Giáo án Lớp 4 – Tuần 8 – Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy

doc 26 trang thienle22 3700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 – Tuần 8 – Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_8_giao_vien_hoang_thi_le_tu_truong_tieu_h.doc

Nội dung text: Giáo án Lớp 4 – Tuần 8 – Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy

  1. TUẦN 8 Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2020 TOÁN: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ (T1) 1. Mục tiêu: *KT: Em biết: Cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. *KN: Bước đầu giải được bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. *TĐ: Có thái độ kiên trí tìm tòi trong học tập, yêu thích môn học * NL: Phát triển năng lực toán học, Năng lực phân tích lôgic. 2.Chuẩn bị đồ dùng dạy học : - Bảng nhóm 3. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không 4. Điều chỉnh nội dung hoạt động: Hướng dẫn học sinh thực hiện theo logo ở SHD. HĐ 1: Khởi động: - BVN tổ chức cho lớp trò chơi “ Hái hoa dân chủ” *Đánh giá: - Tiêu chí: +Biết cách tính nhẫm kết quả của các phép tính trong hoa. + HS chơi sôi nổi. - PP: Quan sát, kĩ thuật khác, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, trò chơi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 2: Đọc bài toán và quan sát sơ đồ tóm tắt, viết tiếp vào chỗ chấm trong bài toán cho thích hợp.( SHD) *Đánh giá: - Tiêu chí: HS biết được các kí hiệu trong tóm tắt bài toán, biết cách tìm 2 lần số bé ( số lớn) và hiểu vì sao phải tìm hai lần số bé( số lớn) như thế để làm gì?. Rút ra được công thức tìm số bé và tìm số lớn. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 3: (BT3) Giải bài toán sau bằng hai cách. * Đánh giá: - Tiêu chí: HS biết vận dụng công thức tìm số bé( tìm số lớn ở HĐ 1) để giải bài toán bằng hai cách. Và nắm cách giải dạng toán này ( Một cách giải chỉ dùng 1 công thức) - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. 5. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: - Đối với HS TTC : GV cùng HS TTN giúp đỡ các em hiểu và làm được BT3
  2. - Đối với HS TTN: Hoàn thành tốt các bài tập và giúp đỡ các bạn TTC trong nhóm TIẾNG VIỆT: BÀI 8A: BẠN SẼ LÀM GÌ NẾU CÓ PHÉP LẠ( T1) I. Mục tiêu: * KT:+ Đọc, hiểu bài “ Nếu chúng mình có phép lạ” + Hiểu nghĩa của các từ khó trong bài. + Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. * KN: Đọc diễn cảm bài thơ vói giọng hồn nhiên vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi mơ ước về một tương lai tốt đẹp. * TĐ:HS yêu thích môn học. Biết mơ ước những điều tốt đẹp. * NL: Phát triển năng lực ngôn ngữ; năng lực tự học. Năng lực hợp tác. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III. Hoạt động dạy và học *Khởi động: -Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn trơi trò chơi kể cho nhau nghe về ước mơ của mình. * Đánh giá: - Tiêu chí: + Kể một cách hồn nhiên về ước mơ của mình. - PP: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - GV tương tác. - Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học. HS ghi đầu bài. - HS đọc mục tiêu A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: HĐ1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. Việc 1: Cá nhân lần lượt quan sát tranh trong bài nếu chúng mình có phép lạ và trả lời câu hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? Các bạn nhỏ mơ ước có phép lạ để làm gì? Việc 2: Em và bạn chia sẻ câu trả lời của mình Việc 3: Nhóm trưởng mời các bạn nêu ý kiến của mìn - Cho các nhóm lên chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm. - Giáo viên tương tác với học sinh dẫn dắt vào bài “Nếu chúng mình có phép lạ”
  3. * Đánh giá: - Tiêu chí: +Nêu đúng cảnh vẻ trong bức tranh. Và nói về mơ ước có phép lạ của các bạn nhỏ theo suy nghỉ của bản thân. (Tranh vẽ các bạn nhỏ xung quanh có rất nhiêu hao quả, nhiều con chim bồ câu tráng và một bầu trời rất đẹp) - PP: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ2. Nghe đọc bài. Nghe 2 bạn đọc bài nếu chúng mình có phép lạ – Các bạn theo dõi, đọc thầm. * Đánh giá: - Tiêu chí: +Lắng nghe chăm chú, biết ngắt đúng nhịp thơ. - PP: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ3. Cùng luyện đọc Việc 1: Cá nhân tự luyện Việc 2: Nhóm trưởng điều hành các bạn cùng luyện đọc Việc 3: chia sẻ trước lớp * Đánh giá: - Tiêu chí: +HS đọc đúng các từ khó ( ngọt lành,vì sao). Đọc trôi chảy, diễn cảm, đảm bảo tốc độ, không sai tiếng, ngát nghỉ đúng nhịp thơ. - PP:Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ4. Tìm hiểu ý chính ở cột B cho mỗi khổ thơ ở cột A. Việc 1: Từng bạn đọc thầm và trả lời các câu hỏi và ghi ra nháp ý trả lời của mình Việc 2: Viết xong, Em chủ động chia sẻ câu trả lời của mình cho bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung nếu thiếu. Việc 3: Ban học tập cùng chia sẻ . Giáo viên tương tác . * Đánh giá: - Tiêu chí: + Nối đúng nội dung các khổ thơ. ( a-4 ; b -1 ; c- 3; d -2) - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
  4. HĐ5. Việc lặp lại nhiều lần câu “ Nếu chúng mình có phép lạ” trong bài thơ nói lên điều gì? Việc 1: Cá nhân tự suy nghĩ Việc 2: GV huy động * Đánh giá: - Tiêu chí: + Nêu được nội dung của bài tập đọc. từ đó liên hệ bản thân và vận dụng được vào cuộc sống hàng ngày. (nói lên ước mơ của các bạn nhỏ rất thiết tha.) - PP:Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.tôn vinh học tập. * Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Đọc cho người thân nghe bài tập đọc này và trao đổi về ý nghĩa của bài đọc TIẾNG VIỆT: BÀI 8A. BẠN SẼ LÀM GÌ NẾU CÓ PHÉP LẠ ( T2) 1. Mục tiêu * KT: Viết đúng tên người tên địa lí nước ngoài. Nắm được quy tắc viết tên người tên địa lí nước ngoài. *KN: Vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết tên người tên địa lí nước ngoài để viết đúng tên người tên địa lí nước ngoài phổ biến quen thuộc *TĐ: Thái độ thích tìm tòi, nghiên cứu về ngôn ngữ viết được người Việt Nam sử dụng. *NL: Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác chia sẻ. 2.Chuẩn bị đồ dùng dạy học : - Bảng nhóm , phiếu học tập BT6 3. Điều chỉnh nội dung dạy học: BT1 phần hoạt động thực hành cá nhân viết vào vở nháp 4. Điều chỉnh nội dung hoạt động: Không HĐ 1: Khởi động: - BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ Ghi tên các nhân vật có trong bài ở vương quốc tương lai” *Đánh giá: - Tiêu chí : Học sinh ghi đúng tên các nhân vật có trong bài tập đọc ở vương quốc tương lai. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
  5. HĐ 2: (BT6)Tìm hiểu về cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài. *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: - HS biết cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài đó là khi viết tên người tên địa lí nước ngoài ta phải viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên đó gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có dấu gạch nối. - Có một số tên người tên địa lí nước ngoài được viết như cách viết tên riêng Việt Nam đó là những tên được phiên âm theo âm Hán Việt. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 3: Viết lại những tên riêng sau cho đúng quy tắc. *Đánh giá: +Tiêu chí: - Viết đúng các tên riêng có trong BT. - Khổng Tử, An- be Anh - xtanh. Crit- xti- an. I-u-ri Ga-ga-rin, Mô-rít- xơ Mát- téc- lích. - Luân Đôn, Xanh Pê-téc- bua. Tô – ki- ô. A-ma- dôn. Ni-a-ga-ra. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập 5. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: - Đối với HS TTC : GV cùng HS TTN giúp đỡ các em hiểu và làm BT1. - Đối với HS TTN: Hoàn thành tốt các BT và giúp đỡ các bạn TTC trong nhóm viết tên những bạn nước ngoài mà em biết qua bài học hoặc qua những câu chuyện đã nghe, đã đọc. 6. Hướng dẫn ứng dụng: Về nhà hỏi người thân tên thủ đô của một số nước trên thế giới. KHOA HỌC : BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH? 1. Mục tiêu * KT: Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh. Phân biệt được lúc cơ thể bị bệnh và lúc cơ thể khỏe mạnh. Nói ngay với cha mẹ hay người lớn khác khi cảm thấy bị bệnh, cảm thấy cơ thể khó chịu. * KN: Biết vận dụng những hiểu biết đã có để vận dụng vào cuộc sống, đặc biệt là trong những lúc cơ thể khó chịu mệt mỏi. * TĐ:Có ý thức thực bảo vệ sức khỏe của bản thân. * NL: Giúp HS phát triển năng lực quan sát, năng lực hợp tác. 2.Chuẩn bị đồ dùng dạy học : - Tranh minh học 3. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không 4. Điều chỉnh nội dung hoạt động: Hướng dẫn học sinh thực hiện theo logo ở SHD.
  6. HĐ 1: Khởi động - BVN Tổ chức cho cả lớp trò chơi “ Truyền điện” kể tên các loại bệnh thông thường mà em biết. * Đánh giá: - Tiêu chí: kể được một số bệnh thông thường. HS phản ứng nhanh, kết quả không trùng lặp. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 2: Liên hệ thực tế. * Đánh giá: - Tiêu chí: +Hs nêu đúng tên các bệnh mà mình đã từng bị, nói rõ cảm giác của bản thân lúc ấy như thế nào. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 3: Quan sát tranh, chỉ và trả lời. * Đánh giá: - Tiêu chí: +HS trả lời đúng thể hiện của bạn trong tranh và sắp xếp đúng những tranh thể hiện ban ấy đạng bị bênh, đang khỏe mạnh, đang được khám bệnh. Giải thích được nhìn vào dấu hiệu nào trong tranh để nói lên điều đó. + Tranh 2, 4, 9 Bạn nam đang khỏe mạnh. + Tranh 3,7,8 bạn nam đang bị bệnh. + Tranh 1,5,6 bạn nam đang được khám bệnh - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ4: Đọc nội dung SHD và trả lời. * Đánh giá: - Tiêu chí: HS nêu đúng các biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh. Biết được những việc cần làm khi mình bị bệnh. + Khi bị bệnh cơ thể có những biểu hiện: mệt mỏi, chán ăn, khó chịu , hắt hơi, chảy nước mũi, đau trong người, nôn, tiêu chảy ,sốt + Khi cơ thể khó chịu, có biểu hiện bị bệnh thì phải báo ngay cho cha mẹ, thầy cô bạn bè hoạc người lớn biết để kịp thời phát hiện và chữa trị. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 5,6: (Như SHD) * Đánh giá: - Tiêu chí: HS biết cách xử lí khi mình bị bệnh. Dựa vào tình huống đóng vai và nói lên cách xử lí của mình. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
  7. 5. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: - Đối với HS TTC : GV cùng HS TTN giúp đỡ các em hoàn thành BT 3 - Đối với HS TTN: Hoàn thành BT của mình và giúp đỡ các bạn trong nhóm 6. Hướng dẫn ứng dụng: Về nhà cùng với bố mẹ hoàn thành phần SHD. ÔN TIẾNG VIỆT: ÔN LUYỆN TUẦN 7 1. Mục tiêu *KT: +Đọc và hiểu truyện “ Cây bút thần”. Biết kể về những giấc mơ thể hiện niềm ao ước của con người trong cuộc sống. +Viết đúng các tiếng có chứa vần ươn/ương + Viết đúng tên người tên địa lí Việt Nam. + Phát triển được nội dung câu chuyện theo ý mình. *KN: Vận dụng những hiểu biết của mình để hoàn thành các bài tập và vào trong cuộc sống. *TĐ: Giúp HS có thái độ trung thực trong thi cử. *NL: Rèn luyện năng lực ngôn ngữ; năng lực diễn đạt. 2. Đồ dùng dạy học: - Vở em tự ôn luyện 3. Hoạt động dạy học: HĐ1: Khởi động ( Bỏ BT1) Cho cả lớp trò chơi “ Mời bạn” nói lên ước mơ của mình *Đánh giá: - Tiêu chí: HS nói tự nhiên theo suy nghĩ của mình. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 2: Ôn luyện BT3(theo tài liệu): Đọc câu chuyện “ Cây bút thần” và trả lời câu hỏi. *Đánh giá: - Tiêu chí: Hiểu và trả lời đúng câu hỏi về nội dung của bài . Trả lời to, rõ ràng, mạnh dạn, diễn đạt theo cách hiểu của mình. Biết liên hệ bản thân và rút ra ý nghĩa của câu chuyện. Câu a: Những chi tiết cho thấy Mã Lương rất thích vẻ:Khi kiếm củi trên núi, em lấy que củi vạch xuống đất,vẻ những con chim đang bay trên đỉnh núi. Lúc cắt cỏ ven sông em nhúng tay xuống nước rồi vẻ tôm cá trên đá. Những chi tiết cho thấy Mã Lương vẻ rất tài : vẻ chim người ta tưởng như sắp được chim hót, vẻ cá người ta tưởng được trông thấy cá bơi. Câu b: Cây bút thần của Mã Lương rất kì diệu. Vẽ chim, chim tung cánh bay, vẽ cá,cá vẩy đuôi trườn xuống sông bơi lượn trước mặt em, vẽ cày, vẽ cuốc cho bà con những người nghèo trong làng dùng.
  8. Câu c: Câu chuyện thể hiện được ước mơ của con người là : Con người muốn có một sức mạnh, có đam mê thì có thể làm được tất cả để có một cuộc sống đầy đủ ấm no. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 3: Bài tập 4b, 5 *Đánh giá: -Tiêu chí: Tìm đúng các câu viết đúng chính tả. Viết lại đúng tên địa lí Việt Nam. BT4b:- Chim kêu vượn hót. Vẽ đường cho hươu chạy BT5: Thê Húc, Ngọc Sơn, Tháp Bút. -PP: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. 4. Hoạt động ứng dụng: (Thực hiện theo tài liệu ) Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2020 TOÁN: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ (T2) 1. Mục tiêu: *KT: Em biết: Cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. *KN: Bước đầu giải được bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. *TĐ: Có thái độ kiên trí tìm tòi trong học tập, yêu thích môn học * NL: Phát triển năng lực toán học, năng lực phân tích lôgic. 2.Chuẩn bị đồ dùng dạy học : - Bảng nhóm 3. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không 4. Điều chỉnh nội dung hoạt động: Hướng dẫn học sinh thực hiện theo logo ở SHD. HĐ 1: Khởi động: - BVN tổ chức cho lớp trò chơi “ Hái hoa dân chủ” *Đánh giá: - Tiêu chí: +Nêu được công thức tính số lớn và số bé. + HS chơi sôi nổi. - PP: Quan sát, kĩ thuật khác, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn,trò chơi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 2: Giải các bài toán sau: (1,2,3, 4) * Đánh giá: - Tiêu chí: + Xác định được thành phần nào là tổng, thành phần nào là hiệu, thành phần nào là số bé, thành phần nào là số lớn để áp dụng vào công thức tính.
  9. + HS biết vận dụng công thức tìm số bé( tìm số lớn ) để giải bài toán bằng hai cách. Và nắm cách giải dạng toán này ( Một cách giải chỉ dùng 1 công thức) + Trình bày đẹp, số viết rõ ràng, đẹp. - PP: Quan sát, vấn đáp,viết - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập, viết nhận xét. 5. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: - Đối với HS TTC : GV cùng HS TTN giúp đỡ các em hiểu và làm được BT3,4 - Đối với HS TTN: Hoàn thành tốt các bài tập và giúp đỡ các bạn TTC trong nhóm và làm thêm BT sau: An có 38 viên bi xanh và đỏ. Số bi xanh ít hơn số bi đỏ là 6 viên. Hỏi An có bao nhiêu viên bi xanh, bao nhiêu viên bi đỏ? 6. Hướng dẫn ứng dụng: Về nhà cùng với bố mẹ hoàn thành phần ứng dụng SHD TIẾNG VIỆT: BÀI 8A: BẠN LÀM GÌ NẾU CÓ PHÉP LẠ (T3) 1. Mục tiêu: *KT : Viết đúng một đoạn văn , viết đúng các từ có tiếng bắt đầu bằng r/d/gi. Viết đúng các tên riêng được phiên âm từ tiếng nước ngoài ( tránh sai lỗi chính tả phương ngữ s/x . ân/anh) * KN: Luyện viế đúng mầu, chữ đẹp, nết sắc sảo và thoáng. Kĩ năng viết đúng chính tả. * TĐ: Kiên trì rèn luyện chữ viết, đam mê sáng tạo trong luyện chữ. * NL: Phát triển năng thẩm mĩ, năng lực trình bày văn bản. Năng lực tự học. 2.Chuẩn bị đồ dùng dạy học : - Phiếu học tập BT4a 3. Điều chỉnh nội dung dạy học: Viết đúng các tiếng: Giô-dép, Ác-boa, Lu-I Pa- xtơ, Quy-dăng- xơ. 4. Điều chỉnh nội dung hoạt động: Hướng dẫn học sinh thực hiện theo logo ở SHD. (Chọn BT4a) HĐ 1: Khởi động: - BVN tổ chức cho các bạn trong hát một bài HĐ 2,3: Luyện viết *Đánh giá: -Tiêu chí : +HS nghe viết đúng chính tả, chữ viết đúng kĩ thuật, trình bày đúng văn bản của một đoạn văn. + Viết chính xác từ khó: Giô-dép, Ác-boa, Lu-I Pa-xtơ, Quy-dăng- xơ. + Viết đảm bảo tốc độ 75 chữ/ 15 phút, chữ đều trình bày đẹp. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
  10. HĐ4: Làm bài tập 4a Tìm và viết các từ bắt đầu bằng r/d/gi. *Đánh giá: - Tiêu chí:+ Tìm và ghi đúng chính tả các tiếng bắt đầu bằng r/d/gi +Tự hoàn thành bài của mình, biết cách chia sẻ kết quả với bạn. BT4a: rẻ , danh nhân, giường -PP: Quan sát, vấn đáp. - KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập 5. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: - Đối với HS TTC : GV cùng HS TTN giúp đỡ các em đọc đúng và viết đúng từ khó trong bài viết chính tả. - Đối với HS TTN: Giúp HS TTC hoàn thành BT4, soát lại lỗi chỉnh tả. 6. Hướng dẫn ứng dụng: Về nhà cùng với người thân hoàn thành phần ứng dụng SHD TIẾNG VIỆT: BÀI 8B: ƯỚC MƠ GIẢN DỊ ( T1) 1. Mục tiêu: *KT: Đọc- hiểu bài “ Đôi giày ba ta màu xanh”. Hiểu nghĩa của các từ khó trong bài. Hiểu ý nghĩa của bài: Để vận động câu bé lang thang đi học, chị phụ trách đã quan tâm đến ước mơ của cậu, làm cho cậu rất xúc động, vui sướng vì được thưởng đôi giày trong buổi đến lớp đầu tiên. *KN: Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể và tả chậm rải, nhẹ nhàng hợp với nội dung hồi tưởng lại niềm ao ước của chị phụ trách . Thể hiện được niềm xúc động vui sướng của cậu bé khi được thưởng đôi giày trong buổi đầu đến lớp. * TĐ: Giúp HS biết thuyết phục người khác bằng sự quan tâm của mình. * NL: Phát triển năng lực ngôn ngữ; năng lực giao tiếp. 2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học : - Tranh minh học 3. Điều chỉnh nội dung dạy học: Học sinh đọc đúng các từ ngữ: Đọc đúng các câu cảm, các tiếng (ngọ nguậy, hàng khuy dập), ngắt nghỉ đúng các câu dài. 4. Điều chỉnh nội dung hoạt động: Hướng dẫn học sinh thực hiện theo logo ở SHD. HĐ 1: Khởi động: - BVN tổ chức cho lớp chơi trò chơi" kể những ước muốn của mình". * Đánh giá: - Tiêu chí : Tham gia trò chơi vui nhiệt tình. Giải thích được vì sao mình có ước mơ như vậy. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
  11. HĐ 2: Quan sát tranh và đoán xem vì sao cậu bé đeo đôi giày màu xanh trong tranh lại vui như vậy. - Tiêu chí: HS nói được suy nghĩ của mình về cậu bé. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ3,4,5: (theo tài liệu) *Đánh giá: - Tiêu chí: Đọc đúng chính tả, phát âm rõ ràng, ngắt nghỉ đúng, đảm bảo tốc độ. Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể và tả chậm rải, nhẹ nhàng hợp với nội dung hồi tưởng lại niềm ao ước của chị phụ trách . Thể hiện được niềm xúc động vui sướng của cậu bé khi được thưởng đôi giày trong buổi đầu đến lớp. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ6: (theo tài liệu): Thảo luận, trả lời câu hỏi * Đánh giá -Tiêu chí: Trả lời đúng các nội dung câu hỏi tìm hiểu bài nêu được nội dung chính của bài: Để vận động cậu bé lang thang đi học, chị phụ trách đã quan tâm đến ước mơ của cậu, làm cho cậu rất xúc động, vui sướng vì được thưởng đôi giày trong buổi đến lớp đầu tiên. + Học sinh trả lời to, rõ ràng, mạnh dạn, diễn đạt theo cách hiểu của mình. Câu 1: Cổ giày ôm sát chân, thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả,màu vải như màu gia trời ngày thu. Phần thân gần sát cổ có hai hàng khuy dập luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang qua. Câu 2: Chị quyết định thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanh trong buổi đầu cậu đến lớp. Câu 3: Vì biết Lái thích đôi giày ba ta và muốn đem lại niềm vui cho cậu. Câu 4: Lái xúc động vui sướng vì cậu đã từng mơ ước có đôi giày ba ta màu xanh. -PP: quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. 5. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: - Đối với HS TTC : GV cùng HS TTN giúp đỡ HSCHT đọc đúng các từ khó cần luyện - Đối với HS TTN : Đọc diễn cảm toàn bài và giúp HSTTC đọc đúng, trôi chảy và hoàn thành BT5 6. Hướng dẫn ứng dụng: Về nhà cùng với người thân đọc lại bài nhiều lần và kể cho người thân nghe ước mơ của mình.
  12. ĐẠO ĐỨC TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (T2) I. Mục tiêu * KT: Học xong bài này HS:- Biết tiết kiện tiền của, những việc làm cụ thể trong cuộc sống để tiết kiệm tiền của. Động viên mọi người cùng thực hiện tiết kiệm tiền của. * KN: HS biết tiết kiệm tiền, giữ gìn sách vở, đồ dùng, tắt điện tắt quat khi ra khỏi phòng trong sinh hoạt hàng ngày. * TĐ: Giúp HS có thái độ tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày. * NL: Phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề. II. Đồ dùng dạy học: - Hình ảnh minh họa III. Hoạt động dạy - học A/ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * HĐ 1: Khởi động: BVN : Tổ chức cho lớp chơi trò chơi hái hoa dân chủ (xử lí tình huống trong cuộc sống hằng ngày). * Đánh giá: - Tiêu chí : - Học sinh xử lí tốt các tình huống xảy ra hàng ngày ở nhà cũng như ở lớp. Nêu cách xử lí ngắn gọn dễ hiểu. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. * HĐ 2: Làm việc với phiếu học tập Việc 1: Em đọc yêu cầu của phiếu học tập và ghi lại những việc nên làm, những việc không nên làm để tiết kiệm tiền của. Việc 2: Em và bạn cùng trao đổi. Việc 3: Chia sẻ trong nhóm Việc 4: Chia sẻ trước lớp (GV cùng tương tác với HS để chốt kiến thức) *Đánh giá: - Tiêu chí : Học sinh liệt kê được những việc nên làm và những việc không nên làm và giải thích được vì sao. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. * HĐ 3: Làm BT3,4 ( xử lí tình huống) Việc 1: Em thực hiện bài tập 3, 4 và xử lí tình huống theo suy nghĩ của mình Việc 2: Em và bạn cùng trao đổi với nhau. Báo cáo với cô giáo kết quả ý kiến của mình. GV huy động kết quả và chốt kiến thức.
  13. * Đánh giá: - Tiêu chí : Học sinh nói rõ cách xử lí của mình và giải thích được vì sao em làm như vậy. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 4: Đóng vai. Việc 1: Nhóm trưởng yêu cầu cá nhân trong nhóm đọc nội dung trong SGK và cho ý tưởng đống vai.( Chọn nội dung) Việc 2: Phân công vai và cùng nhau thực hành tại nhóm. Việc 3: Chia sẻ trong nhóm Việc 4: Chia sẻ trước lớp ( GV cùng tương tác với HS để chốt kiến thức) *Đánh giá: + Tiêu chí : Học sinh vào vai tự nhiên, xử lí khéo léo các tình huống. + PP: Quan sát,vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 5: BT6,7 Việc 1 : Kể cho nhau nghe về một người biết tiết kiệm tiền của. Trao đổi với bạn về cách thực hiện việc tiết kiện của mình. Việc 2 : Chia sẻ trong nhóm Việc 3 : Chia sẻ trước lớp (GV cùng tương tác với HS để chốt kiến thức) *Đánh giá: - Tiêu chí : Học sinh kể được một người và những việc làm cụ thể của họ cho thấy họ tiết kiệm rất tốt. Nói được những việc mình cần làm thể hiện được việc tiết kiệm tiền của của bản thân. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Cùng gia tìm hiểu những việc làm nào của bố mẹ nhằn tiết kiệm để học tập.
  14. KHOA HỌC : ĂN UỐNG THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH? 1. Mục tiêu * KT: - Người bị bệnh cần ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Có ý thức ăn uống hợp lí khi bị bệnh. Nêu được cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy * KN: - Biết vận dụng những hiểu biết đã có để vận dụng vào cuộc sống, đặc biệt là trong những lúc cơ thể bị bệnh - Pha được dung dịch ô-đê- dôn và biết cách chuẩn bị nước cháo muối. * TĐ: Có ý thức thực bảo vệ sức khỏe của bản thân. * NL: Giúp HS phát triển năng lực quan sát, năng lực hợp tác. 2.Chuẩn bị đồ dùng dạy học : - Tranh minh họa 3. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không 4. Điều chỉnh nội dung hoạt động: Hướng dẫn học sinh thực hiện theo logo ở SHD. HĐ 1: Khởi động BVN Tổ chức cho cả lớp hát một bài. HĐ 2: Liên hệ thực tế. * Đánh giá: - Tiêu chí: +HS nêu đúng tên các bệnh mà mình đã từng bị, nói rõ cảm giác của bản thân lúc ấy như thế nào. - PP: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn,đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 3: Đọc thông tin, và quan sát tranh * Đánh giá: - Tiêu chí: +HS biết khi bị bệnh cần ăn uống đủ chất, ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu, nếu không ăn được thì phải ăn thành nhiều bữa, chỉ ăn kiêng theo hướng dẫn của bác sĩ + Hs trả lời đúng khi bị tiêu chảy cần ăn đủ chất và ăn các loại thức ăn dễ tiêu. Cần uống ô-đê-dôn để chống mất nước, uống nước cháo muối. + Nêu đúng cách nấu cháo cho người bệnh ăn. - PP: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn,đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ4: Đọc nội dung SHD và trả lời. * Đánh giá: - Tiêu chí: HS trả lời đúng khi bị bệnh cần ăn uống đủ chất và không ăn được thì phải chia ra nhiều bữa để ăn. - PP: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn,đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 5,6: (Như SHD)
  15. * Đánh giá: - Tiêu chí:+ HS biết cách xử lí khi bạn bị bệnh. Dựa vào tình huống đông vai và nói lên cách xử lí của mình. Hướng dẫn cho bạn cách nấu cháo muối. + Pha được dung dich ô-đê-dôn. - PP.Quan sát, vấn đáp - KT: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi,nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập 5. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: - Đối với HS TTC : GV cùng HS TTN giúp đỡ các em hiểu và làm được BT3 - Đối với HS TTN: Hoàn thành tốt BT và giúp đỡ các bạn trong nhóm. 6.Hướng dẫn ứng dụng: Về nhà cùng với người thân hoàn thành phần ứng dụng SHD ÔN TOÁN: ÔN LUYỆN TUẦN 7 1. Mục tiêu: *KT: +Thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại. + Tính được giá trị biểu thức có chứa hai,ba chữ. + Sử dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính ( theo cách thuận tiện nhất) * KN:Vận dụng tốt các kiến thức đã học vào thực hành luyện tập. *TĐ: HS đam mê học toán, thích giải những bài toán năng cao. *NL: HS có năng lực lập luận trong giải toán, năng lực tính toán, năng lực phân tích suy luận. 2. Đồ dùng dạy học: - Vở em tự ôn luyện Toán 3. Hoạt động dạy học: HĐ1: Khởi động: GV tổ chức cho học sinh hát một bài HĐ 2: ( BT 1, 4,6) Tính giá trị biểu thức có chứa chữ. * Đánh giá: -Tiêu chí : HS Nắm được cách tính giá trị biểu thức có chứa chữ, biết lập luận chật chẽ khi làm. - PP: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn,đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 3: ( BT 2,5, 8) Thực hiện cộng trừ các số có đến 6 chữ số và tìm thành phần chưa biết của phép tính. * Đánh giá -Tiêu chí : + HS nắm cách đặt tính và tính đúng các phép cộng, trừ các số có đến 6 chữ số. Biết cách thử lại.
  16. + Biết tên thành phần chưa biết trong phép tính. Tìm đúng kết quả của thành phần đó. + Giải đúng bài toán. - PP: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn,đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 3:( BT 3,7) Vận dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính bằng cách thuận tiện nhất. * Đánh giá: -Tiêu chí : HS Nắm được các tính chất vận dụng ghi nhanh đúng kết quả ( BT3). Dùng tính chất kết hợp để tính đúng kết quả (BT7) bằng cách thuận tiện nhất. - PP: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn,đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. 5.Hướng dẫn vận dụng: Về nhà cùng với người thân hoàn thành phần vận dụng Thứ tư ngày 11 tháng 11 năm 2020 TOÁN: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC I. Mục tiêu: *KT: + Em thực hiện được: Phép cộng phép trừ các số có nhiều chữ số. + Vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính giá trị biểu thức số. + Giải các bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. *KN: Vận dụng một cách thành thạo các công thức cũng như kiến thức đã học vào làm tốt các dạng bài tập. *TĐ: HS có thái độ thích tìm tòi, muốn khám phá kiến thức toán học. * NL: Phát triển năng lực tư duy, suy luận , năng lực phân tích lôgic. Năng lực tính toán. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học : - Thẻ số, bảng phụ III. Hoạt động dạy- học A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ1. Khởi động: BVN tổ chức cho lớp chơi trò chơi " Ghép thẻ". Thực hiện tính và biết cách thử bằng phép tính ngược lại * Đánh giá: - Tiêu chí: HS biết tính đúng và biết cách thử bằng phép tính ngược lại. + có năng lực hợp tác nhóm và tham gia trò chơi sôi nổi. - PP: Quan sát, kĩ thuật khác, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, trò chơi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ 2: (BT2a) Tính giá trị biểu thức. Việc 1: Cá nhân thực hiện phiếu học tập
  17. Việc 2: Chia sẻ kết quả trong nhóm Việc 3: CTHĐTQ điều hành lớp chia sẻ kết quả Việc 4: GV nhận xét- chốt kiến thức *Đánh giá: - Tiêu chí: Học sinh nắm được cách tính và tính đúng giá trị của biểu thức. Thực hiện đúng thứ tự thực hiện các phép tính. + HS phát triển năng lực tính toán. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 3:(BT3a) Tính bằng cách thuận tiện nhất. Việc 1: Cá nhân thực hiện vào vở nháp Việc 2: Chia sẻ kết quả trong nhóm Việc 3: PCTHĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ kết quả Việc 4: GV nhận xét- chốt kiến thức * Đánh giá: - Tiêu chí: + HS biết cách kết hợp những số lại với nhau để được kết quả của bước tính thứ nhất là số tròn chục, tròn trăm thuận tiện cho bước tính thứ hai đó là tính nhẫm nhanh kết quả cuối cùng. + Trình bày rõ ràng, chữ số viết đẹp. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 5: Tìm X Việc 1: Cá nhân thực hiện vào vở ô li Việc 2: Chia sẻ kết quả trước lớp Việc 3: GV nhận xét- chốt kiến thức *Đánh giá: - Tiêu chí: + HS biết tên thành phần chưa biết và cách tìm thừa số chưa biết, số bị chia chưa biết. Tìm đúng kết quả của phép tính. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ 6: Giải bài toán Việc 1: HS đọc yêu cầu bài toán Việc 2: GV hướng dẫn HS tóm tắt bài toán Việc 3: Cá nhân làm vào vở- chia sẻ kết quả trong nhóm Việc 4: CTHĐTQ điều hành chia sẻ kết quả trước lớp *Đánh giá: - Tiêu chí: + HS giải đúng bài toán. Trình bày bài giải khoa học, đẹp. - HS Phát triển năng lực tư duy. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
  18. TIẾNG VIỆT: BÀI 8B: ƯỚC MƠ GIẢN DỊ (T2) 1. Mục tiêu: *KT: Kể được một câu chuyện đã nghe đã đọc về mơ ước. *KN: Rèn kĩ năng kể chuyện, kể tự nhiên, kể bằng lời của mình về câu chuyện đã nghe, đã đọc. Rèn kĩ năng sắp xếp các ý cảu câu chuyện theo trình tự thời gian. *TĐ: Bồi dưỡng các em thái độ thân thiện, biết động viên bạn, biết ước mơ và thực hiện ước mơ của mình bằng sự nổ lực của bản thân * NL: Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực kể chuyện, tự giải quyết vấn đề. 2.Chuẩn bị đồ dùng dạy học : - Mẫu chuyện về ước mơ 3. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không 4. Điều chỉnh nội dung hoạt động: HĐ 1: Khởi động - BVN tổ chức cho lớp chơi trò chơi “ Ai biết nhiều hơn” (Thi kể tên các câu chuyện nói về mơ ước đã được nghe, được đọc) * Đánh giá: -Tiêu chí: +HS kể đúng tên các câu chuyện nói về ước mơ. - PP: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 2: Chuẩn bị kể chuyện về ước mơ * Đánh giá: -Tiêu chí: +HS nêu đúng các câu chuyện nói về ước mơ đã học. Biết được những ước mơ nào là ước mơ đẹp và những ước mơ nào là ước mơ viển vong, phi lí. - PP: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ 3,4: Kể chuyện về ước mơ * Đánh giá: - Tiêu chí: +HS nêu được trình tự các chi tiết chính theo diễn biến của câu chuyện. Câu chuyện phải có đầy đủ các sự việc chính . Kể lại được toàn bộ câu chuyện. + Giọng kể tự nhiên kết hợp với điệu bộ khuôn mặt để làm cho câu chuyện hấp dẫn thu hút người nghe. -PP: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi , nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. 5. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: - Đối với HS TTC : GV cùng HS TTN giúp HS TTC BT3 . - Đối với HS TTN: Giúp HS TTC và hoàn thành bài tập của mình 6. Hướng dẫn ứng dụng: Về nhà cùng với người thân đọc và kể cho nhau nghe những câu chuyện về ước mơ.
  19. Thứ năm ngày 12 tháng 11 năm 2020 TIẾNG VIỆT: BÀI 8B: ƯỚC MƠ GIẢN DỊ (T3) 1. Mục tiêu: * KT: Viết được đoạn văn trong trong bài văn kể chuyện. * KN: HS biết phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian, không gian. * TĐ: HS yêu thích môn học. * NL: Phát triển năng lực viết, năng lực lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ. 2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học : - Bảng phụ 3. Điều chỉnh nội dung dạy học: Học sinh chỉ kể một đoạn của câu chuyện không chép vào vở. 4 .Điều chỉnh nội dung hoạt động: Hướng dẫn học sinh thực hiện theo logo ở SHD. HĐ 1: Khởi động BVN Tổ chức cho cả lớp hát một bài. HĐ 2: Đọc và tìm hiểu bài văn viết theo trình tự nào * Đánh giá: - Tiêu chí: +Biết dựa vào các chi tiết chính trong bài để phát hiện bài văn được viết theo trình tự không gian hay thời gian trong bài “ Đôi giày ba ta màu xanh”. Nói đúng vai trò của câu mở đầu câu chuyện. + Biết lựa chọn những chi tiết chính và phát triển viết thành đoạn văn. Câu1: Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự thời gian ( việc gì xảy ra trước thì kể trước, việc gì xảy ra sau thì kể sau) Câu 2: Câu mở đoạn có vai trò thể hiện sự tiếp nối về thời gian để nối đoạn văn với các đoạn trước đó. - PP: Quan sát, Vvấn đáp. - KT: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 3: Kể lại một đoạn của câu chuyện em đã học, trong đó các sự việc được sắp xêp theo trình tự thời gian. * Đánh giá: - Tiêu chí: +Dựa vào các ý chính của câu chuyện đã học đã nghe và chọn kể được một đoạn. Lời kể rõ ràng, diễn đạt chặt chẽ. + Biết lựa chon những chi tiết chính và phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian. - PP: Quan sát. vấn đáp. - KT: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. 5. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: - Đối với HS TTC : GV cùng HS TTN giúp HSTTC BT5. - Đối với HS TTN: Gióp HS TTC và hoàn thành BT của mình
  20. 6. Hướng dẫn ứng dụng: Về nhà cùng với bố mẹ hoàn thành phần ứng dụng SHD TIẾNG VIỆT: BÀI 8C: THỜI GIAN, KHÔNG GIAN (T1) 1. Mục tiêu: *KT: Hiểu được tác dụng và sử dụng dấu ngoặc kép. *KN: Vận dụng những hiểu biết trên để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết. *TĐ: HS Có thái độ tôn trọng luật ngử pháp và viết đúng luật ngữ pháp Việt Nam. * NL:Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực viết hội thoại, viết lời giải thích. 2.Chuẩn bị đồ dùng dạy học : - Bảng phụ 3. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không 4. Điều chỉnh nội dung hoạt động: Hướng dẫn học sinh thực hiện theo logo ở SHD. HĐ 1: Khởi động - BVN Tổ chức cho cả lớp chơi trò “ Thi viết đúng tên các nước” như hướng dẫn ở SHD * Đánh giá: - Tiêu chí: +Viết đúng tên các nước mà gv đọc. Nắm tốt luật viết tên địa lí của nước ta và nước ngoài. + Viết đẹp, rõ ràng. - PP: Quan sát, kĩ thuật khác, vấn đáp. - KT: Ghi chép ngắn, trò chơi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 2: Tìm hiểu về cách dùng dấu ngoặc kép. * Đánh giá: - Tiêu chí: + HS Thấy được dấu ngoặc kép dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật trong một đoạn văn. Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu những từ ngữ được giải thích. Câu 1: ( a-2 ; b-1) - PP: Quan sát, vấn đáp. - KT: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ 3: Tìm và viết lại lời nói trực tiếp trong đoạn văn. * Đánh giá: - Tiêu chí: +Tìm và viết đúng lời nói trực tiếp có trong đoạn văn và giải thích được dựa vào dấu hiệu nào mà em tìm được. ( Vài tuần sau ông trở về, bạn bè hỏi: “ Đi nghỉ ở A- then , ông có gặp khó khăn về tiếng Hi Lạp không?”. Ông Lơ- vốp trả lời : “ Ồ, không , tôi không gặp khó khăn gì. Nhưng người Hi Lạp thì có đấy.” - PP: Quan sát, vấn đáp. - KT: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
  21. HĐ 4: Điền dấu thích hợp vào ô trống. * Đánh giá: - Tiêu chí: + Điền đúng dấu và giải thích được vì sao em biết. Va-li-a thích nhất tiết mục “ Cô gái phi ngựa đánh đàn”. Em nói với mẹ : “ Mẹ ơi, con thích trở thành diễn viên xiếc”. - PP: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. 5. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: - Đối với HS TTC : GV cùng HS TTN giúp đỡ HSTTC BT3 - Đối với HS TTN: Hoàn thành tốt các BT và giúp HS TTC trong nhóm . 6. Hướng dẫn ứng dụng: Về nhà giúp bố mẹ làm những công việc ở nhà. KĨ THUẬT: KHÂU ĐỘT THƯA (T1) I/ Mục tiêu: KT: - Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa KN: - Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. TĐ: - Yêu thích khâu thêu NL: -Hợp tác nhóm. Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường II/ Đồ dùng dạy học - Mẫu khâu đột thưa - Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu III/ Hoạt động dạy- học 1. Khởi động - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: 1. Quan sát, tìm hiểu về mẫu khâu đột thưa - GV yêu cầu HS quan sát mẫu khâu ghép đột thưa và nhận xét: + Hình dạng mũi khâu ở mặt trái và mặt phải đường khâu? + So sánh với mũi khâu thường? - GV tóm tắt về mũi khâu đột thưa, yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ 1 SGK. * Đánh giá: - Tiêu chí: HS quan sát mẫu và nêu được hình dạng mũi khâu. So sánh khâu đột thưa với mũi khâu thường. - PP: Quan sát, vấn đáp - KT: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời 2. Tìm hiểu quy trình thực hiện khâu đột thưa
  22. a. Hướng dẫn HS vạch dấu đường khâu: - GV yêu cầu HS đọc nội dung 1 SGK và quan sát hình 1 để nắm được cách vạch dấu + Dựa vào hình 1 em hãy nêu cách vạch dấu đường khâu? - GV nhận xét, nêu cách thực hiện - Yêu cầu mỗi nhóm cử 1 HS vạch dấu, cả nhóm nhận xét - GV nhận xét, bổ xung cho các nhóm. b. Khâu đột thưa theo đường dấu: - GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK và quan sát tranh để nắm được các bước khâu đột thưa: + Nêu cách bắt đầu khâu? (Cách lên kim, xuống kim? ) + Cách khâu mũi khâu đầu tiên? (Cách lên kim, xuống kim? ) - GV nhận xét, nêu cách khâu + Nêu cách khâu các mũi tiếp theo? + Nêu cách kết thúc đường khâu? - GV nhận xét nêu tóm tắt lại - GV thao tác mẫu các bước khâu đột thưa cho HS quan sát * Đánh giá: -Tiêu chí: Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm -PP: Quan sát, vấn đáp. -KT: Ghi chép ngắn,đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời 3. HS quan sát hình trong SGK, thực hiện các bước khâu đột thưa, tập khâu trên giấy. * Đánh giá: -Tiêu chí: HS thực hiện được các bước khâu đột thưa ở trên giấy. -PP: Quan sát, vấn đáp. -KT: Ghi chép ngắn,đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2020 TOÁN: GÓC NHỌN. GÓC TÙ. GÓC BẸT 1. Mục tiêu: * KT: + Em nhận biết được góc nhọn, gó tù , góc bẹt. + Có biểu tượng về góc tù, góc nhọn, góc bẹt. + Biết cách đọc tên các góc * KN: Biết dùng ê ke để nhận dạng góc nào là góc nhọn, gó tù, góc bẹt. *TĐ: HS có thái độ đam mê, muốn khám phá kiến thức toán học. * NL: Phát triển năng lực sử dụng công cụ toán học, mô hình toán học .
  23. 2.Chuẩn bị đồ dùng dạy học : - Bảng nhóm, ê ke 3. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không 4. Điều chỉnh nội dung hoạt động: Hướng dẫn học sinh làm BT5 (HĐ cả lớp) còn các bài còn lại thực hiện theo logo ở SHD. HĐ 1: Khởi động: - BVN tổ chức cho lớp trò chơi “ Vòng xoay của êke”. ( chỉ góc vuông trên mô hình của thước ê ke) *Đánh giá: - Tiêu chí: +HS nêu đúng tên góc vuông trên thước ê ke. +HS chơi sôi nổi, hào hứng. - PP: Quan sát,kĩ thuật khác, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, trò chơi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 2: Thực hiện lần lượt các hoạt động ( Như SHD) *Đánh giá: - Tiêu chí: HS nối được các điểm theo yêu cầu. Đọc đúng tên các góc em vẽ được dùng thước ê ke kiểm tra các góc đó và nhận xét đúng. - PP: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn,đặt câu hỏi nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 3: Đọc kĩ nội dung sau và nghe thầy cô hướng dẫn( Như SHD). *Đánh giá: - Tiêu chí: Học sinh nắm góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông, góc bẹt bằng hai góc vuông. - PP: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn,đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 4: Làm BT( BT3HĐCB, 1,2,3 HĐ TH) *Đánh giá: - Tiêu chí: + HS dùng thước ê ke kiểm tra, nhận dạng, nhận xét, gọi đúng tên các góc. + Đọc đúng tên góc. Dùng thước vẻ chính xác các đường thẳng để tạo ra góc như yêu cầu của BT3 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. 5. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: - Đối với HS TTC : GV cùng HS TTN giúp đỡ các em HS TTC hiểu và hoàn thành BT 1,3. - Đối với HS TTN: Hoàn thành tốt các BT của mình và làm thêm BT sau: Vẽ vào vở nháp góc nhọn, góc tù, góc bẹt rồi dùng ê ke kiểm tra lại. 6. Hướng dẫn ứng dụng: Về nhà cùng với người thân hoàn thành phần ứng dụng SHD
  24. TIẾNG VIỆT: BÀI 8C: THỜI GIAN, KHÔNG GIAN (T2) 1. Mục tiêu: *KT: - Bước đầu biết kể chuyện theo trình tự không gian. - Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian. *KN: Vận dụng tốt kiến thức đã học để phát triển một câu chuyện *TĐ:HS Có thái độ yêu thích môn học. * NL: Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực viết. 2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học : - Phiếu học tập 3. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không 4. Điều chỉnh nội dung hoạt động: BT2 hoạt động cả lớp. HĐ 1: Khởi động BVN Tổ chức cho cả lớp hát một bài HĐ 2: Xếp các từ sau vào hai nhóm. ( Như SHD) * Đánh giá: - Tiêu chí: + HS xác định và xếp đúng vào hai nhóm câu chuyện kể theo trình tự thời gian trước sau và nhóm câu chuyện kể theo trình tự thời gian đồng thời. Giải thích được vì sao các em xếp các từ đó vào một trong hai nhóm đó. + Nhóm câu chuyện kể theo trình tự thời gian trước sau: Có một hôm, rồi một hôm, có lần, sau đó, ít lâu sau, thời gian trôi qua. + Nhóm câu chuyện kể theo trình tự thời gian đồng thời: Trong khi đó, trong khi thì, cùng lúc đó. - PP: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn,đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 3: Kể lại câu chuyện ở Vương quốc Tương Lai theo trình tự không gian. * Đánh giá: - Tiêu chí: +HS kể lại được câu chuyện đúng trình tự không gian. + Lời kể trôi chảy rõ ràng. - PP: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. 5. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: - Đối với HS TTC : GV cùng HS TTN giúp đỡ HSTTC BT2 - Đối với HS TTN: Hoàn thành tốt BT và giúp đỡ các bạn trong nhóm. 6. Hướng dẫn ứng dụng: Về nhà cùng với người thân hoàn thành phần ứng dụng SHD
  25. Sinh hoạt tập thể: SINH HOẠT ĐỘI I. MỤC TIÊU: - Đánh giá hoạt động của Chi đội tuần 8 - Triển khai kế hoạch hoạt động tuần 9 - Thi kể chuyện những mẫu chuyện về phụ nữ Việt Nam II. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1. Khỏi động Trưởng ban văn nghệ cho lớp hát tập thể và chơi một số trò chơi. 2. Sinh hoạt Đội: * Nhận xét hoạt động tuần 8 - Đại diện các ban nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần. - Chi Đội trưởng nhận xét chung các mặt hoạt động của lớp. - Đội viên tham gia phát biểu ý kiến. - Nghe ý kiến góp ý của chị phụ trách + Nhìn chung Đội viên đã duy trì tốt các nề nếp: Vệ sinh lớp học, không xả rác bừa bãi. + Tập họp ra vào lớp khá nhiêm túc, đảm bảo giờ giấc. Tự quản đầu buổi tốt. + Các phân đội đã làm việc nghiêm túc, đúng trách nhiệm về các đội viên của phân đội mình + Phong trào thi đua học tập khá sôi nổi + Tồn tai: Một số đội viên còn quên sách, vở ở nhà, quên đeo khăn quàng đỏ. *Đánh giá: - Tiêu chí: Nắm được những công việc trong tuần 9 để thực hiện - PP: Quan sát, vấn đáp -KT: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời * Kế hoạch tuần 9 Chị phụ trách phổ biến kế hoạch hoạt động tuần tới : + Tiếp tục ổn định nề nếp, thi đua dạy tốt, học tốt chào mừng ngày thành lập HLHPN Việt Nam + Giữ vệ sinh lớp học và khu vực được phân công, giữ VS cá nhân + Trang trí lớp học + Trồng dặm và chăm sóc bồn hoa. *Đánh giá: - Tiêu chí: Nắm được những công việc trong tuần 9 để thực hiện - PP: Quan sát -KT: Ghi chép ngắn
  26. 3. Thi kể chuyện những mẫu chuyện về người phụ nữ Việt Nam - Việc 1: Mỗi nhóm lựa chọn 1 bạn có giọng kể và câu chuyện hay nhất đã chuẩn bị sẵn để tham gia thi - Việc 2: Các nhóm thi kể chuyện với nhau - Việc 3: Bình bầu nhóm kể chuyện hay nhất - GV nhận xét, tuyên dương *Đánh giá: - Tiêu chí: + HS kể được câu chuyện theo đúng chủ đề, giọng kể hay, hấp dẫn, biết kết hợp điệu bộ, cử chỉ với lời nói + HS tham gia tích cực, hào hứng - PP: Quan sát, vấn đáp -KT: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, tôn vinh học tập III. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Kể câu chuyện em đã chuẩn bị cho gia đình cùng nghe.