Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 81: Bức tranh của em gái tôi (tiết 1) - Tạ Duy Anh

docx 7 trang thienle22 2430
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 81: Bức tranh của em gái tôi (tiết 1) - Tạ Duy Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_6_tiet_81_buc_tranh_cua_em_gai_toi_tiet_1_ta.docx

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 81: Bức tranh của em gái tôi (tiết 1) - Tạ Duy Anh

  1. CHUYÊN ĐỀ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH Ngày soạn: 10/01/2020 Lớp dạy: 6C Tiết 81. BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI (Tiết 1) - Tạ Duy Anh - I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được cốt truyện; bước đầu nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể truyện và miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm. - Thấy được sự chiến thắng của tình cảm trong sáng, nhân hậu đối với lòng ghen ghét, đố kị. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Những thay đổi trong cách cư xử của nhân vật người anh đối với người em. - Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuậy kể chuyện. - Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính. 2. Kỹ năng: - Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với tâm lí nhân vật. - Đọc - hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật. *Kĩ năng sống: + Tự nhận thức và xác định cách ứng xử: sống khiêm tốn và biết tôn trọng người khác. + Giao tiếp phản hồi lắng nghe cảm nhận trình bày suy nghĩ của bản thân về nội dung và nghệ thuật của truyện 3.Thái độ: - Tôn trọng, yêu thương thực sự anh em của mình; biết sửa lỗi bằng sự chân thành III. CHUẨN BỊ - GV : + soạn bài, đọc tài liệu có liên quan đến bài dạy + Đồ dùng dạy học : SGK, SGV, giáo án, chân dung Tạ Duy Anh, tranh minh họa truyện - HS : Soạn bài , chuẩn bị bài ở nhà( thảo luận nhóm theo tổ- ở nhà) IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định tổ chức lớp (1’): kiểm tra sĩ số, giữ trật tự 2. Kiểm tra bài cũ (3’) + Hình thức : vấn đáp Câu hỏi : Qua văn bản Sông nước Cà Mau em cảm nhận được vẻ đẹp ở đây như thế nào (thiên nhiên, con người)? Em có thể học tập được gì phương pháp tả cảnh ? - 1 HS trả lời, nx; GV nhận xét 3. Bài mới. GT bài( 1’): Gv giới thiệu bài thông qua vấn đề mắc lỗi và sửa lỗi trong cuộc sống Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn tìm hiểu những nét chung I. Tìm hiểu chung: về văn bản (25’) 1. Tác giả, tác phẩm *GV chiếu phần thảo luận nhóm ở nhà- theo tổ: 1 GV THỰC HIỆN: DƯƠNG THỊ THANH THỦY
  2. CHUYÊN ĐỀ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH - Tổ 1, 2: câu 1: Trình bày những nét chính về tác giả, xuất xứ tác phẩm. - Tổ 3, 4: câu 2. Nhân vật người anh được miêu tả chủ yếu ở đời sống tâm trạng, theo dõi truyện, hãy cho biết tâm trạng người anh diễn biến qua các thời điểm nào? Hãy tìm những chi tiết tiêu biểu nói về tâm trạng, hành - Tạ Duy Anh: động của người anh trong mỗi thời điểm. Em có nhận + Sinh 9/9/1959, các bút danh : xét gì về người anh tại mỗi thời điểm đó? Lão Tạ, Chu Quý, Bình Tâm *GV mời đại diện một nhóm trình bày câu 1, nhóm khác - Quê quán: Chương Mĩ-Hà Tây- nhận xét, bổ sung Hà Nội - GV nhận xét và chiếu, chốt nội dung về tác giả và xuất xứ - Là nhà văn hiện đại, tác phẩm tác phẩm của ông mang hơi thở của cuộc - GV giới thiệu thêm về Tạ Duy Anh sống hiện đại - Hội viên hội nhà văn; đạt được nhiều giải thưởng trong sự nghiệp sáng tác - Các tác phẩm chính: Quả trứng vàng và vó ngựa trở về -( Hãy nêu đôi nét xuất xứ tác phẩm “Bức tranh của em 2. Tác phẩm “ Bức tranh gái tôi” ?) của em gái tôi” - Xuất xứ: Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” + in trong tập: “Con dế ma” + đạt giải nhì trong cuộc thi - GV hướng dẫn HS đọc văn bản: “Tương lai vẫy gọi” năm 1998. ? Theo em, khi đọc văn bản này, cần đọc với giọng như thế nào? - Hs trả lời, bổ sung, nhận xét GV: Phân biệt rõ giữa lời kể, các đối thoại diễn biến tâm lí của nhân vật người anh. GV đọc mẫu một đoạn rồi gọi HS đọc - Giải thích một vài từ khó “ thẩm định”- Động từ- từ Hán Việt: xem xét kĩ để xác định, quyết định ? Theo em truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Truyện sử dụng phương thức biểu đạt nào? - Ngôi kể : Ngôi thứ nhất ( người anh) - PTBĐ: tự sự + miêu tả ? Truyện xoay quanh hai nhân vật người anh và em gái. => Miêu tả tâm trạng của nhân Ai là nhân vật chính? vật một cách tự nhiên. - Hs trả lời, nhận xét - GV nx, chốt: + Nhân vật chính trong truyện: người anh, người em + Nhân vật trung tâm: người anh - GV chốt : + Cả hai đều là nhân vật chính vì đều giúp thể hiện chủ đề 2 GV THỰC HIỆN: DƯƠNG THỊ THANH THỦY
  3. CHUYÊN ĐỀ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH sâu sắc của truyện: lòng nhân hậu và thói đố kị + Trong đó nhân vật trung tâm là người anh vì sự thức tỉnh của người anh là chủ đề cơ bản của truyện. ? Xác định các sự việc chính trong truyện ? HS xá định; nx, bổ sung GV chiếu, chốt - Chuyện về hai anh em Mèo - Kiều Phương; anh trai bực vì em nghịch. - Mèo bí mật học vẽ, tài năng hội hoạ bất ngờ được phát hiện ; người anh thấy ghen tị trước sự việc ấy. - Em gái thành công; cả nhà mừng vui; người anh trai nhận ra tấm lòng của em và ân hận vô cùng. - 1 HS tóm tắt - GV nx, dặn HS về tập kể chuyện ở nhà, sẽ kiểm tra ở tiết 2 ? Theo em, văn bản này có thể chia làm mấy phần ? Nội - Bố cục : 3 phần dung từng phần? HS trả lời, nx, bổ sung GV nx, chốt: Bố cục 3 phần với các nội dung mỗi phần cụ thể HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn hs đọc hiểu văn bản(14’): II. Tìm hiểu chi tiết văn bản Nhân vật người anh 1. Nhân vật người anh - GV chiếu câu hỏi Tổ 3, 4: câu 2. Nhân vật người anh được miêu tả chủ yếu ở đời sống tâm trạng, theo dõi truyện, hãy cho biết tâm trạng người anh diễn biến qua các thời điểm nào? Hãy tìm những chi tiết tiêu biểu nói về tâm trạng, hành động của người anh trong mỗi thời điểm. Em có nhận xét gì về người anh tại mỗi thời điểm đó? - HS trình bày tiếp phần HĐ nhóm ở nhà - HS nhóm khác, nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, chốt => ĐH : 3 thời điểm - Khi thấy em gái tự chế màu vẽ - Khi tài năng hội hoạ của em được phát hiện - Khi thấy em gái tự chế màu vẽ: - Khi đứng trước bức tranh đoạt giải của em. GV hỏi thêm câu hỏi phụ để chốt bài + Thái độ coi thường, kẻ cả. ? Khi mọi người phát hiện ra tài vẽ của Kiều Phương, - Khi tài năng hội hoạ của em ai cũng vui duy chỉ có người anh là buồn. Vì sao? được phát hiện: => ĐH : Vì người anh thấy mình bất tài, bị đẩy ra ngoài, bị cả nhà quên lãng. + Thấy mình bất tài. ? Với tâm trạng ấy, người anh xử xự với em gái như thế nào? + Hay gắt gỏng => ĐH : Không thể thân, hay gắt gỏng 3 GV THỰC HIỆN: DƯƠNG THỊ THANH THỦY
  4. CHUYÊN ĐỀ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH ? Tại sao sau khi xem tranh, người anh lại lén trút một tiếng thở dài? => ĐH : Vì thấy em có tài thật, còn mình thì kém cỏi, vô Tâm trạng: buồn, bực bội, khó dụng. chịu vì ghen tị với người hơn ? Tóm lại, tâm trạng người anh lúc này như thế nào? mình GV giảng bình về tâm trạng của người anh ? Bức tranh đẹp quá, cậu bé trong tranh hoàn hảo quá. - Khi đứng trước bức tranh đoạt Nên khi nhìn vào bức tranh người anh không nhận ra giải của em. đó là mình, để rồi khi nhận ra thì ngỡ ngàng, hãnh diện + Ngỡ ngàng: rồi xấu hổ. Vì sao? + Hãnh diện: HS trả lời cá nhân, nx; gv nx, chốt + Xấu hổ:. ? Đọc lại đoạn văn “ Tôi giật sững người vậy mà dưới mắt tôi thì ”. Hãy đặt mình vào vị trí người anh và hãy cho biết người anh muốn nói điều gì ở dấu ? ĐH : Thì em tôi thật đáng ghét, thật bẩn, thật nghịch ngợm, nói chung thì thật bình thường. ? Nhận xét về cách miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả =>Miêu tả tâm lí nhân vật rất Tạ Duy Anh? tinh tế HĐ nhóm đôi( 2’) ? Cuối truyện, người anh muốn nói: “ Không phải con Người anh đã nhận ra thói đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy” xấu của mình, nhận ra tình cảm câu nói đó gợi cho em suy nghĩ gì về người anh? trong sáng, lòng nhân hậu của Đại diện HS trả lười cá nhân, nx; gv chốt em gái, thực sự xấu hổ, hối hận. ? Sau khi tìm hiểu em thấy tác giả đã sử dụng ngôi kể thứ nhất- tôi- người anh có tác dụng gì? HS trả lời, nx, GV nx, chốt GV bình về mặt tốt của người anh ? Đọc 2 nhận xét sau về nhân vật người anh và cho biết em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao? NX 1: Người anh thật xấu xa, đáng ghét vì đố kị với chính em gái mình. Lỗi của người anh không thể tha thứ NX 2: Đúng là người anh có lúc không phải với em mình nhưng sau đó đã biết hối hận, xấu hổ vì hành động của chính mình. Vì vậy, người anh có thể trở thành người tốt. - Hs nêu ý kiến và lí giải - GV định hướng suy nghĩ cho HS và liên hệ 4. Củng cố, dặn dò(1’) : - Học bài - Chuẩn bị bài “ Bức tranh của em gái tôi”: ( tiết 2 ) + kể tóm tắt văn bản + Phân tích nhân vật người em RÚT KINH NGHIỆM . . 4 GV THỰC HIỆN: DƯƠNG THỊ THANH THỦY
  5. CHUYÊN ĐỀ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH Ngày soạn: 10/01/2020 Lớp dạy: 6B, 6C Tiết 82. BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI (Tiết 2) - Tạ Duy Anh - I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể truyện và miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm. - Thấy được sự chiến thắng của tình cảm trong sáng, nhân hậu đối với lòng ghen ghét, đố kị. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Tình cảm của người em đối với người anh. - Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuậy kể chuyện. - Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính. 2. Kỹ năng: - Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với tâm lí nhân vật. - Đọc - hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật. *Kĩ năng sống: + Tự nhận thức và xác định cách ứng xử: sống khiêm tốn và biết tôn trọng người khác. + Giao tiếp phản hồi lắng nghe cảm nhận trình bày suy nghĩ của bản thân về nội dung và nghệ thuật của truyện 3.Thái độ: - Kể tóm tắt câu chuyện trong đoạn văn ngắn. III. CHUẨN BỊ - GV :+ soạn bài, đọc tài liệu có liên quan đến bài dạy + Đồ dùng dạy học : SGK, SGV, giáo án. - HS : Học và Soạn bài IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định tổ chức lớp(1’) : kiểm tra sĩ số, giữ trật tự 2. Kiểm tra bài cũ (5’): Tóm tắt lại truyện “Bức tranh của em gái tôi”? 3. Bài mới. Tiết trước, chúng ta đã cùng nhau thấy sự trong sáng, đẹp đẽ trong tâm hồn của người em gái Kiều Phương.Trước tấm lòng rộng mở của em gái, liệu người anh trai có phản ứng gì ? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiếp tiết hai của bài học “ Bức tranh của em gái tôi. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn hs đọc hiểu văn bản(28’): I. Đọc – hiểu chú thích Nhân vật người em II. Đọc – hiểu văn bản - Trong truyện này, nhân vật người em hiện lên với 2. Nhân vật người em gái những nét đáng yêu, đáng quý nào? ( Về tính tình? Về - Tính tình: hồn nhiên, trong tài năng?) sáng, nhân hậu. - Theo em, tài năng hay tấm lòng của cô em gái cảm hoá - Tài năng: vẽ rất giỏi. được người anh? => Cả tài năng và tấm lòng, song Gv giảng: Dù người anh có giận, có ghét em gái thì đối với nhiều hơn ở tấm lòng trong sáng, 5 GV THỰC HIỆN: DƯƠNG THỊ THANH THỦY
  6. CHUYÊN ĐỀ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH người em, anh vẫn là người thân thuộc nhất, gần gũi nhất. hồn nhiên, độ lượng dành cho Em vẫn phát hiện ra ở anh bao điều tốt đẹp, đáng yêu. anh trai. Chính tâm hồn trong sáng và tấm lòng nhân hậu của người em đã giúp anh nhận ra tính xấu của mình, đồng thời giúp anh vượt qua lòng đố kị, tự ái, tự ti để sống tốt hơn. HOẠT ĐỘNG 2(3’): Hướng dẫn hs tổng kết văn bản III . Tổng kết ? Nêu những biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng 1. Nghệ thuật : thành công trong truyện ngắn này ? - Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất hồn nhiên, chân thực. - Miêu tả tinh tế, diễn biến tâm lí nhân vật. ? Qua truyện này, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì ? 2. Nội dung : - Sự chiến thắng của tình cảm trong sáng, nhân hậu đối với( tình cảm) tính ghen ghét, đố kị. - Truyện còn đề cao sức mạnh của nghệ thuật: nghệ thuật chân chính có sức cảm hoá mạnh mẽ đối với con người, hướng con người tới những điều tốt đẹp. HOẠT ĐỘNG 3 (8’)Hướng dẫn HS luyện tập : Bài 1 ( 35 IV.Luyện tập ) Bài 1 ( 35 ) .Gợi ý : - Hình thức : đoạn văn,đánh số câu, không tách đoạn, không mắc lỗi liên kết. - Nội dung : tả lại tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em + Ban đầu người anh đối xử với em? + Khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái thì người anh có tâm trạng gì? + Cuối cùng, người anh đã có thái độ như thế nào ? 4. Củng cố, dặn dò(1’) : * Học bài, chuẩn bị bài luyện nói: - Bài 1 ( 36 ) : cả 4 tổ cùng làm - Bài 2 ( 36 ) : tổ 1 chuẩn bị - Bài 3 ( 36 ) : tổ 2 chuẩn bị - Bài 4 ( 36 ) : tổ 3 chuẩn bị - Bài 5 ( 37 ) : tổ 4 chuẩn bị * Chuẩn bị bài “ Vượt thác”. RÚT KINH NGHIỆM: 6 GV THỰC HIỆN: DƯƠNG THỊ THANH THỦY
  7. CHUYÊN ĐỀ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH 7 GV THỰC HIỆN: DƯƠNG THỊ THANH THỦY