Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Phân môn Vật lý) - Tiết 27, Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng (Tiết 3) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Lý

docx 8 trang Chiến Đoàn 09/01/2025 150
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Phân môn Vật lý) - Tiết 27, Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng (Tiết 3) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_6_phan_mon_vat_ly_tiet_27_bai_46_n.docx

Nội dung text: Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Phân môn Vật lý) - Tiết 27, Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng (Tiết 3) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Lý

  1. Trường THCS Tam Giang Giáo án KHTN – Vật Lý 6 Ngày soạn: 04/12/2022 Ngày dạy: 06/12/2022 Tiết 27 - BÀI 46: NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ TRUYỀN NĂNG LƯỢNG (tiết 3) I. MỤC TIÊU - Từ tranh ảnh, hình vẽ, học liệu điện tử và hiện tượng thực tế biết được năng lượng có thể truyền đi từ vật này sang vật khác, từ nơi này sang nơi khác thông qua tác dụng lực, truyền nhiệt. - Lấy được ví dụ về sự truyền năng lượng. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về sự truyền năng lượng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm rút ra nhận xét về sự truyền năng lượng có thể qua tác dụng lực hoặc truyền nhiệt. Hợp tác nhóm trong việc chế tạo xe đồ chơi bằng vật liệu tái chế. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Liên hệ sự truyền năng lượng và các tình huống trong thực tế. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên: - Trình bày được một số hình thức truyền năng lượng từ vật này sang vật khác. - Lấy thêm ví dụ về sự truyền năng lượng trong thực tiễn. 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về sự truyền năng lượng. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ chế tạo xe đồ chơi từ vật liệu tái chế. - Trung thực, cẩn thận trong việc ghi chép kết quả và thực hành. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử. - Hệ thống câu hỏi luyện tập và đáp án. - Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: bìa các tông, nắp chai, ống hút, bóng bay và que xiên. 2. Học sinh: - Đọc trước nội dung bài, sách giáo khoa, vở ghi và dụng cụ học tập cần thiết. - Băng dính, kéo. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC GV: Nguyễn Thị Lý 1
  2. Trường THCS Tam Giang Giáo án KHTN – Vật Lý 6 1. Hoạt động 1: Khởi động, xác định vấn đề học tập. (Thời gian: 5 phút) a) Mục tiêu: - Tạo tâm thế học tập muốn tìm hiểu kiến thức cho học sinh. b) Nội dung - Giáo viên cho học sinh tham gia trò chơi: “Mưa rơi” - Sau khi chơi xong giáo viên đưa ra câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời: “Vừa rồi các em đã làm gì giúp bạn?” c) Sản phẩm - Câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN – HOẠT NỘI DUNG ĐỘNG CỦA HỌC SINH * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV cho HS tham gia trò chơi “Mưa rơi” - Sau khi chơi xong GV đưa ra câu hỏi: “Vừa rồi các em đã làm gì giúp bạn?” cho Tiết 27 – Bài 46: HS trả lời. NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ TRUYỀN NĂNG LƯỢNG - HS cả lớp tham gia trò chơi và suy nghĩ trả (tiết 3) lời câu hỏi của GV đưa ra. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên 1 HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung (nếu có). * Bước 4: Kết luận GV nhận xét, đánh giá phần tham gia trò chơi của cả lớp. GV: Trong trò chơi vừa rồi các em đã truyền năng lượng cho nhau. Vậy năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác, từ nơi này sang nơi khác hay không và bằng những cách nào chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay. => Tiết 27 – Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng (tiết 3) 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: Tìm hiểu về sự truyền năng lượng. (Thời gian: 13 phút) a) Mục tiêu: GV: Nguyễn Thị Lý 2
  3. Trường THCS Tam Giang Giáo án KHTN – Vật Lý 6 - HS biết được năng lượng có thế truyền từ vật này sang vật khác, từ nơi này sang nơi khác. - HS biết được có 2 cách truyền năng lượng chủ yếu: + Qua tác dụng lực. + Qua truyền nhiệt (làm nóng vật). - HS lấy được các ví dụ về sự truyền năng lượng trong thực tiễn. b) Nội dung: - HS trả lời câu hỏi: H1. Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác được hay không? Lấy ví dụ? - HS vận dụng kiến thức vào làm bài tập: H2. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào năng lượng được truyền qua tác dụng lực, trường hợp nào qua truyền nhiệt ? A. Phơi thóc B. Bỏ viên đá vào cốc nước C. Dùng búa đóng đinh vào tường D. Nung nóng đỏ thanh sắt rồi nhúng vào nước lạnh E. Dùng chân đá vào quả bóng F. Cắm điện làm quạt quay G. Ngồi gần bếp lửa thấy nóng H. Đạp xe tới trường - HS thảo luận nhóm đôi để tìm thêm các ví dụ về sự truyền năng lượng trong thực tiễn. c) Sản phẩm: - Câu trả lời của HS có thể là: H1. Năng lượng có thể truyền từ vật này đến vật khác, nơi này đến nơi khác. H2: + Qua tác dụng lực: C, E, F, H. + Truyền nhiệt: A, B, D, G. - HS lấy được ví dụ về sự truyền năng lượng trong thực tiễn. d) Tổ chức thực hiện: TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN – HOẠT NỘI DUNG ĐỘNG CỦA HỌC SINH Nhiệm vụ 1 III. SỰ TRUYỀN NĂNG * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập LƯỢNG - GV yêu cầu HS đọc kĩ nội dung trong SGK. - Năng lượng có thể truyền từ H1. Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật này sang vật khác, nơi này vật khác được không? đến nơi khác bằng 2 cách: - GV phân tích ví dụ cho HS + Qua tác dụng lực. GV: Nguyễn Thị Lý 3
  4. Trường THCS Tam Giang Giáo án KHTN – Vật Lý 6 * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Qua truyền nhiệt (làm nóng vật). - HS nghiên cứu nội dung trong SGK và trả lời câu hỏi H1. - HS lắng nghe * Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV gọi HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung (nếu có). * Bước 4: Kết luận - GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức. Nhiệm vụ 2 * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chiếu bài tập H2 yêu cầu HS làm bài. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện H2. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên HS lên bảng làm bài, HS khác nhận xét bổ sung (nếu có). * Bước 4: Kết luận - GV nhận xét, cho điểm. - GV chiếu hình ảnh cốc nước đá và lưu ý cho HS nguyên tắc truyền nhiệt. Nhiệm vụ 3 * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm thêm các ví dụ về sự truyền năng lượng trong thực tiễn. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận nhóm đôi tìm thêm ví dụ. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV gọi đại diện nhóm trình bày, HS trả lời sau không giống với câu trả lời trước. * Bước 4: Kết luận - GV nhận xét, cho điểm. 3. Hoạt động 3: Luyện tập ( Thời gian: 15 phút) GV: Nguyễn Thị Lý 4
  5. Trường THCS Tam Giang Giáo án KHTN – Vật Lý 6 a) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học. b) Nội dung: - GV tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên máy chiếu. - HS vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập tự luận Bài tập: Đánh dấu X vào những ô đúng hoặc sai ứng với các nội dung sau: Câu Nội dung Đúng Sai a Một số quá trình biến đổi trong tự nhiên không nhất thiết phải cần đến năng lượng. b Đơn vị của năng lượng trong hệ SI là jun (J). c Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực d Năng lượng từ gió truyền lực lên diều, nâng diều bay cao. Gió càng mạnh, lực nâng diều lên càng cao. - HS chia thành nhóm tham gia trò chơi “Biệt đội anh hùng” * Bộ câu hỏi 1: Câu 1: Mũi tên được bắn bay đi là nhờ năng lượng từ A. mũi tên B. cánh cung C. gió D. cả 3 yếu tố trên Câu 2: Chọn đáp án đúng? A. 1J = 1000kJ B. 1kJ = 100J C. 1cal = 4,2J D. 1J = 4,2cal Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác nhưng không thể truyền từ nơi này đến nơi khác. B. Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác, từ nơi này đến nơi khác. C. Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác nhưng không tác dụng lực lên vật. D. Năng lượng không thể truyền từ vật này sang vật khác, từ nơi này đến nơi khác. Câu 4: Khi một vật được thả rơi ở độ cao càng lớn thì A. lực tác dụng xuống mặt đất càng nhỏ B. lực tác dụng xuống mặt đất không thay đổi C. lực tác dụng xuống mặt đất càng lớn D. chưa đủ yếu tố để xác định được độ lớn lực tác dụng xuống mặt đất. Câu 5: Sắp xếp các hoạt động dưới đây theo mức sử dụng năng lượng từ thấp nhất đến cao nhất. (1)Ngồi xem ti vi (2) Ngủ (3) Đi bộ thể dục (4) Bơi lội GV: Nguyễn Thị Lý 5
  6. Trường THCS Tam Giang Giáo án KHTN – Vật Lý 6 A. (1), (2), (3), (4) B. (2), (3), (4), (1) C. (2), (1), (3), (4) D. (2), (4), (3), (1) Câu 6: Lúc ngồi yên, cơ thể vẫn cần năng lượng để hoạt động và trao đổi chất (hít, thở, tỏa nhiệt, ). Năng lượng trung bình cần cho hoạt động này trong 1 phút là 6 kJ. Năng lượng cần thiết để một người có thể ngồi yên trong 1 giờ là A. 60 kJ B. 180 kJ C. 240 kJ D. 360 kJ * Bộ câu hỏi 2: Câu 1: Có mấy cách truyền năng lượng chủ yếu? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2: Biết năng lượng trung bình cần cho hoạt động đi xe đạp trong 1 phút là 25 kJ. Năng lượng cần thiết để một học sinh đạp xe từ nhà đến trường trong thời gian 20 phút là A. 500 kJ B. 750 kJ C. 600 kJ D. 250 kJ Câu 3: Nước trong ấm được đun sôi là nhờ A. năng lượng từ bếp truyền cho ấm nước làm cho nhiệt độ của ấm nước tăng lên. B. năng lượng từ bếp truyền cho môi trường bên ngoài nóng lên. C. năng lượng từ không khí truyền cho ấm nước. D. tác dụng lực của ấm đặt trên mặt bếp . Câu 4: Trong quá trình đóng đinh, đinh lún sâu vào gỗ là nhờ năng lượng nào? A. Năng lượng của đinh. B. Năng lượng của gỗ. C. Năng lượng của búa. D. Năng lượng của tay người. Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “Hoạt động (1) tốn nhiều năng lượng hơn. Vì khi đá bóng, ta dùng (2) , còn khi bơi lội thì dùng (3) . Mặt khác, khi bơi lội, môi trường nước (4) nên cơ thể tốn nhiều nhiệt năng hơn. A. Bơi lội, hai tay, chân, nóng. B. Đá bóng, chân, hai tay, lạnh C. Bơi lội, chân, hai tay, lạnh D. Đá bóng, chân, hai tay, nóng Câu 6: Một học sinh lớp 6 cần trung bình 2000kcal mỗi ngày. Tính theo đơn vị Jun (J) thì năng lượng này bằng bao nhiêu? Biết 1kcal = 1000 cal A. 2.000.000 J B. 8.400.000 J C. 4.200.000 J D. 6.800.000 J c) Sản phẩm: - Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: GV: Nguyễn Thị Lý 6
  7. Trường THCS Tam Giang Giáo án KHTN – Vật Lý 6 TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN – HOẠT NỘI DUNG ĐỘNG CỦA HỌC SINH Nhiệm vụ 1 LUYỆN TẬP * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chiếu sơ đồ tư duy tổng kết kiến thức toàn bài. - GV chiếu bài tập tự luận và yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bài tập: - HS hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập. a. Sai * Bước 3: Báo cáo, thảo luận b. Đúng - GV gọi HS lên bảng làm bài, HS khác c. Đúng nhận xét bổ sung (nếu có). d. Đúng * Bước 4: Kết luận - GV nhận xét, sửa sai (nếu có) và cho điểm. Nhiệm vụ 2 *Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Bộ câu hỏi 1 Bộ câu hỏi 2 - GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Biệt 1 – B 1 – B đội anh hùng”. 2 – C 2 – A * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 3 – B 3 – A - HS tham gia trò chơi 4 – C 4 – D * Bước 3: Báo cáo, thảo luận 5 – C 5 – C - GV gọi đại diện 2 đội lên chơi kéo búa bao 6 - D 6 – B giành quyền trả lời. Đội nào được quyền trả lời nhưng bị sai thì giành quyền trả lời cho đội còn lại. * Bước 4: Kết luận - GV nhận xét quá trình chơi, công bố đội chiến thắng và trao phần thưởng. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (Thời gian: 11 phút) a) Mục tiêu - Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống. b) Nội dung - Chế tạo mô hình xe đua đơn giản có thể di chuyển nhờ một số dạng năng lượng thường gặp. c) Sản phẩm GV: Nguyễn Thị Lý 7
  8. Trường THCS Tam Giang Giáo án KHTN – Vật Lý 6 - Sản phảm mô hình xe đua đơn giản có thể di chuyển nhờ một số dạng năng lượng thường gặp. d) Tổ chức thực hiện TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN – HOẠT NỘI DUNG ĐỘNG CỦA HỌC SINH * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chiếu video hướng dẫn HS chế tạo mô hình xe đua đơn giản có thể di chuyển nhờ một số dạng năng lượng thường gặp. - GV phát dụng cụ cho từng nhóm và yêu cầu các nhóm chế tạo xe theo hướng dẫn trên. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Đại diện nhóm lên nhận dụng cụ và thực hiện nhiệm vụ. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV mời nhóm hoàn thành nhanh nhất lên bảng trình bày sản phẩm của nhóm. * Bước 4: Kết luận - Gv nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động của HS. - GV xoa hai tay vào nhau, sau đó đặt một tay lên tay của HS và hỏi: Cô có truyền năng lượng cho bạn không? - HS: Có - GV: Vậy em có biết dạng năng lượng cô vừa truyền là dạng năng lượng nào không? => GV giới thiệu: Cô vừa truyền dạng năng lượng có tên gọi là nhiệt năng. Vậy ngoài dạng năng lượng trên còn có các dạng năng lượng nào khác thì cô và các em sẽ nghiên cứu trong bài học sau. * Hướng dẫn về nhà: (Thời gian: 1 phút) - Học thuộc bài và hoàn thiện sơ đồ tư duy. - Về nhà tìm thêm các ví dụ về sự truyền năng lượng trong thực tiễn và phân tích các ví dụ đó. - Đọc trước bài 47: Một số dạng năng lượng GV: Nguyễn Thị Lý 8