Phiếu bài tập môn Ngữ văn lớp 6 - Bài: Bức tranh của em gái tôi

docx 2 trang thienle22 7720
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập môn Ngữ văn lớp 6 - Bài: Bức tranh của em gái tôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_bai_tap_mon_ngu_van_lop_6_bai_buc_tranh_cua_em_gai_toi.docx

Nội dung text: Phiếu bài tập môn Ngữ văn lớp 6 - Bài: Bức tranh của em gái tôi

  1. MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 BÀI: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI A. KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ: I. Đọc và tìm hiểu chung: 1. Tác giả, tác phẩm: - Tạ Duy Anh sinh năm1959, quê ở huyện Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ: “Bức tranh của em gái tôi” là truyện ngắn đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên tiền phong. b. Thể loại: Truyện ngắn c. Ngôi kể: Ngôi thứ nhất, người anh xưng “tôi”. II. Đọc và tìm hiểu chi tiết văn bản: 1. Diễn biến tâm trạng và thái độ của nhân vật người anh: a. Thoạt đầu thấy em gái thích vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ: Người anh chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm trẻ con và nhìn bằng cái nhìn kẻ cả. b. Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện: - Người anh thất vọng về mình vì không tìm thấy ở mình một tài năng nào và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. - Từ đó nảy sinh ở người anh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em gái như trước nữa. - Nhưng người anh vẫn không thể không quan tâm đến những bức tranh của em gái, vì thế đã lén xem những bức tranh ấy và thầm cảm phục tài năng của em gái mình. c. Khi đứng trước bức tranh đạt giải của em gái: Thoạt tiên là ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Đó là diễn biến tâm lý và tình cảm rất chân thực, sinh động. 2. Nhân vật người em gái Kiều Phương: - Thích vẽ và có tài năng hội họạ. - Là cô bé hồn nhiên, ngây thơ, hiếu động.
  2. - Có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu, dành cho anh trai những tình cảm tốt đẹp, thể hiện ở bức tranh “Anh trai tôi”. Soi vào bức tranh ấy, cũng tức là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái, nhân vật người anh đã tự nhìn rõ hơn về mình để vượt lên được những hạn chế của sự tự ái và tự ti của mình. III. Tổng kết 1. Giá trị nội dung: Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội họa, truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình. 2. Giá trị nghệ thuật: Truyện đã miêu tả tâm lí nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất. B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc. Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.” (Trích “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh) 1. Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích. Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? 2. Em hãy nhận xét tâm trạng của nhân vật “tôi” được thể hiện trong đoạn trích. 3. Trong phần cuối văn bản chứa đoạn trích trên, nhân vật “tôi” đã có sự thay đổi tâm trạng khi đứng trước bức tranh có dòng chữ đề “Anh trai tôi”. Viết đoạn văn khoảng 10 câu phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” lúc đó, trong đó có sử dụng một cụm danh từ (Gạch chân và ghi chú thích). Chúc các em học tốt!