Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 2: Các thể của chất

docx 15 trang nhungbui22 2540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 2: Các thể của chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chu.docx

Nội dung text: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 2: Các thể của chất

  1. CHỦ ĐỀ 2: CÁC THỂ CỦA CHẤT Bài 8: SỰ ĐA DẠNG VÀ CÁC THỂ CƠ BẢN CỦA CHẤT. TÍNH CHẤT CỦA CHẤT. Môn học: Khoa học tự nhiên 6 Thời gian thực hiện: 3 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Nêu được sự đa dạng của chất; - Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể rắn, lỏng, khí thông qua quan sát; - Đưa ra được ví dụ vế một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất, - Nêu được một số tính chất của chất (tính chất vật lí, tính chất hoá học); - Nêu được các khái niệm vế sự nóng chảy, sự sôi, sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự đông đặc; - Tiến hành được thí nghiệm vế sự chuyển thể của chất; - Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, sôi, bay hơi, đông đặc, ngưng tụ. 2. Về năng lực a) Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về sự đa dạng của chất trong cuộc sống và tính chất của chất; - Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về tính chất của chất, các quá trình chuyển đổi thể của chất; hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cẩu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo; - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập. b) Năng lực chuyên biệt - Nhận thức khoa học tự nhiên: + Nêu được sự đa dạng của chất (chất có xung quanh ta, trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh, ); + Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể (trạng thái) của chất (rắn, lỏng, khí) thông qua quan sát; + Nêu được một số tính chất của chất (tính chất vật lí, tính chất hoá học); + Nêu được các khái niệm về sự nóng chảy, sự sôi, sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự đông đặc; - Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, sôi, bay hơi, đông đặc, ngưng tụ.
  2. - Tìm hiểu tự nhiên: Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể của chất; - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất. 3. Về phẩm chất - Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân; - Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành; - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Các hình ảnh theo sách giáo khoa từ 9.1 đến 9.17; - Dụng cụ và hóa chất cho các thí nghiệm; - Máy chiếu. Phiếu học tập số 1 : Tên chất Trạng thái Kết luận (1) muối ăn (2) nước uống (3) nước hoa Phiếu học tập số 2 : Vật thể tự nhiên Vật thể nhân tạo Chất Sơ đồ graph hoạt động 2: Bảng 8.1
  3. Có hình dạng xác Chất Thể Đặc điểm Có thể nén không? định không? Nước đá Nước lỏng Hơi nước Phiếu học tập số 3 : Chất Thể Màu sắc Kết luận Than đá Dẩu ăn Hơi nước Sơ đồ graph hoạt động 7 Bảng ghép luyện tập : (Ghép cột 1 và 2 cho phù hợp ) Cột 1 Cột 2 1. Nấu chảy kim loại a. Từ thể lỏng chuyển sang khí 2. Mây bay trên trời b. Từ thể rắn chuyển sang lỏng 3. Nước đá tan chảy c. Từ thể khí chuyển sang rắn 4. Tuyết rơi d. Từ thể rắn chuyển sang lỏng 5. Băng tan e. Từ thể khí chuyển sang lỏng 6. Sương đọng trên lá cây f. Từ thể rắn chuyển sang lỏng g. Từ thể rắn chuyển sang khí III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
  4. Hoạt động 1: Chơi trò chơi “ Quan sát nhanh – trả lời nhanh ” a) Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh về sự đa dạng và các thể của chất. b) Nội dung: GV cho học sinh quan sát và trả lời nhanh vào phiếu học tập. c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 1. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của HS Thông báo luật chơi: HS quan sát mẫu Ghi nhớ luật chơi các chất, trả lời theo nhóm vào phiếu học tập. Nhóm nào hoàn thành và trả lời đúng nhanh nhất sẽ được thưởng. Giao nhiệm vụ Nhận nhiệm vụ - Quan sát mẫu các chất và đưa ra kết luận về trạng thái của chất. - Đưa ra kết luận chất tồn tại ở các thể nào. - Hoàn thành chậm nhất trong 3 phút. Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ - Thực hiện nhiệm vụ phiếu học tập số 1 - GV gợi ý khi cần thiết - Nộp phiếu học tập - Thu phiếu học tập các nhóm Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: HS đưa Chuẩn bị sách vở cho bài mới. ra kết luận về trạng thái của chất. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2: Tìm hiểu sự đa dạng của chất a) Mục tiêu: HS nêu được sự đa dạng của chất và vật thể xung quanh ta b) Nội dung: HS quan sát hình 8.1 trên màn hình và thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2. c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 2. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ Nhận nhiệm vụ.
  5. - HS quan sát hình 8.1 trên màn hình theo nhóm một cách tổng quát đến chi tiết để liệt kê được càng nhiều vật thể có trong hình càng tốt trong 5 phút; - Phân biệt vật thể tự nhiên và nhân tạo. Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ Thảo luận nhóm hoàn thành - GV gợi ý khi cần thiết; nhiệm vụ. - Thu phiếu học tập các nhóm Báo cáo kết quả - Chọn 1 nhóm trình bày kết quả; - Nhóm được chọn trình bày kết - Mời các nhóm khác nhận xét; quả phiếu học tập; - GV nhận xét sau khi các nhóm khác bổ sung. - Các nhóm khác nhận xét trình bày của nhóm bạn. Tổng kết - Dựa vào phiếu học tập và kết hợp với sơ đồ graph kết - Kết luận về vật thể tự nhiên, luận về vật thể tự nhiên, nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh; sinh; - GV sử dụng giấy dán (sticker) cho các em dán vào các - Ghi kết luận vào vở. nhóm vật thể được GV ghi trên bảng; - Yêu cầu HS chốt lại về kết luận. Hoạt động 3: Tìm hiểu các thể cơ bản của chất a) Mục tiêu: HS nhận biết được thể (trạng thái) của nước (nước đá - rắn, nước lỏng - lỏng, hơi nước - khí), hình dạng của nước ở các thể khác nhau. Qua đó sẽ nhận thức được các thể phổ biến tồn tại có thể có của chất. b) Nội dung: HS quan sát hình 8.2,8.3 và điền thông tin theo mẫu bảng 8.1. c) Sản phẩm: Bảng 8.1 d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: HS quan sát hình 8.2,8.3 trên màn hình Nhận nhiệm vụ. theo nhóm hoàn thành bảng 8.1. Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ Thảo luận nhóm hoàn thành - GV gợi ý khi cần thiết; nhiệm vụ. - Thu kết quả học tập các nhóm. Báo cáo kết quả
  6. - Chọn 1 nhóm trình bày kết quả; - Nhóm được chọn trình bày kết - Mời các nhóm khác nhận xét; quả phiếu học tập - GV nhận xét sau khi các nhóm khác bổ sung. - Các nhóm khác nhận xét trình bày của nhóm bạn Tổng kết - Kết luận về đặc điểm cơ bản 3 - Dựa vào kết quả học tập và kết hợp với chiếu mô hình thể của chất; các thể của chất lên màn hình, hướng dẫn HS quan sát và - Ghi kết luận vào vở. yêu cẩu HS trả lời theo các nội dung: mối liên kết giữa các hạt, khối lượng, hình dạng và thể tích, khả năng bị nén. Sau đó GV tổng hợp lại thành bảng như SGK để giúp HS ghi nhớ các dấu hiệu đặc trưng để phân biệt các thể của chất. - Yêu cầu HS chốt lại về kết luận. Hoạt động 4: Nhận xét đặc điểm của chất a) Mục tiêu: xác định được một số tính chất của các chất. b) Nội dung: HS quan sát các hình 8.4,8.5 và 8.6 và thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 3. c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 3. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: Các nhóm quan sát hình 8.4, 8.5 và 8.6 Nhận nhiệm vụ. trên màn hình phóng to, thảo luận trả lời câu hỏi thảo luận Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ Thảo luận nhóm hoàn thành - GV gợi ý khi cần thiết; nhiệm vụ. - Thu phiếu học tập các nhóm Báo cáo kết quả - Chọn 1 nhóm trình bày kết quả; - Nhóm được chọn trình bày kết - Mời các nhóm khác nhận xét; quả phiếu học tập; - GV nhận xét sau khi các nhóm khác bổ sung. - Các nhóm khác nhận xét trình bày của nhóm bạn. Tổng kết: GV kết luận những gì các em nhìn thấy trong hình 8.4, 8.5 và 8.6 là các ví dụ về các thể rắn, thể lỏng, thể khí của chất. Mỗi chất có thể tổn tại ở các thể khác nhau và có tính chất khác nhau. Hoạt động 5: Tìm hiểu một số tính chất của chất
  7. a) Mục tiêu: Từ thí nghiệm trực quan HS rút ra được một số tính chất của chất. b) Nội dung: HS tự tiến hành thí nghiệm 1,2, 3 theo hướng dẫn trong SGK, từ đó rút ra được một số tính chất của chất. c) Sản phẩm: bảng 8.2 SGK, câu trả lời của câu hỏi 9,10,11,12 trang 38,39 SGK. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: HS tự tiến hành thí nghiệm 1,2, 3 theo Nhận nhiệm vụ. nhóm, rút ra được một số tính chất của chất. Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS tiến hành các thí nghiệm theo các Làm thí nghiệm, thảo luận nhóm bước: hoàn thành nhiệm vụ. - - Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất; - - Cách tiến hành thí nghiệm; - - Cách quan sát quá trình thí nghiệm; - - Cách ghi chép kết quả thí nghiệm. - GV hướng dẫn HS thảo luận các nội dung 8 đến 12 trong SGK. Báo cáo kết quả - Nhóm được chọn trình bày kết - Chọn 4 nhóm trình bày kết quả; quả phiếu học tập; - Mời các nhóm khác nhận xét; - Các nhóm khác nhận xét trình bày của nhóm bạn. - GV nhận xét sau khi các nhóm khác bổ sung. Tổng kết: GV sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy - Kết luận về tính chất vật lí, tính học, chiếu sơ đồ biểu diễn các tính chất vật lí, tính chất chất hoá học của chất; hoá học của chất giúp HS ghi nhớ và phân biệt chúng. - Ghi kết luận vào vở. Yêu cầu HS chốt lại về kết luận. Hoạt động 6: Quan sát một số hiện tượng a) Mục tiêu: Từ việc quan sát các hình 8.11 đến 8.14 trong SGK, HS nhận biết được quá trình chuyển đổi thể của các chất. b) Nội dung: HS quan sát các hình 8.11 đến 8.14 trong SGK nhận biết được quá trình chuyển đổi thể của các chất. c) Sản phẩm: Câu trả lời các câu hỏi 13,14,15,16 SGK d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của HS
  8. Giao nhiệm vụ: Các nhóm quan sát hình 8.11, 8.12, 8.13 và 8.14 trên màn hình phóng to, thảo luận trả lời câu hỏi Nhận nhiệm vụ. thảo luận. Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ Thảo luận nhóm hoàn thành - GV gợi ý khi cần thiết; nhiệm vụ. - Thu phiếu học tập các nhóm. Báo cáo kết quả: - Chọn 1 nhóm trình bày kết quả; - Nhóm được chọn trình bày kết - Mời các nhóm khác nhận xét; quả phiếu học tập; - GV nhận xét sau khi các nhóm khác bổ sung. - Các nhóm khác nhận xét trình bày của nhóm bạn. Tổng kết: GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK. Ghi kết luận vào vở. Hoạt động 7: Thực hành chuyển đổi thể của chất a) Mục tiêu: Từ thí nghiệm trực quan HS rút ra được khái niệm các quá trình biến đổi thể của chất. b) Nội dung: HS tự tiến hành thí nghiệm 4,5, 6 theo hướng dẫn trong SGK, từ đó rút ra được khái niệm các quá trình biến đổi thể của chất. c) Sản phẩm: bảng 8.2 SGK, câu trả lời của câu hỏi 9,10,11,12 trang 38,39 SGK. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: HS tự tiến hành thí nghiệm 1,2, 3 theo Nhận nhiệm vụ nhóm, rút ra được một số tính chất của chất. Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: - GV hướng dẫn HS tiến hành các thí nghiệm theo các Làm thí nghiệm, thảo luận nhóm bước; hoàn thành nhiệm vụ. - - Hướng dẫn HS chuẩn bị dụng cụ, hoá chất; - - Hướng dẫn HS cách tiến hành thí nghiệm; - - Hướng dẫn HS cách quan sát quá trình thí nghiệm; - - Hướng dẫn HS cách ghi chép kết quả thí nghiệm; - GV hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi 17 trong SGK.
  9. Báo cáo kết quả - Nhóm được chọn trình bày kết - Chọn 2 nhóm trình bày kết quả; quả phiếu học tập; - Mời các nhóm khác nhận xét; - Các nhóm khác nhận xét trình bày của nhóm bạn. - GV nhận xét sau khi các nhóm khác bổ sung. Tổng kết - GV sử dụng kĩ thuật graph trong dạy học, chiếu sơ đồ Kết luận về các quá trình biến đổi sau lên màn hình và yêu cầu HS điền các quá trình chuyển thể của chất. hoá tương ứng giữa trạng thái của các chất theo các gợi ý Ghi kết luận vào vở. cho sẵn. Sơ đổ này giúp HS ghi nhớ và phân biệt được các quá trình biến đổi thể của chất. - Yêu cầu HS chốt lại về kết luận. Hoạt động 8: Luyện tập a) Mục tiêu: Sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi củng cố b) Nội dung: GV dùng bảng ghép để củng cố kiến thức c) Sản phẩm: Bảng ghép cột 1 và 2. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: HS quan sát bảng ghép trên màn hình Nhận nhiệm vụ và thực hiện trong 2 phút . Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV gợi ý khi cần Tư duy độc lập và thực hiện thiết. nhiệm vụ Báo cáo kết quả: Mời HS giơ tay nhanh nhất trình bày. - HS hoàn thành nhanh nhất trình bày; - HS còn lại nhận xét bổ sung. Tổng kết: GV nhận xét và kết luận. Hoạt động 9: Vận dụng a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi thực tế trang 42 SGK. b) Nội dung: Dùng phiếu học tập để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: Phiếu trả lời câu hỏi của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS
  10. Giao nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi: Vào những ngày trời HS nhận nhiệm vụ. nồm (không khí chứa nhiều hơi nước, độ ẩm cao), sự chênh lệch nhiệt độ giữa nền nhà và lớp không khí bao quanh khiến hơi nước trong không khí bị ngưng tụ tạo thành những hạt nước nhỏ gây ẩm ướt cho nền nhà. Để giảm thiểu hiện tượng này, chúng ta nên đóng kín cửa, hạn chế không khí ẩm vào nhà. Em hãy giải thích tại sao làm như vậy? Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện tại nhà, Thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV đưa ra hướng dẫn cần thiết. Báo cáo kết quả: Tiết học sau nạp lại cho GV. C. DẶN DÒ - HS về nhà học bài, làm bài tập SGK; - Chuẩn bị bài tiếp theo: đọc bài trước ở nhà. D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN GV kiểm tra, đánh gia thông qua phiếu học tập số 1 và số 2.
  11. ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 2 Môn học: Khoa học tự nhiên 6 Thời lượng: 01 Tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Hệ thống hoá được kiến thức về sự đa dạng và các thể cơ bản của chất, tính chất của chất. 2. Về năng lực a) Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong chủ đề ôn tập; - Giao tiếp và hợp tác: Chủ động, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung ôn tập chủ đề; - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải bài tập hợp lí và sáng tạo. b) Năng lực chuyên biệt Hệ thống hoá được kiến thức vể chất, các thê cơ bản của chất, vật thể. 3. Về phẩm chất - Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học; - Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, kiên nhẫn thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng; II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Máy chiếu, bảng nhóm; - Phiếu học tập, thang đo. PHIẾU HỌC TẬP VÒNG 1 Câu 1: Hiện tượng mặt kính trong ô tô bị mờ khi đi trời mưa là hiện tượng phổ biến, nhất là với một nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Khi đó, tầm quan sát của người lái sẽ bị giảm đi đáng kể dẫn đến nguy cơ mất an toàn khi lái xe. Theo em chất gì đã bám lên mặt kính trong ô tô làm mờ kính? A. Carbon dioxide. B. Hơi nước. C Không khí. Làm thế nào để khắc phục hiện tượng kính ô tô bị mờ? A. Lau kính thường xuyên. B. Cân bằng nhiệt độ trong và ngoài xe. C. Đóng kín cửa xe. D. Tăng nhiệt độ trong xe. PHIẾU HỌC TẬP VÒNG 2 (Chiếu các câu hỏi lên màn hình để học sinh tranh quyền trả lời) 1.Quá trình nào sau đây không thể hiện tính chất hoá học của chất?
  12. A.Rượu để lâu trong không khí bị chua. B.Sắt để lâu trong môi trường không khí bị gỉ. c. Nước để lâu trong không khí bị biến mất. D. Đun dầu ăn trên chảo quá nóng sinh ra chất có mùi khét. 2.Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lí của cồn (ethanol)? A.Là chất lỏng, không màu. B.Có thể hoà tan được một số chất khác. C.Tan nhiều trong nước. D.Cháy được trong oxygen sinh ra khí carbon dioxide và nước. 3.Với cùng một chất, nhiệt độ nóng chảy cũng chính là: A. Nhiệt độ sôi. B. Nhiệt độ đông đặc. c. Nhiệt độ hoá hơi. D. Nhiệt độ ngưng tụ. 4.Trường hợp nào sau đây không phải là sự ngưng tụ? A.Nước đọng trên lá cây vào buổi sáng sớm. B.Nước bám bên ngoài tủ lạnh khi độ ẩm cao. C.Nước đọng từng giọt trên lá cây sau khi tưới cây. D. Nước bám dưới nắp nồi khi nấu canh. 5.Hiện tượng nào sau đây không phải là sự nóng chảy? A.Mỡ lợn tan ra khi đun nóng. B.Thiếc hàn tan ra khi đưa máy hàn có nhiệt độ cao vào. C. Cho viên đá vôi (calcium carbonate) vào dung dịch hydrochloric acid thì nó bị tan dẩn ra. D. Cho nhựa thông vào bát sứ nung nóng, nó tan ra thành chất lỏng màu cánh gián. PHIẾU HỌC TẬP VÒNG 3 Bạn Minh nghiên cứu sự thay đổi thể của nước theo nhiệt độ và bạn đã ghi lại số liệu bằng đồ thị dưới đây, dựa vào đồ thị em hãy trả lời các câu hỏi sau: ở điểm nào nước bắt đầu nóng chảy? Ở điểm nào nước bắt đẩu sôi? Đoạn BC xảy ra quá trình biến đổi nào của nước? Nêu các thể tổn tại của nước trong đoạn CG. Tại điểm H nước tồn tại ở thể nào?
  13. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC Hoạt động 1: Vẽ sơ đồ tư duy Mục tiêu: hệ thống hóa những kiến thức đã học về chất tinh khiết, hỗn hợp và một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp cho học sinh. Nội dung: GV định hướng cho HS hệ thống hoá được kiến thức về chất tinh khiết, hỗn hợp và dung dịch. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy hoàn thiện Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: GV trình chiếu sơ đồ tư duy Nhận nhiệm vụ bị khuyết chữ để học sinh hoàn thiện nội dung Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm như trò chơi trước, các Các nhóm tiến hành vẽ sơ đồ tư duy. nhóm có 3 phút để chỉnh sửa lại sơ đồ tư duy của mình và 2 phút để trình bày ý tưởng và 5 phút để phản biện, nhận xét các nhóm khác. Nhóm nào thắng trong trò chơi trước sẽ được quyền quyết định thứ tự nhóm nào lên trình bày Hướng dẫn HS thiết kế sơ đồ tư duy để tổng kết những kiến thức cơ bản của chủ đề Báo cáo kết quả: Các nhóm lên trình bày sơ đồ tuy duy của mình -Nhóm được chọn lên trình bày ý tưởng Mời các nhóm khác nhận xét -Các nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn
  14. - Giáo viên nhận xét sau khi các nhóm khác đã có ý kiến bổ sung Tổng kết: Tổng hợp lại kiến thức từ sơ đồ tư duy của các em -Vẽ sơ đồ tư duy vào vở B. BÀI TẬP Hoạt động 2: Hướng dẫn giải bài tập Mục tiêu: Định hướng cho HS giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề. Nội dung: GV hướng dẫn cho HS giải bài tập trong SGK. Sản phẩm: Hoàn thành bài tập SKG, phiếu học tập 1, 2, 3. Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giao nhiệm vụ: GVchia lớp thành các nhóm. Nhận nhiệm vụ Phổ biến luật chơi “cuộc đua kì thú”, có 3 vòng chơi: Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: Lắng nghe, ghi nhớ. Vòng 1: GV trình chiếu câu hỏi, trong 1 phút các nhóm phải hoàn thành câu trả lời vào bảng chính. Nhóm hoàn thành nhanh và chính xác nhất được 20 điểm, các nhóm còn lại được 15, 10, 5 điểm Vòng 2: GV chiếu các câu hỏi lên màn hình. Có 4 câu hỏi với 4 phương án A, B, C, D. GV đọc câu hỏi, các nhóm giành quyền trả lời. Với mỗi phương án đúng, nhóm mang về cho mình 10 điểm. Vòng 3: GV đưa ra câu hỏi, các nhóm thảo luận đưa ra đáp án, đội nào có câu trả lời nhanh và chính xác nhất được 20 điểm, các đội còn lại lần lượt là 15, 10, 5 điểm Báo cáo kết quả: -Các nhóm lần lượt giơ bảng -Một nhóm trình bày câu trả lời -GV chọn 1 nhóm trình bày câu trả lời - Các nhóm khác nhận xét câu trả lời của nhóm bạn
  15. - Giáo viên nhận xét sau khi các nhóm khác đã có ý kiến bổ sung Tổng kết: Giáo viên đưa ra câu trả lời đúng nhất HS lắng nghe so sánh với câu trả lời và cho điểm các nhóm của mình. C. DẶN DÒ Ôn tập, hoàn thành các bài tập chủ đề 2. Đọc, chuẩn bị chủ đề 3: “oxygen và không khí”. D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN Gv quan sát , Thang đo về hoạt động nhóm. Nội dung quan sát Hoàn toàn Đồng ý Phân vân Không Hoàn toàn đồng ý đồng ý không đồng ý Thảo luận sôi nổi Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động Kết quả sản phẩm tốt