Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống - Bài 22: Phân loại thế giới sống

docx 7 trang nhungbui22 2930
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống - Bài 22: Phân loại thế giới sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chu.docx

Nội dung text: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống - Bài 22: Phân loại thế giới sống

  1. 1 CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG BÀI 22: PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG Môn học: Khoa học tự nhiên 6 Thời gian thực hiện: tiết I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Phân loại và cách ý nghĩa việc phân loại thế giới sống. - Các bậc phân loại thế giới sống từ nhỏ đến lớn và cách gọi tên. - Cách gọi tên sinh vật và khóa lưỡng phân. 2. Năng lực 2.1. Năng lực khoa học tự nhiên - Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống. - Phân biệt được các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới. Nhận biết được cách gọi tên sinh vật. - Nhận biết được cách gọi tên sinh vật. - Nhận biết được 5 giới sinh vật và lấy được ví dụ minh họa cho mỗi giới. - Nhận biết được cách xây dựng khóa lưỡng phân thông qua ví dụ. - Lấy được ví dụ chứng minh thế giới sống đa dạng về số lượng loài và đa dạng về môi trường sống. 2.2. Năng lực chung - Năng lực tự học và tự chủ: + Tự quyết định cách thức thực hiện, phân công công việc cho các thành viên trong nhóm. + Tự đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của các thành viên và nhóm. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: + Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự. + Hỗ trợ các thành viên trong nhóm cách thực hiện nhiệm vụ, tiến hành thí nghiệm. + Biết cách ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác. + Thảo luận và thống nhất ý kiến với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ chung. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Thường xuyên thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được phân công. Thích tìm hiểu, thu thập tư liệu để mở rộng hiểu biết về các vấn đề trong bài học. Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào học tập và đời sống hàng ngày. - Trung thực: Báo cáo chính xác, nhận xét khách quan kết quả thực hiện. - Trách nhiệm: Có ý thức và hoàn thành công việc được phân công. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Sách giáo khoa.
  2. 2 - Tranh, hình ảnh thực vật, động vật, nấm, vi sinh vật, - Poscard tên và hình ảnh một số loài sinh vật. - Phiếu học tậpSGK. - Bài giảng powerpoint 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc bài trước ở nhà. Tự tìm hiểu về các tài liệu trên internet có liên quan đến nội dung của bài học. - Vở ghi chép, SGK. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu a) Mục tiêu: Giúp học sinh thấy được sự đa dạng của các loài sinh vật và sự cần thiết phải phân loại sinh vật. b) Nội dung: - Học sinh liệt kê tên các sinh vật. - Câu hỏi: 1) Căn cứ vào hoạt động liệt kê tên các loài sinh vật, em hãy nhận xét về sự đa dạng của thế giới sống. 2) Sự phân loại thế giới sinh vật có ý nghĩa như thế nào? c) Sản phẩm: - Tên các loại sinh vật và câu trả lời. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: Chia lớp thành 4 nhóm lớn, trong thời gian 2 phút HS mỗi nhóm lần lượt chạy lên bảng viết tên sinh vật, HS sau không được trùng với HS trước, giữa các nhóm không được trùng nhau. *GV đặt câu hỏi: Câu 1. Căn cứ vào số lượng sinh vật trong tự nhiên, hãy nhận xét về sự đa dạng của thế giới sống? Câu 2. Hãy chia các sinh vật đã liệt kê thành các nhóm tùy ý và giải thích vì sao lại phân chia như vậy? - Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện chia nhóm và thực hiện trò chơi trong 2 phút. - Báo cáo: HS tổng kết số lượng các sinh vật theo từng đội. HS trả lời câu hỏi. - Đánh giá: GV tổng kết số lượng các nhóm và khen tặng. GV đánh giá cho điểm câu trả lời của HS dựa trên mức độ chính xác so với 2 câu đáp án. Câu 1. Thế giới sống vô cùng đa dạng và phức tạp, gồm nhiều loài sinh vật khác nhau. Câu 2. HS có thể chia nhóm: thực vật – động vật; sống trên cạn – sống dưới nước; sinh vật có kích thước lớn – sinh vật có kích thước nhỏ,
  3. 3 GV: Làm rõ vấn đề cần giải quyết/giải thích; nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo: Vậy dựa trên những tiêu chí nào để phân loại sinh vật? Các tiêu chí mà HS đã chia đã phù hợp chưa? 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1 2.1. Hoạt động tìm hiểu: Sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống a) Mục tiêu: Giúp học sinh: Hiểu được: Khái niệm chung về phân loại, tiêu chí phân loại, ý nghĩa của việc phân loại sinh vật. b) Nội dung: Câu 3: Tại sao cần phải phân loại thế giới sống? Câu 4: Phân loại là gì? Có thể căn cứ vào những tiêu chí nào để phân loại sinh vật? c) Sản phẩm: - Bài trình bày và câu trả lời của nhóm HS. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm nhỏ trong thời gian 03 phút (04 HS/nhóm), nghiên cứu thông tin SGK trang 101; thảo luận và viết câu trả lời ra phiếu chung: Câu 3: Tại sao cần phải phân loại thế giới sống? Câu 4: Có thể căn cứ vào những tiêu chí nào để phân loại sinh vật? Phân loại là gì? - Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện chia nhóm và thảo luận hoàn thành và PHT chung của nhóm - Báo cáo: HS trả lời câu hỏi - Đánh giá, tổng kết: GV gọi 1 HS bất kì trình bày câu trả lời. HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá. Trình bày cụ thể câu trả lời đúng: + Phân loại thế giới sống giúp chúng ta gọi đúng tên sinh vật, đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại, nhận ra sự đa dạng của sinh giới. + Các tiêu chí để phân loại sinh vật: đặc điểm tế bào (TB nhân sơ, TB nhân thực), mức độ tổ chức cơ thể (cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào), môi trường sống, kiểu dinh dưỡng, + Phân loại thế giới sống là sắp xếp sinh vật vào một thống theo trật tự nhất định dựa vào đặc điểm cơ thể. GV đánh giá cho điểm câu trả lời của HS dựa trên mức độ chính xác so với câu đáp án. GV giới thiệu: Để phân loại sinh vật cần phải: phát hiện, mô tả, đặt tên và sắp xếp vào hệ thống phân loại. Vậy hệ thống phân loại sinh vật được chia như thế nào? 2.2. Hoạt động tìm hiểu: Các bậc phân loại sinh vật. a) Mục tiêu: - Phân biệt được các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới. Nhận biết được cách gọi tên sinh vật. - Nhận biết được cách gọi tên sinh vật.
  4. 4 b) Nội dung: Quan sát hình 22.2 và 22.3 SGK trang 102 và Poscard Sao la giải quyết các nhiệm vụ: Câu 5: Quan sát hình 22.2 hãy kể tên các bậc phân loại sinh vật theo thứ tự từ thấp đến cao trong thế giới sống. Câu 6: Căn cứ vào hình 22.3 và Poscard Sao la: hãy cho biết các bậc phân loại của Gấu trắng và Sao la trong hình bằng cách điền vào bảng 1 trong PHT. Câu 7: Quan sát hình 22.4 hãy cho biết sinh vật có những cách gọi tên nào? c) Sản phẩm: - Bài trình bày và câu trả lời của cá nhân HS. HS khác đánh giá, bổ sung ý kiến. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trong thời gian 01 phút nghiên cứu thông tin hình 22.2. SGK trang 102 trả lời câu hỏi: Câu 5: Quan sát hình 22.2 hãy kể tên các bậc phân loại sinh vật theo thứ tự từ thấp đến cao trong thế giới sống. Câu 6: Căn cứ vào hình 22.3 và Poscard Sao la: hãy cho biết các bậc phân loại của Gấu trắng và Sao la trong hình bằng cách điền vào bảng 1 trong PHT. Câu 7: Quan sát hình 22.4 và hãy cho biết sinh vật có những cách gọi tên nào? Hãy gọi tên khoa học của các loài sau đây biết một số thông tin: - Thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu thông tin hình 22.2, 22.4/ SGK trang 102 trả lời câu hỏi. - Báo cáo: GV gọi 1 HS bất kì trình bày câu trả lời. HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá. - Đánh giá: GV đánh giá cho điểm câu trả lời của HS dựa trên mức độ chính xác so với câu đáp án. Trình bày cụ thể câu trả lời đúng: + Trong nguyên tắc phân loại, người ta chia thành các bậc từ nhỏ đến lớn: Loài chi/giống họ bộ lớp ngành giới. Cách gọi tên sinh vật + Tên phổ thông: tên gọi thông thường để tra cứu. + Tên khoa học: Tên giống + Tên loài + (Tên tác giả, năm công bố). + Tên địa phương: cách gọi của người dân địa phương. Tên khoa học:
  5. 5 Con người: Homo sapiens. Chim bồ câu: Cobumba livia. Cây ngọc lan trắng: Magnolia alba. Cây ngô: Zea mays. Bảng Các bậc phân loại loài Loài Giống Họ Bộ Lớp Ngành Giới Dây Động vật Gấu đen Gấu - Gấu - Ăn thịt – Thú - sống - - châu mỹ Ursus Ursidae Carnivora Mammalia Chordata Animalia Gấu trắng Sao la 2.3. Hoạt động tìm hiểu: Các giới sinh vật. a) Mục tiêu: - Nhận biết được 5 giới sinh vật và lấy được ví dụ minh họa cho mỗi giới. b) Nội dung: Quan sát hình 22.5 và đọc thông tin SGK trang 104 – 105, hãy viết nhãn tên của các giới sinh vật dưới sơ đồ sau CÁC GIỚI SINH VẬT c) Sản phẩm: - Sơ đồ viết đúng nhãn tên của 5 giới. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: Trong 2 phút: Quan sát hình 22.5 và đọc thông tin SGK trang 104 – 105, hãy viết nhãn tên của các giới sinh vật trong sơ đồ sau Em có thể phân biệt được 5 giới sinh vật dựa vào những tiêu chí nào? - HS thực hiện cá nhân.
  6. 6 - Báo cáo: GV gọi 1 HS bất kì trình bày câu trả lời. HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá. - Đánh giá: GV đánh giá cho điểm câu trả lời của HS dựa trên mức độ chính xác so với câu đáp án. Trình bày cụ thể câu trả lời đúng. + Sơ đồ đúng tên 5 giới sinh vật. + Dựa vào tiêu chí về đặc điểm cấu tạo cơ thể, kiểu dinh dưỡng, môi trường sống, 2.4. Hoạt động tìm hiểu: Khóa lưỡng phân a) Mục tiêu: - Nhận biết được cách xây dựng khóa lưỡng phân thông qua ví dụ. b) Nội dung: Quan sát hình 22.6 và đọc thông tin SGK trang 105, trả lời câu hỏi: Câu 8: Nêu các đặc điểm sử dụng để phân biệt các sinh vật trong hình. Câu 9: Hãy cho biết cách xây dựng khóa lưỡng phân trong hình 22.7. c) Sản phẩm: - Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: Quan sát hình 22.6 và đọc thông tin SGK trang 105, trả lời câu hỏi: Câu 8: Nêu các đặc điểm sử dụng để phân biệt các sinh vật trong hình. Câu 9: Hãy cho biết cách xây dựng khóa lưỡng phân trong hình 22.7. - HS thực hiện cá nhân. - Báo cáo: GV gọi 1 HS bất kì trình bày câu trả lời. HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá. HS trả lời câu hỏi - Đánh giá: Trình bày cụ thể câu trả lời đúng: + Đặc điểm: môi trường sống, khả năng di chuyển, khả năng bay, Là những đặc điểm mang tính chất đối lập nhau. - GV đánh giá câu trả lời của HS dựa trên mức độ chính xác so với câu đáp án. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về phân loại sinh vật. Câu hỏi, bài tập GV giao cho học sinh thực hiện: Câu 1. Thế giới sinh vật được phân loại thành các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn theo trật tự: A.loài – chi – họ – bộ – lớp – ngành – giới. B. loài – họ – chi– bộ – lớp – ngành – giới. C. giới – ngành – bộ – lớp – họ – chi – loài. D.giới – họ – lớp – ngành – bộ – chi – loài. Câu 2. Tên khoa học của loài người là Homo sapiens Linnacus, 1758. Hãy xác định tên giống, tên loài, tác giả, năm tìm ra loài đó.
  7. 7 Câu 3. Quan sát hình ảnh và gọi tên các sinh vật, cho biết các sinh vật thuộc giới nào? c) Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập do học sinh thực hiện. Kết quả tìm ra đội chiến thắng (Đội trả lời đúng và nhanh nhất =>Điểm cao nhất) d) Tổ chức thực hiện: GV chia lớp thành 4 nhóm (4 đội), sử dụng PHT nhóm để HS tham gia trả lời theo nhóm. GV giới thiệu số lượng câu hỏi và hướng dẫn, hỗ trợ học sinh thực hiện. GV, HS cùng được tham gia đánh giá kết quả thực hiện. Chấm điểm dựa trên câu trả lời đúng của nhóm HS, tìm ra đội thắng cuộc. 4. Hoạt động 4: Vận dụng: Tìm hiểu cách xây dựng khóa lưỡng phân. - Dựa vào đặc điểm đối lập để xây dựng khóa phân loại các loài sinh vật ở bài tập 3 phần luyện tập. - Căn cứ vào kiến thức đã học và tìm hiểu thêm thông tin em hãy đóng vai để giới thiệu về loài Sao la.