Xà cừ x x 10 Khoai lang x Đáp án PHT 2 Khu vực B (không có Đặc điểm Khu vực A( có rừng) rừng Phân bố cây xanh Có nhiều, phân tầng Chỉ là các cây bụi Lượng chảy của dòng nước 0,6m3/s 21m3/s Khả năng giữ đất Giữ được đất Không giữ được đất Khả năng giữ nước Giữ được nước Không giữ được nước BÀI 21: THỰC HÀNH PHÂN BIỆT CÁC NHÓM THỰC VẬT Môn học: Khoa học tự nhiên 6 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. Mục tiêu 16. Kiến thức: - Quan sát và nêu được những đặc điểm cơ thể ở những mẫu vật quan sát - Phân chia được thực vật thành các nhóm theo các tiêu chí phân loại đã học 45
  46. 46 - Phân biệt đưa ra dấu hiệu nhận biết về các nhóm thực vật 17. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, mẫu vật để tìm hiểu về các nhóm thực vật - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm đặc điểm phù hợp của các nhóm thực vật - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong việc tìm hiểu cá nhóm thực vật 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Trình bày được đặc điểm điển hình của các nhóm thực vật quan sát - Xác định được nhóm phân loại của các mẫu vật quan sát - Thực hiện được các bước quan sát và tiến hành phân loại 18. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về thực vật. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ, thảo luận thực hiện thí nghiệm - Trung thực, báo cáo chính xác, nhận xét khách quan kết quả thực hiện ,cẩn thận trong việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm II. Thiết bị dạy học và học liệu - Hình ảnh: 21.1 trang 118: Một số loài cây như Cây cam, cây bèo ong, cây rêu, cây thông - Phiếu học tập: Phiếu phân loại cây(bảng 119), Phiếu phân loại vai trò của cây(bảng trang119) - Chuẩn bị: mỗi nhóm chuẩn bị mẫu vật: + Mẫu cây (ảnh thẻ in, chụp, vẽ): Cây cam, cây bèo ong, cây rêu, cây thông - Các dụng cụ: Kính lúp, bút dạ, giấy trắng, ghim hoặc băng dính. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là quan sát và phân biệt một số nhóm thực vật a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b) Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học. c) Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập. 46
  47. 47 d) Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. - Chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV nêu vấn đề: Xung quanh chúng ta có vô vàn những loài thực vật. Song chúng đều mang những đặc điểm giống nhau cơ bản nào đó để được phân chia vào các nhóm thực vật khác nhau. Nhiệm vụ của bài thực hành giúp các con có những kiến thức cơ bản nhất để phân biệt được những nhóm thực vật trong bài học và ngoài thực tế. + GV: Chia lớp thành 4 nhóm, bầu nhóm trưởng, thư ký của nhóm. HS xem trước bài kẻ bảng phân loại vai trò thực vật trang 119 và phiếu Phân loại cây trang 119 + HS phát biểu. - Thực hiện nhiệm vụ học tập + Chia lớp thành 4 nhóm, bầu nhóm trưởng, thư ký của nhóm. HS kẻ bảng SGK trang 119 ra giấy A1 chuẩn bị sẵn - Báo cáo kết quả và thảo luận Giáo viên mời 1 đến 2 nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trước nhóm: bầu nhóm trưởng, thư kí và kẻ bảng. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + Giáo viên nhận xét, đánh giá về tinh thần, thái độ học tập + Khuyến khích học sinh tìm hiểu các nội dung sắp tới 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1. Phân chia thực vật thành từng nhóm phân loại a) Mục tiêu: HS quan sát bằng kính lúp hình ảnh cây rêu và bèo ong, quan sát bằng mắt thường cây cam và cây thông để phân chia các mẫu cây ra thành từng nhóm theo bảng phân loại Nêu được dấu hiệu nhận biết các đại diện ngành thực vật qua đặc điểm hình thái. b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Tìm/ tách được các bộ phận quan trọng để phân biệt các mẫu vật. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. - Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn 4 nhóm quan sát lần lượt 4 mẫu vật: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm và hoàn thành PHT của nhóm: 47
  48. 48 + Quan sát cây rêu: Sử dụng kính lúp quan sát các cơ quan của cây rêu: rễ, thân, lá và vị trí bào tử + Quan sát cây bèo ong: tìm rễ, thân, lá. + Quan sát cây thông: Quan sát rễ, thân, lá (dạng thân, dạng lá, kích thước) Xác định cấu tạo và vị trí nón đực, nón cái, quan sát vị trí của hạt thông. + Quan sát cây cam: Quan sát dạng thân, rễ, lá của cây cam Xác định vị trí của hạt bên trong hay bên ngoài quả - Thực hiện nhiệm vụ học tập + GV Quan sát, hỗ trợ học sinh + HS trao đổi, chia sẻ thông tin, thực hiện nhiệm vụ - Báo cáo kết quả và thảo luận + GV tổ chức cho HS báo cáo, nhận xét vào cuối tiết 2 - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV tổ chức cho HS đánh giá tinh thần, thái độ học tập của HS và đánh giá kết quả của HS + GV mở rộng cho HS tìm thêm các đại diện của 4 ngành thực vật vừa xếp được để lấy điểm cộng cho nhóm. + HS tự đánh giá sản phẩm học tập và đánh giá lẫn nhau Hoạt động 2.2. Phân chia thực vật thành từng nhóm theo vai trò sử dụng a) Mục tiêu: Sắp xếp các mẫu vật quan sát, hình ảnh mang theo vào từng nhóm phân loại chức năng phù hợp. Hoàn thành bảng SGK/119 (đã kẻ từ tiết trước) b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Hoàn thành bảng SGK/119 d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu 1.Viết tên các loài cây em biết ra các mảnh giấy nhỏ (hoặc nhóm chuẩn bị các hình ảnh về các loài cây) 2. Ghim các mảnh giấy ghi tên cây (mẫu cây thật, hoặc các thẻ ảnh cây vào bảng theo vai trò sử dụng của cây) 48
  49. 49 3.Khuyến khích HS sáng tạo, trình bày đẹp, khoa học, tăng tính thẩm mỹ của báo cáo thực hành chúng của nhóm. 4. Khuyến khích HS tìm hiểu được nhiều ví dụ trong cuộc sống để hoàn thành bảng. - Thực hiện nhiệm vụ học tập + GV Quan sát, hỗ trợ học sinh + HS trao đổi, chia sẻ thông tin :Dán ảnh, tên cây,mẫu vật vào phiếu học tập - Báo cáo kết quả và thảo luận + GV tổ chức cho HS báo cáo, nhận xét và bổ sung ở phần báo cáo thực hành chung - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV tổ chức cho HS đánh giá tinh thần, thái độ học tập của HS và đánh giá kết quả của HS + HS tự đánh giá sản phẩm học tập và đánh giá lẫn nhau Hoạt động 2.3. Báo cáo kết quả thực hành a) Mục tiêu: Nhóm báo cáo kết quả thực hành b) Nội dung: Đại diện nhóm báo cáo c) Sản phẩm: hai bảng phân loại d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu Đại diện từng nhóm lên trình bày báo cáo thực hành - Thực hiện nhiệm vụ học tập + Từng nhóm lên trình bày + GV quan sát, lắng nghe - Báo cáo kết quả và thảo luận + GV tổ chức cho HS báo cáo, nhận xét và bổ sung - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV tổ chức cho HS đánh giá tinh thần, thái độ học tập của HS và đánh giá kết quả của HS + HS tự đánh giá sản phẩm học tập và đánh giá lẫn nhau PHIẾU PHÂN LOẠI CÂY NHÓM THỰC VẬT 49
  50. 50 STT TÊN CÂY Thực vật có Thực vật Thực vật có Thực vật có mạch, có không có mạch, không mạch, có hạt, không mạch có hạt hạt, có hoa có hoa 1 Cây cam X 2 Cây bèo ong X 3 Cây rêu X 4 Cây thông X PHIẾU PHÂN CHIA THỰC VẬT THEO VAI TRÒ SỬ DỤNG Cây Cây Cây Cây Cây Cây STT thực Lương thực ăn quả lấy gỗ làm thuốc làm cảnh phẩm 1 2 3 4 3. Hoạt động 3. luyện tập a) Mục tiêu: HS biết cách làm mẫu báo cáo thực hành b) Nội dung: HS căn cứ vào kiến thức và mẫu thu thập được để làm bài thực hành. c) Sản phẩm: Bài thực hành cá nhân của HS d) Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ Giáo viên hướng dẫn HS viết báo cáo thực hành - Thực hiện nhiệm vụ HS hoàn thành bài thực hành cá nhân - Báo cáo kết quả học tập và thảo luận: Mỗi HS hoàn thành báo cáo thực hành (tiết sau nộp) - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Đánh giá sau trả bài 50
  51. 51 4. Hoạt động 4. Vận dụng a) Mục tiêu: - Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Hình thành ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường b) Nội dung: dọn vệ sinh lớp, vấn đáp 1 số vấn đề c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV d) Tổ chức thực hiện - Giao nhiệm vụ + GV yêu cầu HS thu dọn, vệ sinh lớp học. + Trả lời câu hỏi: 1. Trong phiếu học tập số 1: Phân loại cây, Các con đã kể thêm được thêm bao nhiều ví dụ? Các ví dụ đó được xếp chủ yếu vào nhóm thực vật nào? Thử đưa ra lí giải? 2. Trong phiếu học tập số 2, Các con kể thêm được bao nhiêu ví dụ? Những cây này thuộc nhóm thực vật nào? Em có nhận xét gì về vai trò của nhóm thực vật đó? - Thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ được giao theo nhóm và cá nhân - Báo cáo kết quả học tập và thảo luận + HS báo cáo việc dọn dẹp + Trả lời: 1. Các ví dụ kể thêm chủ yếu thuộc ngành thực vật hạt kín vì có mạch dẫn, có hoa, có quả nằm trong hạt nên chiếm số lượng lớn trong tự nhiên, phân bố rộng rãi ở nhều môi trường sống. 2. Các thực vật có vai trò quan trong trong cuộc sống của con người đa phần thuộc nhóm hạt kín, Cũng vì chúng có cấu tạo hoàn chỉnh nhất nên phân bố rộng và đem lại nhiều lợi ích cho con người. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + Giáo viên cho điểm ở các nhóm. + GV tuyên dương cá nhân, nhóm tích cực, nghiêm túc; phê bình cá nhân, nhóm chưa nghiêm túc trong giờ thực hành rút kinh nghiệm trong các tiết thực hành sau. 51
  52. 52 BÀI 22: ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG Môn học: KHTN - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 01 tiết I. Mục tiêu 19. Kiến thức: - Nhận biết và nêu tên được một số nhóm động vật không xương sống. - Nêu được một số lợi ích và tác hại của động vật không xương sống trong đời sống. 20. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, xem video để tìm hiểu về đa dạng động vật không xương sống. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm trình bày lợi ích và tách hại của động vật không xương sống trong đời sống. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra được các giải pháp phòng bệnh do ĐVKXS gây ra và ứng dụng một số giải pháp trong thực tiễn. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Nêu được sự đa dạng của ĐVKXS. - Trình bày được vai trò của ĐVKXS với đời sống con người. - Xác định được triệu chứng một số bệnh do ĐVKXS gây ra và biện pháp phòng, chữa bệnh. 21. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về đa dạng ĐVKXS. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động tìm hiểu về vai trò và các bệnh liên quan tới ĐVKXS. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Video về một số ĐVKXS. - Gv chia hs thành 4 nhóm và chuẩn bị các tư liệu về các ngành: Ruột khoang, thân mềm, giun, chân khớp. GV cần gợi ý cho HS cách chuẩn bị tư liệu, bao gồm: + Hình ảnh và số liệu về sự đa dạng. + Đặc điểm của ngành + Một số tập tính + Vai trò, tác hại * HS có thể sưu tầm thành các quyển tư liệu 52
  53. 53 * HS có thể tạo các bài PPT và đặt máy tính ở các góc * HS có thể tạo mô hình Các sản phẩm này, HS sẽ nộp cho GV trước 1 ngày khi tiến hành bài học để GV thiết kế các góc học tập phù hợp và bổ sung nếu cần thiết. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề của bài học là nghiên cứu về ĐVKXS b) Nội dung: HS xếp hình ghép với tên hình (GV có thể cắt hình và chữ ở bảng dưới đây để tạo trò chơi khởi đầu cho HS) (Chú ý: Tùy vào mục đích, GV có thể sử dụng hoặc xóa đi chữ bôi vàng). Thủy tức Sứa Giun đũa (Ruột khoang) (Ruột khoang) (Ngành giun) Trai sông Châu chấu Chuồn chuồn (Thân mềm) (Chân khớp) (Chân khớp) GV có thể cho thêm các từ dưới đây để gây nhiễu: Hến Giun đất Giun dẹp Ngao Trùng roi 53
  54. 54 k) Sản phẩm: HS xếp tên vào hình (Có thể đúng/sai) l) Tổ chức thực hiện: - Để mở đầu tiết học và dẫn vào bài, GV khởi động bằng trò chơi “Ai nhanh hơn”. HS tham gia cá nhân (3 HS) - Các hình ảnh + chữ được xếp lộn xộn trên bảng. Yêu cầu: HS xếp tên phù hợp với các hình ảnh. - GV dẫn vào bài. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu đặc điểm và đa dạng ĐVKXS u) Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm và sự đa dạng của ĐVKXS. v) Nội dung: *Nên sử dụng PP góc trong nội dung đa dạng ĐVKXS. - GV chiếu hình ảnh về thực vật và động vật (slide 1), 2 nhóm ĐV (slide 2) yêu cầu HS trả lời câu hỏi: H1. Thực vật và động vật khác nhau ở những đặc điểm nào? H2. Động vật được chia làm mấy nhóm? Đó là những nhóm nào? - GV đã chuẩn bị sẵn 4 góc học tập của lớp: + Ngành ruột khoang + Ngành giun + Ngành thân mềm + Ngành chân khớp HS sẽ di chuyển đến từng góc và lựa chọn góc phù hợp để nghiên cứu thông tin và hoàn thành PHT trong góc đó. w)Sản phẩm: - HS trả lời các câu hỏi H1, H2. - HS lựa chọn các góc và tạo thành nhóm yêu thích nghiên cứu thông tin góc học tập đó. Hoàn thành phiếu học tập ở góc. x) Tổ chức thực hiện: - GV chiếu hình ảnh về thực vật và động vật (slide 1), 2 nhóm ĐV (slide 2) yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + H1. Thực vật và động vật khác nhau ở những đặc điểm nào? + H2. Động vật được chia làm mấy nhóm? Đó là những nhóm nào? 54
  55. 55 - GV giới thiệu nội dung 2 tìm hiểu về đa dạng ĐVKXS: Yêu cầu HS đến các góc học tập đã được trưng bày, có tài liệu và PHT ở các góc. HS đọc nhanh và lựa chọn góc học tập mà mình yêu thích nhất. Những HS cùng lựa chọn 1 nội dung sẽ tạo thành 1 nhóm nghiên cứu và hoàn thành PHT trong góc đó. - Sau khi thống nhất ý kiến và hoàn thành PHT, HS sẽ trình bày nội dung PHT trong nhóm trước lớp. - GV chốt kiến thức cơ bản cho HS. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu vai trò và tác hại của ĐVKXS u) Mục tiêu: - Trình bày được vai trò và tác hại của ĐVKXS. v) Nội dung: - Dựa trên những nội dung đã nghiên cứu ở các góc, HS tóm tắt lại vai trò và tác hại của ĐVKXS. w)Sản phẩm: - Sơ đồ tư duy tóm tắt vai trò và tác hại của ĐVKXS x) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: Dựa trên các kiến thức đã học ở phần đa dạng ĐVKXS + dãy 1 nêu vai trò + dãy 2 nêu tác hại của ĐVKXS (Gợi ý: Nên tổ chức thành trò phản xạ nhanh. Mỗi bàn đều phải có ý kiến. Bàn sau không trùng với ý kiến của bàn trước). - GV tổng hợp thành sơ đồ tư duy trên bảng cho HS ghi lại vào vở. 3. Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng. l) Mục tiêu: Hệ thống kiến thức đã học. m) Nội dung: HS chơi trò chơi trên quizz. n) Sản phẩm: Kết quả trắc nghiệm trên quizz. o) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS sử dụng smart phone để tham gia củng cố kiến thức trên quizz (Có thể theo nhóm nếu không đủ điện thoại). 55
  56. 56 PHIẾU HỌC TẬP Ngành: Yêu cầu: Tìm hiểu các thông tin ở góc học tập và hoàn thiện các nội dung trong bảng sau: Đại diện Nơi sống Hình dạng Đặc điểm cơ thể Vai trò Tác hại BÀI 23: ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG Môn học: KHTN - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: tiết I. Mục tiêu 22. Kiến thức: - Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và có xương sống. Lấy được ví dụ minh hoạ. - Nhận biết được các nhóm động vật có xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú). Gọi được tên một số con vật điển hình. 56
  57. 57 - Liên hệ thực tiễn, liệt kê được vai trò và tác hại của động vật có xương sống trong đời sống và cho ví dụ minh họa. - Quan sát (hoặc chụp ảnh) được một số động vật có xương sống ngoài thiên nhiên và gọi tên được một số con vật điển hình. 23. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát mẫu vật, hình ảnh hình thái để nhận biết các nhóm động vật có xương sống. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các đặc điểm cấu tạo nổi bật của các nhóm động vật. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: nêu được một số tác hại của động vật trong đời sống, đưa ra được giải pháp hạn chế tác hại của động vật, thiết kế được sơ đồ tư duy tổng kết kiến thức bài học. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Tổng hợp, khái quát hóa được đặc điểm chung của động vật. - Lấy được ví dụ về một số con vật điển hình cho các nhóm động vật. - Quan sát thế giới, chỉ ra được các vai trò và tác hại của động vật đối với con người và tự nhiên. 24. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân tìm hiểu về các nhóm động vật. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, phân chia nhiệm vụ và chủ động thực hiện, hỗ trợ, góp ý cho các thành viên trong nhóm. - Cẩn thận, tỉ mỉ quan sát mẫu vật, mô hình, hình ảnh hình thái để phát hiện các đặc điểm nổi bật của các nhóm động vật. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Hình ảnh, mẫu vật, mô hình các đại diện các loài thuộc các nhóm động vật. (Chuẩn bị đủ 4 bộ hình ảnh cho 4 nhóm) - Phiếu học tập Động vật, phiếu học tập Động vật có xương sống, phiếu học tập Bảng tổng kết các nhóm động vật. - Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: Tìm kiếm thông tin về vai trò hoặc tác hại của động vật đối với đời sống. Trình bày bằng powerpoint, poster, inforgraphic III. Tiến trình dạy học 15. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là phân loại được động vật có xương sống và động vật không xương sống. g) Mục tiêu: Học sinh nhận biết được các loài động vật trong tự nhiên. 57
  58. 58 h) Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về động vật: Học sinh quan sát hình ảnh một số loài sinh vật và xác định các loài động vật. Giải thích lí do. m) Sản phẩm: - Học sinh yêu cầu nêu được đáp án: Động vật không xương sống: Giun đất, Hải quỳ, San hô, Trùng roi. Động vật có xương sống: Ếch, Cá mập, Chim cánh cụt, Tinh tinh, Lạc đà. n) Tổ chức thực hiện: - GV phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu. - GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng. 16. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về đặc điểm nhận biết động vật có xương sống: y) Mục tiêu: - Học sinh chỉ ra được sự đa dạng động vật được thể hiện qua số lượng loài, và môi trường sống của chúng. - Học sinh nêu được đặc điểm chung của động vật từ đó nhận biết được động vật trong tự nhiên. z) Nội dung: - Học sinh tìm kiếm thông tin sách giáo khoa, trả lời câu hỏi: + Nêu sự khác biệt giữa động vật có xương sống và động vật không có xương sống? + Kể tên các nhóm động vật thuộc động vật có xương sống? Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể: Động vật có xương sống có bộ xương trong, trong đó có xương sống (cột sống) ở dọc lưng. Động vật có xương sống gồm các lớp: + Lớp Cá + Lớp Lưỡng cư + Lớp Bò sát + Lớp Chim + Lớp Thú aa) Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ học tập cá nhân: tìm kiếm thông tin sách giáo khoa mục I trang140, trả lời câu hỏi: + Nêu sự khác biệt giữa động vật có xương sống và động vật không có xương sống? + Kể tên các nhóm động vật thuộc động vật có xương sống? GV gọi ngẫu nhiên một HS trình bày, các HS khác bổ sung (nếu có). 58
  59. 59 GV nhận xét và chốt nội dung về đa dạng động vật và đặc điểm chung của động vật. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về sự đa dạng của động vật không xương sống: y) Mục tiêu: - Nhận biết được các nhóm động vật có xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú). Gọi được tên một số con vật điển hình. z) Nội dung: - HS đọc nội dung SGK và kết hợp hoạt động nhóm để hoàn thiện phiếu học tập Động vật có xương sống. - Hoàn thành bảng tổng kết các nhóm động vật có xương sống. aa) Sản phẩm: - Đáp án phiếu học tập Động vật có xương sống. - Đáp án bảng tổng kết các nhóm động vật. Nhóm động vật Đặc điểm nhận biết Đại diện Thân hình thoi, dẹp 2 bên, Cá mập, cá Lớp Cá Hô hấp bằng mang chép, cá mè Phát triển qua biến thái: Cóc nhà, ếch Giai đoạn ấu trùng phát đồng, Lớp Lưỡng cư triển trong nước, hô hấp bằng mang, giai đoạn trưởng thành sống trên cạn, hô hấp bằng da và phổi. Động vật có Hô hấp bằng phổi, vảy Rùa, thằn lằn, xương sống Lớp Bò sát sừng che phủ cá sấu Lông vũ bao phủ, chi trước Chim bồ câu, biến đổi thành cánh, hô hấp vịt trời, Lớp Chim bằng phổi, hệ thống túi khí phát triển Lông mao bao phủ cơ thể, Thỏ, bò, voi, Lớp Thú Đẻ con, nuôi con bằng sữa lợn, tiết ra từ tuyến vú 59
  60. 60 bb) Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ học tập: Hoạt động nhóm (10 thành viên/nhóm): mỗi nhóm được phát các tư liệu hình ảnh các loài vật đại diện cho các nhóm động vật. 5 phút: 2 thành viên tìm hiểu 1 nhóm động vật về các thông tin: đặc điểm nhận biết, đại diện các nhóm, môi trường sống. 5 phút: Tổng hợp kết quả - Hoàn thành sơ đồ tư duy + GV yêu cầu HS đọc SGK, nhận biết đại diện các nhóm động vật và hoàn thiện nhóm đôi phần bước 1 và hoàn thiện theo nhóm 10 HS phần bước 2 trong nội dung hiếu học tập. - Thực hiện nhiệm vụ: + HS tìm tòi tài liệu, thảo luận và đi đến thống nhất về đặc điểm nhận biết và đại diện các nhóm động vật. - Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm trình bày trong Phiếu học tập, các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét bổ sung (nếu có). - Kết luận: GV nhận xét về kết quả hoạt đông của các nhóm. GV chốt đáp án phiếu học tập về đặc điểm nhận biết và đại diện các nhóm động vật. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về vai trò và tác hại của động vật có xương sống: a) Mục tiêu: - Liên hệ thực tiễn, liệt kê được vai trò và tác hại của động vật trong đời sống và cho ví dụ minh họa. b) Nội dung: - HS thống nhất kết quả nhóm đã chuẩn bị tại nhà về vai trò hoặc tác hại của động vật. Tham gia thử thách “The debaters” tranh luận về vai trò và tác hại của động vật đối với đời sống. c) Sản phẩm: - Học sinh liệt kê được vai trò và tác hại của động vật trong đời sống, cho ví dụ minh họa rõ ràng. d) Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ học tập: Hoạt động nhóm (Chia cả lớp thành 2 đội: Đội ủng hộ và đội Phản đối): Chủ đề: Động vật mang lại lợi ích hay tác hại nhiều hơn đối với đời sống con người và tự nhiên? 60
  61. 61 5 phút: các nhóm thống nhất kết quả đã chuẩn bị tại nhà về vai trò hoặc tác hại của động vật đối với đời sống. - Thực hiện nhiệm vụ: Giáo viên triển khai thử thách “The debaters” Luật chơi: Giám khảo là cô giáo và các học sinh. Có hai đội tham gia - đội Ủng hộ và đội Phản đối, mỗi đội đại diện 3 thành viên. Có tổng cộng 2 lượt tranh biện: Lượt tranh luận trong 2 phút và lượt phản hồi trong 2 phút. Điểm lý luận ở lượt tranh luận là 10 điểm/giám khảo Lượt phản hồi là 5 điểm/giám khảo. - Báo cáo, thảo luận: GV tổ chức thử thách The debaters. - Kết luận: GV nhận xét về kết quả hoạt đông của các nhóm. GV chốt đáp án: Động vật mang lại lợi ích đồng thời cũng gây ra các tác hại đối với đời sồng con người và tự nhiên. Động vật là mắt xích quan trọng của chuỗi thức ăn trong tự nhiên, góp phần duy trì trạng thái cân bằng của hệ sinh thái. Con người cần phải chung sống hòa bình và bảo vệ tất cả các loài động vật. 17. Hoạt động 3: Luyện tập p) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học. q) Nội dung: - HS thực hiện cá nhân phần “Con học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL. - HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy. r) Sản phẩm: - HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên phiếu học tập KWL. s) Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Con học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL và tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi. - Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Báo cáo: GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân. - Kết luận: GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng. 18. Hoạt động 4: Vận dụng r) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống. s) Nội dung: Tìm hiểu sự đa dạng các nhóm động vật đã học. 61
  62. 62 t) Sản phẩm: HS tạo được tập san chủ để: Đa dạng động vật (một trong những nhóm động vật có xương sống đã học) g) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp. Hình thức: báo cáo bằng sơ đồ tư duy, poster, inforgraphic (khuyến khích các hình ảnh minh họa, ý tưởng trình bày sáng tạo) Làm việc cá nhân hoặc hoạt động nhóm: 2- 4HS/nhóm Tiêu chí đánh giá Phụ lục 1.1 Thời gian: nộp sản phẩm vào tiết học sau. Phụ lục 1.1. Tiêu chí chấm sản phẩm: STT Tiêu chí Yêu cầu Số điểm - Đầy đủ, ngắn gọn, chính xác (3 điểm). 1 Nội dung - Sắp xếp nội dung logic, sáng tạo (2 điểm). - Bố cục khoa học, hợp lí (2 điểm). - Có cả kênh chữ và kênh hình (1 điểm). 2 Hình thức - Hình ảnh minh họa phù hợp, sinh động (1 điểm). 3 Ý thức học tập - Hoàn thành đúng thời gian cho phép (1 điểm). Tổng điểm: BÀI 24: ĐA DẠNG SINH HỌC Môn học: KHTN - Lớp: 6 62
  63. 63 Thời gian thực hiện: tiết I. Mục tiêu 25. Kiến thức: - Nêu được đặc điểm đặc đặc trưng thể hiện sự đa dạng sinh học - Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên, trong thực tiễn và cho ví dụ. - Tìm được nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học và hậu quả. Giải thích được lí do cần bảo vệ đa dạng sinh học. - Liên hệ thực tiễn, đề xuất được các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học. 26. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát, nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên, trong thực tiễn và cho ví dụ. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: từ nguyên nhân và hậu quả gây ra do suy giảm đa dạng sinh học, đề xuất được các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Quan sát thế giới, chỉ ra được các vai trò của đa dạng sinh học đối với con người và tự nhiên và cho ví dụ. - Nghiên cứu tài liệu, tổng hợp, khái quát hóa nguyên nhân và hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học. 27. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân tìm hiểu vai trò đa dạng sinh học, nguyên nhân và hậu quả gây suy giảm đa dạng sinh học. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, phân chia nhiệm vụ và chủ động thực hiện, hỗ trợ, góp ý cho các thành viên trong nhóm. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Phiếu học tập Đa dạng sinh học. - Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh (10HS/nhóm): Tìm kiếm thông tin và báo cáo sản phẩm: Nhóm 1: Đóng vai nhà nhiếp ảnh gia – Kể chuyện bằng hình ảnh: Tìm hiểu về vai trò của đa dạng sinh học đối với tự nhiên và con người. Nhóm 2: Đóng vai nhà sinh học – Báo cáo khoa học: Tìm hiểu nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học và hậu quả. Nhóm 3: Đóng vai nhà chính trị gia: tìm hiểu các biện pháp đã thực hiện ở Việt Nam và trên thế giới, từ đó đề xuất các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học. III. Tiến trình dạy học 63
  64. 64 19. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là đa dạng sinh học i) Mục tiêu: Học sinh liệt kê được các môi trường đa dạng sinh học b) Nội dung: Học sinh tham gia trò chơi để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về đa dạng sinh học: Câu hỏi thảo luận: - Liệt kê các môi trường có số lượng lớn các loài sinh vật sinh sống? - Liệt kê các loài sinh vật sống ở môi trường rừng mưa nhiệt đới? - Liệt kê các loài sinh vật sống ở môi trường đại dương? - Liệt kê các loài sinh vật sống ở môi trường bắc cực? - Liệt kê các loài sinh vật sống ở môi trường hoang mạc? o) Sản phẩm: Đáp án của học sinh, có thể là: - Liệt kê các môi trường có số lượng lớn các loài sinh vật sinh sống? Môi trường: rừng mưa nhiệt đới, đại dương, đồng bằng phù sa - Liệt kê các loài sinh vật sống ở môi trường rừng mưa nhiệt đới? Báo đốm, con lười, cá heo sông, vẹt đuôi dài, trăn Nam Mỹ, ếch thủy tinh và ếch phi tiêu độc. - Liệt kê các loài sinh vật sống ở môi trường đại dương? Cá mập, cá heo, mực, bạch tuộc, rùa biển, san hô Tảo, rêu, rong, p) Tổ chức thực hiện: - Mỗi đội cử 3 bạn lên chơi trò chơi: Đấu trí. - Các đội bốc thăm tìm thứ tự chơi của mình. - Sau khi đưa ra câu hỏi, mỗi đội sẽ trả lời 1 đáp án, lần lượt và liên tục theo vòng. - Mỗi câu trả lời đúng được tính điểm. - Nếu đến lượt trả lời của mình mà không đưa ra được đáp án sẽ bị dừng lại, và phải chờ đến câu hỏi tiếp theo mới được tham gia. 20. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về đa dạng sinh học. bb) Mục tiêu: - Học sinh xác định được đặc điểm đặc đặc trưng thể hiện sự đa dạng sinh học. cc) Nội dung: - Học sinh tìm kiếm thông tin sách giáo khoa, từ trò chơi khởi động, xác định đặc điểm đặc trưng thể hiện sự đa dạng sinh học, nhận xét sự đa dạng sinh học ở các môi trường và giải thích. 64