Giáo án dạy Tuần 26 - Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 26 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_day_tuan_26_lop_4.doc
Nội dung text: Giáo án dạy Tuần 26 - Lớp 4
- TUẦN 26: Thứ 2, ngày 11 tháng 03 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng thực hiện phép chia phân số. - Thực hiện được phép chia hai phân số. Biết tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số. BTCL: 1, 2. - Rèn trí nhớ, tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào phiếu bài tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 3: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS trao đổi làm bài. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Thực hiện được phép chia hai phân số. Biết tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ về cách làm và kết quả các bài với bố mẹ. ___ Tiết 2: TẬP ĐỌC Thắng biển I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên. - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả. Trả lời được các câu hỏi 2, 3, 4 SGK. - Đoàn kết chống lại sự nguy hiểm do thiên nhiên gây ra để bảo vệ cuộc sống con người. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc. 1
- III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: Trò chơi: Vòng tròn tình bạn. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS đọc thầm và chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn và giải nghĩa các từ khó hiểu trong nhóm. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát. + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Rút ra nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. 4. Hoạt động thực hành: - GV chép đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - GV đọc diễn cảm đoạn văn. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc cho bố mẹ và người thân trong gia đình bài TĐ các em vừa học hôm nay. ___ Tiết 3: CHÍNH TẢ Nghe – viết: Thắng biển I. Mục tiêu: - Nắm được nội dung bài chính tả cần viết. - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn trích. Làm đúng BT phương ngữ 2b. 2
- - Có ý thức viết đúng chính tả, rèn chữ viết. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đố chữ 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu đoạn văn: - GV đọc bài chính tả lần 1 - GV giới thiệu nội dung chính về đoạn cần viết. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ khó - HS phân tích viết các chữ khó trong đoạn văn. Hoạt động 3: Viết chính tả - HS viết bài. - GV đọc từng cụm từ cho HS viết. - GV đọc bài lần 2. - HS soát lại bài và sửa lỗi. - Thu 7-10 bài để nhận xét. - GV nhận xét chung. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Viết đúng chính tả, trình bày rõ ràng, sạch sẽ. + Nắm được nội dung đoạn cần viết. 4. Hoạt động thực hành: Bài 2: Hoạt động nhóm - HS đọc yêu cầu và đọc mẫu. - Phát giấy và bút dạ cho các nhóm, nhóm nào làm xong trước dán giấy lên bảng. - Nhận xét, kết luận. IV. Hoạt động ứng dụng: - Các nhóm thi đua chia sẻ hiểu biết của mình qua bài học. ___ Buổi chiều Tiết 1: LỊCH SỬ Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong I. Mục tiêu: - Biết sơ lược về quá trình khẩn hoang ở Đàng Trong: + Từ thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn đã tổ chức việc khẩn hoang từ sông Gianh trở vào Nam Bộ ngày nay. 3
- + Cuộc khẩn hoang từ thế kỉ XVI đã dần dần mở rộng diện tích canh tác ở các vùng hoang hoá, ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển. - Dùng lược đồ chỉ ra vùng đất khẩn hoang. - Tôn trọng sắc thái văn hoá của các dân tộc. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu thảo luận nhóm III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu việc các chúa Nguyễn đẩy mạnh việc khẩn hoang - Yêu cầu HS đọc SGK. + Trình bày khái quát tình hình nước ta từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến Nam Bộ ngày nay? - GV giới thiệu Đàng Trong tính đến thế kỉ XVII và vùng đất Đàng Trong từ thế kỉ XVIII. Hoạt động 2: Tìm hiểu kết quả của cuộc khẩn hoang - Y/c HS đọc phần còn lại trong SGK. - Cho HS so sánh: Diện tích, tình trạng đất, xóm làng, dân cư trước và sau cuộc khẩn hoang. + Cuộc khẩn hoang của các diện tích phía Nam mang lại lợi ích gì? + Ý nghĩa của cuộc khẩn hoang? - Y/c HS đọc bài học trong SGK. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết sơ lược về quá trình khẩn hoang ở Đàng Trong. IV. Hoạt động ứng dụng: - HS đọc phần bài học và sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan đến bài học. ___ Tiết 2: KHOA HỌC Nóng, lạnh và nhiệt độ (tiếp) I. Mục tiêu: - Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi, nhận biết được vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên, vật ở gần vật lạnh hơn thì tỏa nhiệt nên lạnh đi. - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng lạnh của chất lỏng. - Thêm yêu thích khoa học, thích khám phá cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học: 4
- - Chuẩn bị phích nước sôi, 2 chiếc chậu, 1cốc. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Em là tuyên truyền viên của lớp. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Vật có nhiệt độ cao truyền nhiệt cho vật có nhiệt độ thấp; các vật thu nhiệt sẽ nóng lên; các vật tỏa nhiệt sẽ lạnh đi. - Đặt một cốc nước nóng vào trong một chậu nước. - Hãy dự đoán xem, một lúc sau mức độ nóng lạnh của cốc nước và chậu nước có thay đổi không. Nếu có thì thay đổi thế nào? - Cho HS làm thí nghiệm. - Cốc nước có nóng như lúc đầu không? + Cốc nước nguội đi và nước trong chậu ấm hơn lúc đầu vì sao? - Đại diện nhóm lên đính phiếu và nêu kết quả làm việc của nhóm mình. - Nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: Sự co giãn của nước khi lạnh đi và nóng lên - HS làm thí nghiệm. - Theo em các chất có thể nở ra hay co lại không và nở ra co lại khi nào? - Các chất lỏng có nở ra và co lại không?Các chất lỏng nở ra khi nào? Co lại khi nào? - Rút ra kết luận chung. - Tại sao khi đun nước ta không nên đổ đầy ấm? * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. + Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nêu những ứng dụng của nhiệt độ trong đời sống cho người thân nghe. ___ Thứ 3, ngày 12 tháng 03 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng thực hiện phép chia hai phân số. - Thực hiện được phép chia hai phân số, chia số tự nhiên cho phân số. BTCL: 1, 2. - Say mê học toán. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 5
- 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi. - HS thảo luận cặp đôi để làm vào phiếu học tập. - Nhận xét. Bài 2: Hoạt động cá nhân - HS đọc đề bài, yêu cầu các em tự làm. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Thực hiện được phép chia hai phân số, chia số tự nhiên cho phân số. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ cách làm bài 2 với người thân của em. ___ Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Luyện tập về câu kể Ai là gì? I. Mục tiêu: - Nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn, nêu được tác dụng của câu kể. - Biết xác định CN và VN trong mỗi câu kể Ai là gì? đã tìm được.Viết được đoạn văn ngắn có dùng câu kể Ai là gì? - Có lòng say mê học TV. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu học tập. - Nhận xét kết luận lời giải đúng. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. 6
- - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nhận biết và nêu được tác dụng được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn. + Biết xác định CN và VN, viết được đoạn văn ngắn. IV. Hoạt động ứng dụng: - Tìm thêm và đọc các câu kể Ai là gì? cho người thân cùng chia sẻ. ___ Buổi chiều Tiết 2: KĨ THUẬT Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật I. Mục tiêu: - Biết tên gọi, hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. - Sử dụng được cờ-lê, tua-vít để lắp vít, tháo vít; biết lắp ráp một số chi tiết với nhau. - Rèn luyện sự khéo léo. II. Đồ dùng dạy học: - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nhận dạng các chi tiết và dụng cụ GV lần lượt giới thiệu các chi tiết và dụng cụ khác nhau -Tổ chức cho HS làm theo nhóm - GV chọn một số chi tiết đặt câu hỏi để HS trả lời - GV giới thiệu, hướng dẫn cách sắp xếp các chi tiết trong hộp - Cho các nhóm HS tự kiểm tra tên gọi, nhận dạng từng loại chi tiết 4. Hoạt động thực hành: a. Lắp vít: - Hướng dẫn các thao tác lắp vít theo các bước. - Gọi 2,3 HS lên bảng thao tác lắp vít, sau đó cho cả lớp tập lắp vít. b. Tháo vít: - Hướng dẫn HS quan sát hình 3, trả lời câu hỏi - Cho HS thực hành cách tháo vít c. Lắp ghép một số chi tiết - GV thao tác mẫu 1 trong 4 mối ghép trong hình 4 - Trong quá trình thao tác mẫu GV có thể đặt câu hỏi yêu cầu HS gọi tên và số lượng của mối ghép - GV thao tác mẫu cách tháo các chi tiết của mối ghép và sắp xếp gọn gàng vào hộp bộ lắp ghép * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. 7
- - Kĩ thuật: Thực hành, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết tên gọi,hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. + Sử dụng được cờ-lê, tua-vít để lắp, tháo vít;biết lắp ráp một số chi tiết. IV. Hoạt động ứng dụng: - Thực hành lắp một số chi tiết đơn giản trong bộ mô hình kĩ thuật. ___ Tiết 3: ĐẠO ĐỨC Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (tiết 1) I. Mục tiêu: - Thế nào là hoạt động nhân đạo? Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo? - Biết thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn. - Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (thông tin trang 37, SGK) - GV y/c các nhóm HS đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi 1, 2 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm HS - Y/c các nhóm lên trình bày GV kết luận: Trẻ em và nhân dân ở các vùng bị thiên tai hoặc có chiến tranh đã phải chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi. Chúng ta cần cảm thông, chia sẽ với họ, quyên góp tiền của đề giúp đỡ họ. Đó là một hoạt động nhân đạo Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi (BT1, SGK) - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận bài tập - Y/c các nhóm lên trình bày - Kết luận Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (BT3, SGK) - Cách tiến hành tương tự như hoạt động 3, tiết 1, bài 3 - Kết luận. - Gọi 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết thế nào là hoạt động nhân đạo? + Biết thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn. 8
- IV. Hoạt động ứng dụng: - Sưu tầm một số hình ảnh và câu chuyện nói về việc tham gia các hoạt động nhân đạo. ___ Thứ 4, ngày 13 tháng 03 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP ĐỌC Ga – vrốt ngoài chiến lũy I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung bài : Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt. - Đọc đúng các tên riêng người nước ngoài; biết đọc đúng lời đối đáp giữa các nhân vật và phân biệt với lời dẫn chuyện. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Khâm phục, yêu mến cậu bé anh hùng. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Vòng tròn tình bạn. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS đọc thầm và chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn và giải nghĩa các từ khó hiểu trong nhóm. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát. + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Rút ra nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. 9
- + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. 4. Hoạt động thực hành: -GV chép đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - GV đọc diễn cảm đoạn văn. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc cho bố mẹ và người thân trong gia đình bài TĐ các em vừa học hôm nay. ___ Tiết 3: TOÁN Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Biết cách tính và viết gọn phép chia một phân số cho số tự nhiên. Biết tìm phân số của một số. - Thực hiện được phép chia hai phân số. BTCL: 1(a,b); 2(a,b); 4. - Say mê học toán. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi. - HS thảo luận cặp đôi để làm vào phiếu học tập. - Nhận xét. Bài 2: Hoạt động cá nhân - HS đọc đề bài, yêu cầu các em tự làm. - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 4: Hoạt động cá nhân - HS đọc đề bài, yêu cầu các em tự làm. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết tính và viết gọn phép chia một phân số cho số tự nhiên, tìm phân số của một số. Thực hiện được phép chia hai phân số. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ cách làm bài 2 với người thân của em. ___ 10
- Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Mở rộng vốn từ: Dũng cảm I. Mục tiêu: - Mở rộng được được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa (BT1). - Biết dùng từ theo chủ điểm để đặt câu hay kết hợp với từ ngữ thích hợp (BT2, 3); biết được một số thành ngữ nói về lòng dũng cảm và đặt được một câu với thành ngữ theo chủ điểm (BT4, 5). - Ham thích học hỏi môn Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu học tập. - Nhận xét kết luận lời giải đúng. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 3: Hoạt động cả lớp - Yêu cầu HS lên bảng làm. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 4: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 5: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Tìm được từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa với Dũng cảm. + Biết dùng từ theo chủ điểm để đặt câu và một số thành ngữ nói về lòng dũng cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Tìm thêm và đọc các từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa với Dũng cảm cho người thân cùng chia sẻ. ___ 11
- Thứ 5, ngày 14 tháng 03 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP LÀM VĂN Luyện tập xây dựng két bài trong bài văn miêu tả cây cối I. Mục tiêu: - Nắm được hai kiểu kết bài (mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả cây cối. - Vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn kết bài mở rộng trong bài văn miêu tả một cây mà em thích. - Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ một số loại cây ăn quả. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS đọc thầm lại 2 đoạn văn trên, trao đổi với bạn bên cạnh xem ta có thể dùng các câu trên để kết bài không? Vì sao? - Nhận xét, sửa lỗi. Bài 2: Hoạt động cả lớp - Gọi HS đọc yêu cầu đề bài - Dán bảng tranh, ảnh một số cây. - Yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS dựa vào các câu trả lời trên, hãy viết kết bài mở rộng cho bài văn. - Gọi HS nói bài của mình trước lớp. - Nhận xét, sửa lỗi. Bài 4: Hoạt động cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu đề bài - Yêu cầu HS viết. - Nhận xét, khen một số HS có những ý văn hay sát với ý của mỗi đoạn. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được hai kiểu kết bài và viết được đoạn kết bài mở rộng trong bài văn miêu tả một cây mà em thích. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc lại bài 4 của mình cho người thân và bạn cùng nghe. ___ 12
- Tiết 2: TOÁN Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Củng cố, luyện tập các phép tính với phân số. - Thực hiện được các phép tính với phân số. BTCL: 1(a,b); 2(a,b); 3(a,b); 4(a,b). - Có ý thức tự giác, tích cực học toán. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng”. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS trao đổi làm vào phiếu bài tập. - Chữa bài. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. - Nhận xét và tuyên dương HS. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. - Nhận xét và tuyên dương HS. Bài 4: Hoạt động cả lớp - Yêu cầu HS lên bảng làm bài. - Nhận xét và tuyên dương HS. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Thực hiện được các phép tính với phân số. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ cách làm bài với người thân của em. ___ Thứ 6, ngày 15 tháng 03 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP LÀM VĂN Luyện tập miêu tả cây cối I. Mục tiêu: - Lập được dàn ý sơ lược bài văn tả cây cối nêu trong đề bài. - Dựa vào dàn ý đã lập, bước đầu viết được các đoạn thân bài, mở bài, kết bài cho bài văn tả cây cối đã xác định. 13
- - Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. Tranh minh hoạ một số loại cây ăn quả. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: - Gạch dưới những từ ngữ quan trọng: cây có bóng mát (cây ăn quả, cây hoa) yêu thích. - Gợi ý: Các em chọn 1 trong 3 loại cây: cây ăn quả, cây hoa, cây bóng mát để tả. Đó là loại cây mà thực tế em đã quan sát từ các tiết trước và cso cảm tình với cây đó. - Dán một số tranh ảnh lên bảng lớp. - Gọi HS giới thiệu cây mình định tả. - Gọi HS đọc gợi ý. - Yêu cầu HS viết nhanh dàn ý trước khi viết bài để bài văn có cấu trúc chặt chẽ, không bỏ sót chi tiết. - HS viết bài. - Yêu cầu HS đưa bài cho nhau để góp ý. - Gọi HS đọc bài viết của mình. - Nhận xét lại, khen ngợi bài viết tốt. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng các đoạn văn tả cây cối. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc đoạn văn của mình đã viết cho người thân nghe. ___ Tiết 2: TOÁN Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Thực hiện được các phép tính với phân số. - Biết giải bài toán có lời văn. BTCL: 1; 3 (a,c); 4. - Rèn tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cả lớp 14
- - HS lên bảng làm bài - HS giải thích cách làm. - Nhận xét. Bài 2: Hoạt động cá nhân - HS làm bài vào vở. - HS giải thích cách làm. - Nhận xét. Bài 4: Hoạt động cá nhân - HS làm bài vào vở. - Nhận xét. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết giải bài toán có lời văn. Thực hiện được các phép tính với phân số. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập của em với người thân. ___ Tiết 4: KỂ CHUYỆN Kể chuyện đã nghe, đã đọc I. Mục tiêu: - Hiểu ND chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện). - Kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về lòng dũng cảm. - Rèn luyện lòng dũng cảm. II. Đồ dùng dạy học: - Một số truyện viết về lòng dũng cảm của con người. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài - Gọi HS đọc đề bài. GV gạch dưới những từ sau trong đề bài giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh kể chuyện lạc đề. - Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý. + Câu chuyện liên quan đến lòng dũng cảm thể hiện như thế nào? Lấy ví dụ. + Em đã nghe hoặc đã đọc câu chuyện của mình như thế nào? -Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3 và mẫu. 4. Hoạt động thực hành: a. Kể chuyện trong nhóm: 15
- HS kể chuyện theo nhóm, nhận xét, bổ sung cho nhau. - HS nối tiếp nhau kể chuyện. HS tự trao đổi ý nghĩa câu chuyện. b. Kể chuyện trước lớp: - Vài HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện. - Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Kể được câu chuyện bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình. +Thể hiện được điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù hợp với câu chuyện. + Hiểu được ý nghĩa câu chuyện. IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện cho người thân của em cùng nghe. ___ Buổi chiều Tiết 1: KHOA HỌC Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt I. Mục tiêu: - Kể được tên một số vật dẫn nhiệt tốt (kim loại: đồng, nhôm ) và những vật dẫn nhiệt kém (gỗ, nhựa, len, bông ) - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu. - Thêm yêu thích nghiên cứu khoa học, biết vận dụng vào trong cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học: - Phích nước nóng, xoong, giỏ ấm, cái lót tay, 2 cốc như nhau,thìa kim loại,thìa nhựa, thìa gỗ, một vài tờ giấy báo, dây chỉ nhiệt kế. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Làm nhạc cụ 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Giải thích được 1 số hiện tượng và vận dụng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu. - GV có thể cho HS dự đoán trước khi làm thí nghiệm ( dựa vào kinh nghiệm ): Cho vào một cốc nước nóng một thìa kim loại và một thìa nhựa. - Cán thìa nào nóng hơn? - Vậy vật nào dẫn nhiệt tốt hơn? - GV nhận xét – chốt ý. - Tại sao vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt tay ta có cảm giác lạnh? GV chốt ý. Hoạt động 2: Làm thí nghiệm về tính cách nhiệt của không khí. 16
- - GV hướng dẫn HS đọc mẫu đối thoại của 2 bạn và hướng dẫn làm thí nghiệm theo SGK trang 105. - Cho HS quan sát giỏ ấm nước ( thấy xốp, làm bằng bông, len ). Dựa vào kiến thức đã biết về không khí. GV đặt vấn đề: + Trong thí nghiệm, vì sao chúng ta phải đổ nước nóng như nhau vào 2 cốc. Còn cần đảm bảo điều kiện giống nhau nào nữa? + Vì sao chúng ta phải đổ nước nóng như nhau vào 2 cốc? + Vì sao phải đo nhiệt độ hai chốc cùng một lúc ? GV chốt ý. Hoạt động 3: Thi kể tên và nói công dụng của các vật cách nhiệt. - GV có thể chia lớp thành 4 nhóm. - Yêu cầu các nhóm lần lượt kể tên và nói công dụng của các vật cách nhiệt? - GV nhận xét – tuyên dương. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được một số vật dẫn nhiệt tốt và những vật dẫn nhiệt kém. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nêu những ứng dụng của vật dẫn nhiệt trong đời sống cho người thân nghe. ___ Tiết 2: ĐỊA LÍ Ôn tập I. Mục tiêu: - Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của ĐBBB, ĐBNB. - Chỉ hoặc điền đúng được vị trí ĐBBB, ĐBNB, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, trên bản đồ, lược đồ VN. Chỉ trên bản đồ vị trí thủ đô Hà Nội, TP HCM, Cần Thơ, nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của các thành phố này - Yêu thiên nhiên, đất nước. biết bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lí tự nhiên, bản đồ hành chính Việt Nam. - Lược đồ trống Việt Nam. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai chỉ đúng. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Vị trí các đồng bằng và các dòng sông lớn - Treo bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Yêu cầu HS chỉ 2 vùng ĐBBB và ĐBNB, các dòng sông lớn. - Yêu cầu HS chỉ 9 cửa biển của sông Cửu Long. Hoạt động 2: Đặc điểm thiên nhiên của ĐBBB và ĐBNB 17
- - Yêu cầu HS tìm các thông tin về đặc điểm tự nhiên của ĐBBB và ĐBNB điền vào bảng. - Yêu cầu nhóm trình bày kết quả. Hoạt động 3: Con người và hoạt động sản xuất ở các đồng bằng - Treo bản đồ hành chính. - Yêu cầu HS xác định các thành phố lớn ở các ĐB. - Gọi HS nêu tên các con sông chảy qua các thành phố đó. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được một số đặc điểm tiêu biểu của ĐBBB, ĐBNB. + Chỉ được hoặc điền đúng được vị trí ĐBBB, ĐBNB, trên bản đồ VN. IV. Hoạt động ứng dụng: - Sưu tầm tranh, ảnh về một số thành phố đã học. ___ Tiết 3: SINH HOẠT TẬP THỂ I. Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 26. - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. II. Đánh giá tình hình tuần qua: 1. Khởi động: - Cho HS chơi trò chơi. + HS chơi trò chơi. 2. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động trong tuần: - Yêu cầu lớp trưởng lên điều hành lớp. + Lớp trưởng lên điều hành lớp. + Các nhóm lên báo cáo tình hình. - GV nhận xét. a. Đạo đức: - Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo - Không có hiện tượng gây mất đoàn kết -Ăn mặc đồng phục đúng quy định. b. Học tập: - Truy bài đầu giờ thực hiện có hiệu quả - Một số em chưa có ý thức học: T.Danh, Huy. - Một số em có tinh thần vươn lên trong học tập: Đức, Bảo c. Công tác vệ sinh - Vệ sinh đầu giờ: 18
- + Các em tham gia đầy đủ + Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ - Vệ sinh cá nhân:đa số các em thực hiện tốt; bên cạnh đó có em Chiến cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ hơn. III. Phương hướng tuần 27: - Tiếp tục duy trì mọi hoạt động như tuần 26. - Giúp đỡ một số em yếu về tính toán: Huy, Tâm, Thanh Danh, Triệu Châu, - Bồi dưỡng HSG và một số em viết chữ đẹp: Ngọc, Vy, Hoa, Huyền, - Nhắc nhở các em một số công việc trong tuần. + Không làm việc riêng trong giờ học. + Tích cực phát biểu bài và chú ý nghe giảng. + Làm bài và có ý thức chuẩn bị bài. + Trực nhật vệ sinh khu vực và trong lớp sạch sẽ. + Tưới nước, nhổ cỏ và chăm sóc hoa. ___ Kí duyệt giáo án ngày 11 tháng 03 năm 2019 PHT Trần Thị Mỹ Dạ 19