Giáo án môn học Tuần 3 - Lớp 4

doc 24 trang thienle22 6920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Tuần 3 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoc_tuan_3_lop_4.doc

Nội dung text: Giáo án môn học Tuần 3 - Lớp 4

  1. TUẦN 3: Thứ 2, ngày 09 tháng 09 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP ĐỌC Thư thăm bạn I. Mục tiêu: - Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn; Nắm được tác dụng của phần mở bài, phần kết thúc bức thư. - Bước đầu đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Có ý thức trong việc chia sẻ, cảm thông với nỗi đau của bạn bè. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc. III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: Trò chơi: Vòng tròn tình bạn. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS đọc thầm và chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn và giải nghĩa các từ khó hiểu trong nhóm. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Đọc to, lưu loát. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Rút ra nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. 4. Hoạt động thực hành: 1
  2. - GV chép đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - GV đọc diễn cảm đoạn văn. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Tìm hiểu xem xung quanh em có những ai gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Em và gia đình đã làm gì để giúp đỡ họ. ___ Tiết 2: TOÁN Triệu và lớp triệu (tiếp) I. Mục tiêu: - HS được củng cố về hàng và lớp. - Đọc, viết được một số số đến lớp triệu. BTCL: 1, 2, 3. - Rèn trí nhớ, tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đố bạn. 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và viết số đến lớp triệu - Treo tờ giấy đã ghi sẵn bài SGK/14. - Yêu cầu cả lớp viết số: 342 157 413 - Gọi 1 HS lên bảng viết số vào bảng và viết các chữ số vào vị trí của bảng phụ. - Yêu cầu HS nêu cách đọc số có nhiều chữ số. - Kết luận. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: 2
  3. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được cách đọc và viết số đến lớp triệu. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ về cách làm và kết quả các bài với bố mẹ. ___ Tiết 4: KỂ CHUYỆN Kể chuyện đã nghe, đã đọc I. Mục tiêu: - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện các bạn kể. - Kể được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu. Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể. - Rèn luyện thói quen ham đọc sách. II. Đồ dùng dạy học: - Các truyện nói về lòng nhân hậu. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài - Gọi HS đọc đề bài. GV gạch dưới những từ sau trong đề bài giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh kể chuyện lạc đề. - Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý. + Câu chuyện liên quan đến lòng nhân hậu thể hiện như thế nào? Lấy ví dụ. + Em đã nghe hoặc đã đọc câu chuyện của mình như thế nào? -Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3 và mẫu. 4. Hoạt động thực hành: a. Kể chuyện trong nhóm: HS kể chuyện theo nhóm, nhận xét, bổ sung cho nhau. - HS nối tiếp nhau kể chuyện. HS tự trao đổi ý nghĩa câu chuyện. b. Kể chuyện trước lớp: - Vài HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện. - Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. 3
  4. - Tiêu chí: + Kể được câu chuyện bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình. +Thể hiện được điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù hợp với câu chuyện. + Hiểu được ý nghĩa câu chuyện. IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện cho người thân của em cùng nghe. ___ Buổi chiều Tiết 1: KHOA HỌC Vai trò của chất đạm và chất béo I. Mục tiêu: - Hiểu được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể. - Kể những thức ăn chứa nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, ); chất béo (mỡ, dầu, bơ). Nêu được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể: + Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể. + Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min A, D, E, K. - Có ý thức ăn đủ thức ăn có chất đạm và chất béo. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình minh họa trong sgk. Phiếu học tập theo nhóm. Bộ phiếu trò chơi. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Y/c CTHĐTQ lên tổ chức trò chơi. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Vai trò của chất đạm, chất béo - Cho HS làm việc theo cặp, quan sát các hình trang 12, 13 SGK - Nêu tên các loại thức ăn có trong hình? - Cho hs hoạt động cả lớp. - Em hãy kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm mà các em ăn hằng ngày - Những thức ăn nào có chứa nhiều chất béo mà em thờng ăn hằng ngày. - Tại sao hằng ngày chúng ta cần ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm, chất béo? - Gọi HS đọc ghi nhớ. - HS đọc mục Bạn cần biết trong SGK trang 13. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được vai trò của chất đạm và chất béo. + Kể tên được một số thức ăn chứa chất đạm và chất béo. 4. Hoạt động thực hành: - Đi tìm nguồn gốc của các loại thức ăn: - Chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu các nhóm trả lời: 4
  5. - Thịt gà có nguồn gốc từ đâu? Đậu đũa có nguồn gốc từ đâu? - Nhóm nào trả lời được nhiều câu hỏi hơn nhóm đó sẽ thắng cuộc. - Tuyên dương nhóm thắng cuộc. - Như vậy thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ đâu? IV. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà cùng người thân vận dụng kiến thức đã học vào thực hiện ăn, uống hằng ngày các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo. ___ Tiết 2: LỊCH SỬ Nước Văn Lang I. Mục tiêu: - Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ: + Khoảng 700 năm TCN, nước Văn Lang nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời. + Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất. + Người Lạc Việt ở nhà sàn, hợp nhau thành các làng, bản + Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu, ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật - Rèn luyện kĩ năng quan sát lược đồ. - Thích tìm tòi, khám phá. II. Đồ dùng dạy học: - Phóng to lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - TBVN cho lớp hát, vận động tại chỗ 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - Treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ lên bảng, vẽ trục thời gian và giới thiệu về trục thời gian. - HS quan sát lược đồ và SGK trả lời câu hỏi trước lớp. - Yêu cầu HS dựa vào SGK xác định địa phận, kinh đô của nước Văn Lang trên bản đồ, xác định được thời điểm ra đời trên trục thời gian. - Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt có tên là gì? - Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào? - Nước Văn Lang hình thành ở khu vực nào? Hoạt động 2: Làm việc cá nhân 5
  6. - Yêu cầu HS đọc SGK điền vào sơ đồ các tầng lớp: Vua, lạc hầu, lạc tướng; lạc dân; nô tì cho phù hợp. - Phát phiếu học tập: Bảng thống kê phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của người Lạc Việt. - Sau khi HS điền xong, GV cho HS mô tả bằng lời mình về đời sống của người Lạc Việt. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết xác định các vị trí trên bản đồ. + Nắm được một số đặc điểm của nước Văn Lang. IV. Hoạt động ứng dụng: - Cùng với sự hỗ trợ của gia đình, em hãy kể tên một số câu chuyện cổ tích nói về phong tục của người Lạc Việt mà em biết. ___ Thứ 3, ngày 10 tháng 09 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu: - Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. - Đọc, viết được các số đến lớp triệu. BTCL: 1, 2, 3 (a, b, c); 4 (a, b). - Rèn đọc, viết số thành thạo. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Sắp thứ tự 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. 6
  7. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 4: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Hiểu được giá trị của mỗi chữ số. + Nắm được cách đọc và viết các số đến lớp triệu. IV. Hoạt động ứng dụng: - Với sự giúp đỡ của người lớn, em hỏi giá tiền một số đồ vật có giá trị đến hàng triệu đồng hoặc hàng chục triệu đồng rồi ghi lại. ___ Tiết 3: CHÍNH TẢ Nghe – viết: Cháu nghe câu chuyện của bà I. Mục tiêu: - Nắm được nội dung bài chính tả cần viết. - Nghe viết trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thơ. Làm đúng BT2a. - Có ý thức viết đúng chính tả, rèn chữ viết. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đố chữ 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu bài thơ: - GV đọc bài chính tả lần 1 - GV giới thiệu nội dung chính về bài thơ cần viết. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ khó - HS phân tích viết các chữ khó trong bài thơ. Hoạt động 3: Viết chính tả - HS viết bài. - GV đọc từng cụm từ cho HS viết. - GV đọc bài lần 2. - HS soát lại bài và sửa lỗi. - Thu 7-10 bài để nhận xét. - GV nhận xét chung. 7
  8. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Viết đúng chính tả, trình bày rõ ràng, sạch sẽ. + Nắm được nội dung đoạn cần viết. 4. Hoạt động thực hành: Bài 2a: Hoạt động nhóm - HS đọc yêu cầu và đọc mẫu. - Phát phiếu bài tập và bút dạ cho các nhóm, nhóm nào làm xong trước dán giấy lên bảng. - Nhận xét, kết luận. IV. Hoạt động ứng dụng: - Các nhóm thi đua chia sẻ hiểu biết của mình qua bài học. ___ Buổi chiều Tiết 1: KĨ THUẬT Cắt vải theo đường vạch dấu I. Mục tiêu: - HS biết cách vạch dấu trên vải và cắt theo đường vạch dấu. - Vạch được đường dấu trên vải (vạch đường thẳng, đường cong) và cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt có thể mấp mô. - GD HS có ý thức an toàn trong lao động II. Đồ dùng dạy học: - Mảnh vải, kéo, phấn, thước III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét mẫu - GV giới thiệu mẫu, hướng dẫn HS quan sát, nhận xét hình dạng các đường vạch dấu, đường cắt vải theo đường vạch dấu. - HS nêu tác dụng của việc vạch dấu trên vải và các bước cắt vải theo đường vạch dấu. Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật. 1) Vạch dấu trên vải: - GV cho HS quan sát hình 1a, 1b SGK để nêu cách dấu đường thẳng, cong trên vải. - GV đính mảnh vải lên bảng và gọi vài HS lên bảng thực hiện thao tác đánh dấu hai điểm cách nhau 15cm và vạch dấu nối hai điểm để được một đường vạch dấu thẳng trên mảnh vải. 8
  9. - 1 HS khác thực hiện lại các thao tác đường dấu cong trên vải. - GV hướng dẫn HS thực hiện một số điểm cần lưu ý. 2) Cắt vải theo đường vạch dấu: - Hướng dẫn HS quan sát hình 2a, 2b SGK để nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu. - GV hướng dẫn, bổ sung và hướng dẫn thực hiện. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Thực hành, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết cách vạch dấu trên vải và cắt theo đường vạch dấu. + Biết cắt vải theo đường vạch dấu 4. Hoạt động thực hành: - HS thực hành vạch dấu vải cắt vải theo đường vạch dấu. - HS thực hành. GV quan sát, uốn nắn. IV. Hoạt động ứng dụng: - HS trưng bày sản phẩm thực hành, HS dựa vào các tiêu chuẩn để đánh giá. ___ Tiết 2: ĐẠO ĐỨC Vượt khó trong học tập I. Mục tiêu: - Biết vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ. - Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập. Luôn có ý thức khắc phục khó khăn trong việc học tập của bản thân mình. - Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó. II. Đồ dùng dạy học: - Các mẩu chuyện, tấm gương về sự vượt khó trong học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Xử lý tình huống (trang 3/SGK) - HS xem tranh trong SGK và đọc nội dung tình huống. - HS liệt kê các cách giải quyết. - GV tóm tắt thành mấy cách giải quyết chính: + Mượn tranh ảnh của bạn để đưa cô giáo xem. + Nói dối cô là đã sưu tầm những quên ở nhà. + Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm nộp sau. - Nếu em là Long, em chọn cách nào? Từng nhóm thảo luận xem vì sao chọn cách giải quyết đó. 9
  10. - GV kết luận. + 3- 4 HS đọc ghi nhớ- SGK. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (bài 1 SGK) - GV nêu yêu cầu bài tập. - HS làm việc cá nhân. - HS trình bày ý kiến,trao đổi. - GV kết luận. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm ( BT 2 SGK) - GV nêu từng ý trong BT và yêu cầu mỗi HS tự lựa chọn và đứng vào 1 trong 3 vị trí : tán thành, phân vân, không tán thành. - Các nhóm thảo luận, giải thích lý do lựa chọn của mình. - Cả lớp bổ sung. - GV kết luận. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Có ý thức vượt khó trong học tập. IV. Hoạt động ứng dụng: - Sưu tầm và kể lại một tấm gương học sinh vượt khó mà em thấy cảm phục. ___ Tiết 3: ĐỊA LÍ Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn I. Mục tiêu: - Biết Hoàng Liên Sơn là nơi cư dân thưa thớt. - Nêu được tên một số đân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn: + Trang phục: Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng; trang phục của các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ + Nhà sàn: Được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa - Có ý thức tìm tòi về các dân tộc, tôn trọng truyền thống văn hoá của họ. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Tranh, ảnh về lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai chỉ đúng. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Hoàng Liên Sơn - nơi cư trú của một số dân tộc ít người 10
  11. - Cho HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau: - Dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt hơn ở đồng bằng? - Kể tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn. - Xếp thứ tự các dân tộc (dân tộc Dao, Mông, Thái) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao. - Giải thích vì sao các dân tộc nêu trên được gọi là các dân tộc ít người? - Người dân ở những nơi núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì? Vì sao? Hoạt động 2: Bản làng với nhà sàn - Phát PHT cho HS và HS dựa vào SGK, tranh, ảnh về bản làng, nhà sàn cùng vốn kiến thức của mình để trả lời các câu hỏi - HS thảo luận và đại diên nhóm trình bày kết quả. - Bản làng thường nằm ở đâu? Bản có nhiều hay ít nhà? - Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn? - Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì? Hoạt động 3: Chợ phiên, lễ hội, trang phục - Cho HS dựa vào mục 3, các hình trong SGK và tranh, ảnh về chợ phiên, lễ hội, trang phục (nếu có) trả lời các câu hỏi. Mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. - Chợ phiên là gì? Nêu những hoạt động trong chợ phiên. - Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. - Lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào ? Trong lễ hội có những hoạt động gì ? * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được đặc điểm dân cư sinh sống ở dãy núi Hoàng Liên Sơn. IV. Hoạt động ứng dụng: - Cùng người thân tìm hiểu xem chợ nơi em sống có gì giống và khác với phiên chợ vùng cao. ___ Thứ 4, ngày 11 tháng 09 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu: - Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. - Đọc viết thành thạo số đến lớp triệu. BTCL: 1, 2 (a,b), 3 (a); 4 - Rèn đọc, viết số thành thạo. 11
  12. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Sắp thứ tự 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 4: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Hiểu được giá trị của mỗi chữ số. + Nắm được cách đọc và viết các số đến lớp triệu. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với người thân của em. ___ Tiết 2: TẬP ĐỌC Người ăn xin I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi đau bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. - Đọc giọng nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong câu chuyện. Trả lời được câu hỏi 1,2,3. - Vun đắp tình cảm nhân hậu, sự cảm thông đối với những người có hoàn cảnh đáng thương. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc. III. Hoạt động dạy học: 12
  13. 1. Khởi động: Trò chơi: Hái hoa. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS đọc thầm và chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn và giải nghĩa các từ khó hiểu trong nhóm. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Đọc to, lưu loát. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Rút ra nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. 4. Hoạt động thực hành: -GV chép đoạn văn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - GV đọc diễn cảm đoạn văn. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc lại bài cho người thân của em cùng nghe. ___ Tiết 3: ÔN LUYỆN TOÁN Ôn hàng triệu, lớp triệu I. Mục tiêu: - Đọc, viết, so sánh, xếp thứ tự các số có đến lớp triệu. - Nêu được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. Nhận biết được dãy số tự nhiên và nêu được một số đặc điểm của dãy số tự nhiên. 13
  14. - Giáo dục học sinh yêu thích học toán, rèn tính cẩn thận, chính xác II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Xì điện 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: - HS thực hiện các bài tập vào vở Em tự ôn luyện Toán. Bài 1, 2, 3, 4: Hoạt động cặp đôi - HS làm việc theo cặp đôi. - Đổi vở dò bài. - Lần lượt nêu cách thực hiện cho nhau nghe. - Gọi HS chữa bài, nhận xét. Bài 5, 6, 7, 8: Hoạt động cá nhân - HS làm việc cá nhân - Gọi HS chữa bài, nhận xét sau mỗi bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Hiểu và làm đúng các bài tập cơ bản trong sách. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập của em với người thân. ___ Tiết 4: ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT Luyện tập về từ đơn, từ phức I. Mục tiêu: - Đọc và hiểu câu chuyện Đom Đóm tình bạn. Biết cách đối xử thân thiện với bạn bè và những người xung quanh. - Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch (hoặc tiếng có thanh hỏi/ thanh ngã). Tìm được từ đơn và từ phức. - Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Lớp vận động tại chỗ. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: - HS thực hiện các bài tập vào vở Em tự ôn luyện Tiếng Việt. Bài 2: Hoạt động cá nhân 14
  15. - HS làm việc cá nhân - Gọi HS chữa bài, nhận xét sau mỗi bài. Bài 3: Hoạt động cặp đôi - HS làm việc cặp đôi - Gọi HS chữa bài, nhận xét sau mỗi bài. Bài 4, 5: Hoạt động cá nhân - HS làm việc cá nhân - Gọi HS chữa bài, nhận xét sau mỗi bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Hiểu bài Đom Đóm tình bạn. + Làm được các bài tập có trong bài. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập của em với người thân. ___ Thứ 5, ngày 12 tháng 09 năm 2019 Buổi sáng Tiết 2: TOÁN Dãy số tự nhiên I. Mục tiêu: - Bước đậu nhận biết về số tự nhiên và dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của dãy số tự nhiên. - Nêu được 1 số đặc điểm của dãy số tự nhiên. BTCL: 1, 2a, 3b. - Rèn luyện tư duy. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Giới thiệu số tự nhiên và dãy số tự nhiên - Cho HS nêu một vài số tự nhiên đã học. - Hướng dẫn HS viết số tự nhiên theo thứ thự từ bé đến lớn. - Cho HS nêu lại các đặc điểm của dãy số tự nhiên vừa nêu. - Cho một số dãy số yêu cầu HS nhận xét dãy số nào là dãy số tự nhiên. - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK và nhận xét. Hoạt động 2: Giới thiệu một số đặc điểm của dãy số tự nhiên 15
  16. - Cho HS tập nêu đặc điểm của dãy số tự nhiên: Thêm 1 vào bất cứ số nào cũng được số tự nhiên liền sau số đó, như vậy số tự nhiên có thể kéo dài mãi, và không có số tự nhiên cuối cùng. - Cứ như vậy nếu bớt 1 ở bất kì số nào (khác 0) thì như thế nào? * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nhận biết được số tự nhiên và đặc điểm của dãy số tự nhiên. + Biết được 1 số đặc điểm của dãy số tự nhiên. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Yêu cầu HS hoạt động nhóm. - HS hoạt động nhóm. Bài 2: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân. - HS hoạt động cá nhân. Bài 3: Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi. - HS hoạt động cặp đôi. IV. Hoạt động ứng dụng: - Người lớn được một số tự nhiên, em đọc tiếp năm số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ số tự nhiên người lớn đã đọc. ___ Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Từ đơn và từ phức I. Mục tiêu: - Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức. - Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ. Bước đầu làm quen với từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ. - Có ý thức sử dụng từ đơn, từ phức đúng trong khi viết văn. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nhận xét - Yêu cầu HS đọc câu văn trên bảng lớp. - Mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo. Câu văn có bao nhiêu từ? - Em có nhận xét gì về các từ trong câu văn trên ? Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu 16
  17. - Yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phiếu - Gọi 2 nhóm HS dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Chốt lại lời giải đúng. Bài 2: - Từ gồm có mấy tiếng? - Tiếng dùng để làm gì? Từ dùng để làm gì? - Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức? Hoạt động 2: Ghi nhớ - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. - Yêu cầu HS tiếp nối nhau tìm từ đơn và từ phức. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Phân biệt được tiếng và từ. + Nhận biết được từ đơn và từ phức. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu học tập. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài, GV hướng dẫn những em gặp khó khăn. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS trình bày, sửa lỗi. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với người thân của em. ___ Tiết 4: TẬP LÀM VĂN Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật I. Mục tiêu: - Biết được 2 cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật của nhân vật và tác dụng của nó: Nói lên tính cách của nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện. - Bước đầu biết kể lại lời nói của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo 2 cách: trực tiếp, gián tiếp. - Có ý thức rèn luyện tính cách tốt. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai - ở câu chuyện nào? 2. Giới thiệu bài. 17
  18. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nhận xét Bài 1: -Yêu cầu HS tự làm bài. -GV đưa bảng phụ để HS đối chiếu. Bài 2: - Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu ? - Nhờ đâu mà em đánh giá được tính nết của cậu bé ? Bài 3 - Yêu cầu HS đọc thầm, thảo luận cặp đôi câu hỏi : Lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể đã cho có gì khác nhau ? - Ta cần kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật để làm gì ? - Có những cách nào để kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật ? Hoạt động 2: Ghi nhớ - Gọi HS đọc ghi nhớ. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được cách kể lại lời nói, hành động của từng nhân vật. + Biết kể lại lời nói của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo 2 cách. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận suy nghĩ và tự làm bài. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS trình bày, chú ý chữa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. IV. Hoạt động ứng dụng: - Em cùng người thân tìm những đoạn văn có lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp. ___ Thứ 6, ngày 13 tháng 09 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Viết số tự nhiên trong hệ thập phân I. Mục tiêu: - Biết sử dụng 10 chữ số để viết số trong hệ thập phân. 18
  19. - Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. BTCL: 1,2,3 - Rèn luyện tư duy. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Đặc điểm của hệ thập phân - HS lên bảng điền. - Cả lớp làm vào giấy nháp. - 10 đơn vị = 1 chục 10 chục = 1 trăm 10 trăm = 1 nghìn - Cứ 10 đơn vị ở một hàng thì tạo thành mấy đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó? - Hãy sử dụng các chữ số trên để viết các số sau: Chín trăm chín mươi chín - Cả lớp viết vào giấy nháp (999, ) + Hãy nêu giá trị của các chữ số trong số 999. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Yêu cầu HS hoạt động nhóm. - HS hoạt động nhóm. Bài 2: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân. - HS hoạt động cá nhân. Bài 4: Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi. - HS hoạt động cặp đôi. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Viết được các số tự nhiên trong hệ thập phân. + Biết được giá trị của mỗi chữ số trong số đó. IV. Hoạt động ứng dụng: - Người lớn được một số tự nhiên, em đọc tiếp năm số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ số tự nhiên người lớn đã đọc. ___ Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Mở rộng vốn từ: Nhân hậu – Đoàn kết I. Mục tiêu: 19
  20. - Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Nhân hậu - Đoàn kết. - Biết cách MRVT có tiếng hiền, tiếng ác. - Ham thích học hỏi môn Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận suy nghĩ và tự làm bài. - Sau mỗi HS trình bày, GV nhận xét, bổ sung, kết luận về câu trả lời đúng. Bài 2: Hoạt động nhóm - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS trình bày, chú ý chữa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS. Bài 3: Yêu cầu HS hoạt động nhóm. - HS hoạt động nhóm. Bài 4: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân. - HS hoạt động cá nhân. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được một số từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu. + Biết cách MRVT có tiếng hiền, tiếng ác. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với người thân của em. ___ Tiết 4: TẬP LÀM VĂN Viết thư I. Mục tiêu: - Nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư. - Vận dụng kiến thức đã học để viết được bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn. - GD HS biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người khác qua những bức thư. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 20
  21. 1. Khởi động: Thi vẽ trang trí phong bì thư 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nhận xét - Yêu cầu HS đọc lại bài Thư thăm bạn trang 25, SGK. - Bạn Long viết thư cho bạn Hồng để làm gì? - Đầu thư bạn Long viết gì? - Long thăm hỏi tình hình gia đình và địa phương của Hồng như thế nào? - Bạn Long thông báo với Hồng tin gì? - Theo em, nội dung bức thư cần có những gì? - Qua bức thư, em nhận xét gì về phần Mở đầu và phần Kết thúc ? Hoạt động 2: Ghi nhớ - Gọi HS đọc ghi nhớ. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được mục đích của việc viết thư, cấu trúc của một bức thư. + Biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước sau để tạo nên câu chuyện. 4. Hoạt động thực hành: - Yêu cầu HS trao đổi, viết vào phiếu nội dung cần trình bày. - Gọi các nhóm hoàn thành trước dán phiếu lên bảng, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Nhận xét để hoàn thành phiếu đúng : - Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai? Mục đích viết thư là gì ? - Thư viết cho bạn cùng tuổi cần xưng hô như thế nào? Cần thăm hỏi bạn những gì? - Em cần kể cho bạn những gì về tình hình ở lớp, trường mình? - Em nên chúc, hứa hẹn với bạn điều gì? IV. Hoạt động ứng dụng: - Viết một bức thư thăm hỏi một người thân ở xa. ___ Buổi chiều Tiết 2: KHOA HỌC Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ I. Mục tiêu: - Kể tên những thức ăn chứa nhiều vi-ta-min (cà rốt, lòng đỏ trứng, các loại rau, ), chất khoáng (thịt, cá, trứng, các loại rau có lá màu xanh thẵm, ) và 21
  22. chất xơ (các loại rau). - Nêu được vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể. - Có ý thức trong việc sử dụng thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ. II. Đồ dùng dạy học: - Hình SGK, phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng? 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Những loại thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ. Bước 1: Hoạt động cặp đôi - Quan sát các hình minh hoạ ở trang 14, 15 / SGK và nói với nhau biết tên các thức ăn có chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ. Bước 2: Hoạt động cả lớp. - Em hãy kể tên những thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ ? - GV ghi nhanh những loại thức ăn đó lên bảng. Hoạt động 2: Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ. Bước 1: Thảo luận nhóm theo định hướng. -GV chia lớp thành 3 nhóm. Đặt tên cho các nhóm là nhóm vi-ta-min, nhóm chất khoáng, nhóm chất xơ và nước, sau đó phát giấy cho HS. -Yêu cầu các nhóm đọc phần Bạn cần biết và trả lời các câu hỏi sau: - Ví dụ về nhóm vi-ta-min. + Kể tên một số vi-ta-min mà em biết. Nêu vai trò của các loại vi-ta-min đó. + Thức ăn chứa nhiều vi-ta-min có vai trò gì đối với cơ thể ? - Ví dụ về nhóm chất khoáng. + Kể tên một số chất khoáng mà em biết? Nêu vai trò của các loại chất khoáng đó? Nếu thiếu chất khoáng cơ thể sẽ ra sao? - Ví dụ về nhóm chất xơ và nước. + Những thức ăn nào có chứa chất xơ? Chất xơ có vai trò gì đối với cơ thể? Bước 2: - GV kết luận (Mục Bạn cần biết) * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết những thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ. + Nắm được vai trò của vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ. 22
  23. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nói với người thân các loại thức ăn gia đình đang sử dụng tuộc những nhóm chất dinh dưỡng nào? Nói về vai trò của những thức ăn này đối với cơ thể người. ___ Tiết 3: SINH HOẠT TẬP THỂ I. Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 3. - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. II. Đánh giá tình hình tuần qua: 1. Khởi động: - Cho HS chơi trò chơi. + HS chơi trò chơi. 2. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động trong tuần: - Yêu cầu lớp trưởng lên điều hành lớp. + Lớp trưởng lên điều hành lớp. + Các nhóm lên báo cáo tình hình. - GV nhận xét. a. Đạo đức: - Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo - Không có hiện tượng gây mất đoàn kết -Ăn mặc đồng phục đúng quy định. b. Học tập: - Truy bài đầu giờ thực hiện có hiệu quả - Một số em chưa có ý thức học: Phát, Đức, An, - Một số em có tinh thần vươn lên trong học tập: Tuyết, Huy c. Công tác vệ sinh - Vệ sinh đầu giờ: + Các em tham gia đầy đủ + Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ - Vệ sinh cá nhân: đa số các em thực hiện tốt; bên cạnh đó có em Phát cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ hơn. III. Phương hướng tuần 4: - Tiếp tục duy trì mọi hoạt động như tuần 3. - Giúp đỡ một số em yếu về tính toán: Huy, Phát, Nhàn, Mạnh, - Bồi dưỡng HSG và một số em viết chữ đẹp: Nhàn, Tuyết, - Nhắc nhở các em một số công việc trong tuần. 23
  24. + Tích cực phát biểu bài và chú ý nghe giảng. + Làm bài và có ý thức chuẩn bị bài. + Trực nhật vệ sinh khu vực và trong lớp sạch sẽ. + Tưới nước, nhổ cỏ và chăm sóc hoa. ___ Kí duyệt giáo án ngày 09 tháng 09 năm 2019 PHT Trần Thị Mỹ Dạ 24