Giáo án dạy Tuần 10 - Lớp 4

doc 19 trang thienle22 4540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 10 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_tuan_10_lop_4.doc

Nội dung text: Giáo án dạy Tuần 10 - Lớp 4

  1. TUẦN 10: Thứ 2, ngày 28 tháng 10 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TIẾNG VIỆT Ôn tập giữa học kì I (tiết 1) I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. - Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa học kì I (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. - Có thái độ ôn tập nghiêm túc, biết tổng hợp kiến thức, rèn tính chịu khó. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9. III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: Trò chơi: Tìm người chỉ huy 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc - Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc. - Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1 – 2 phút). - Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. - HS đọc trong SGK 1 đoạn hoặc cả bài (theo chỉ định trong phiếu). - HS trả lời câu hỏi - Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát. + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Trả lời đúng các câu hỏi trong bài tập đọc. 4. Hoạt động thực hành: Bài 2: Hoạt động nhóm. - Phát phiếu cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và hoàn thành phiếu, nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu sai). Bài 3: Hoạt động cá nhân. - Yêu cầu HS tìm các đoạn văn có giọng đọc như yêu cầu. 1
  2. - Nhận xét, kết luận đọc văn đúng. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm các đoạn văn đó. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. -Tiêu chí:+Tham gia thảo luận tích cực để hiểu nội dung chính của bài tập đọc +Biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. IV. Hoạt động ứng dụng: - Cùng người thân tìm đọc các thành ngữ, tục ngữ nói về lòng nhân ái. ___ Tiết 2: TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu: - Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác. - Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông. BTCL: 1, 2, 3, 4(a) - Rèn trí nhớ, tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng? 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 4: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng,nhận xét bằng lời,đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập - Tiêu chí: Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác. Biết vẽ hình chữ nhật, hình vuông. IV. Hoạt động ứng dụng: 2
  3. - Bạn Mai muốn vẽ mặt trước của một ngôi nhà bao gồm: mái ngói có dạng hình tam giác, tường nhà có dạng hình vuông, 1 của lớn ra vào ở chính giữa có dạng hình chữ nhật và hai ô cửa sổ ở hai bên cửa ra vào có dạng hình vuông. Em hãy giúp bạn Mai vẽ ngôi nhà thật đẹp nhé. ___ Tiết 4: TIẾNG VIỆT Ôn tập giữa học kì I (tiết 2) I. Mục tiêu: - Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (Việt Nam và nước ngoài); bước đầu biết sữa lỗi chính tả trong bài viết. - Nghe viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 75 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài chính tả, hiểu nội dung của bài. - Có ý thức viết đúng chính tả, rèn chữ viết. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Hoạt động luyện viết: - Đọc bài Lời hứa. HS đọc lại. - Gọi HS giải nghĩa từ “trung sĩ”. - Yêu cầu HS tìm ra các từ dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết. - Hỏi HS về cách trình bày khi viết: dấu hai chấm, xuống dòng gạch đầu dòng, mở ngoặc kép, đóng ngoặc kép. - Đọc chính tả cho HS viết. - HS soát lại bài và sửa lỗi. - Thu 7-10 bài để nhận xét. - GV nhận xét chung. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng,đặt câu hỏi,nhận xét bằng lời,tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Viết đúng chính tả, trình bày rõ ràng, sạch sẽ. + Biết sửa lỗi khi viết sai. 4. Hoạt động thực hành: Bài 2: Hoạt động cặp đôi - HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và phát biểu ý kiến. 3
  4. - Nhận xét và kết luận câu trả lời đúng. Bài 3: Hoạt động nhóm. - HS đọc yêu cầu. - Phát phiếu cho các nhóm. - HS trao đổi hoàn thành phiếu. - Kết luận lời giải đúng. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chơi trò chơi: Tìm 10 từ có tiếng nhân với nghĩa là "người" hoặc "lòng thường người". ___ Buổi chiều Tiết 1: KHOA HỌC Ôn tập: Con người và sức khỏe I. Mục tiêu: - Hệ thống các kiến thức về: Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường. Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng. Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá. Hệ thống hoá những kiến thức đã học dinh dưỡng qua 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí của Bộ y tế. Phòng tránh đuối nước. - Áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh. II. Đồ dùng dạy học: - Hình SGK, phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Em là tuyên truyền viên của lớp. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Thảo luận chủ đề: Con người và sức khỏe. - HS thảo luận, trả lời một số câu hỏi sau: 1. Phối hợp thức ăn như thế nào để được đầy đủ mà không bị chán? 2. Cần cho trẻ bú mẹ thế nào thì hợp lí? 3. Cần thực hiện những nguồn đạm từ đâu? 4. Cần nên sử dụng muối gì? Và lượng muối như thế nào cho hợp lí với cơ thể? 5. Sử dụng thức ăn như thế nào là an toàn? Và cần ăn thêm nhiều loại gì hằng ngày? Cần thức ăn gì để tăng cường can xi? 6. Làm thế nào để biết được sức khoẻ được duy trì? - Kết luận và treo bảng phụ 10 lời khuyên trên bảng. - Học sinh lần lượt đọc 10 lời khuyên * Đánh giá: 4
  5. - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết hệ thống hoá những kiến thức đã học dinh dưỡng qua 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí của Bộ y tế. + Biết áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày. IV. Hoạt động ứng dụng: - Vẽ 1 bức tranh để nói với mọi người cùng thực hiện một trong 10 điều khuyên dinh dưỡng. ___ Tiết 2: LỊCH SỬ Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981) I. Mục tiêu: - Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy. - Tường thuật (sử dụng lược đồ) ngắn gọn cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất. Giảm tải: Không yêu cầu tường thuật. Chỉ kể lại một số sự kiện về cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất. - Thêm kính trọng người chỉ huy tài ba Lê Hoàn. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trong SGK phóng to. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - TBVN cho lớp hát, vận động tại chỗ 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Hoạt động 1: Tình hình nước ta trước khi quân Tống sang xâm lược - Cho HS đọc SGK đoạn: “Năm 979 .sử cũ gọi là nhà Tiền Lê”. + Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào? + Lê Hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không? Hoạt động 2: Kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược - Hoạt động nhóm: Phát PHT cho HS - Yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi: + Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào? + Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào? + Lê Hoàn chia quân thành mấy cánh và đóng quân ở đâu để đón giặc? - Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không? - Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào? - Đại diện nhóm trình bày. - Nhận xét, kết luận. 5
  6. - Nêu câu hỏi cho HS thảo luận: “Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta ?” - Kết luận. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng,nhận xét bằng lời,đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập - Tiêu chí: Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất. IV. Hoạt động ứng dụng - Em có thể kể tên các trường học, tên phố, tên làng, tên xã, đền thờ mang tên các nhân vật lịch sử trong giai đoạn này. ___ Thứ 3, ngày 29 tháng 10 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc. - Thực hiện được cộng, trừ với các số đến sáu chữ số. Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quan đến hình chữ nhật. BTCL: 1a, 2a, 3b, 4. - Say mê học toán. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đố bạn 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 4: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS làm bài vào vở. 6
  7. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời,đặt câu hỏi,tư vấn hỗ trợ học tập - Tiêu chí: + Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc. + Biết cộng, trừ với các số đến sáu chữ số. + Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với người thân của em. ___ Tiết 3: TIẾNG VIỆT Ôn tập giữa học kì I (tiết 3) I. Mục tiêu: - Nắm được nội dung chính, nhân vật và giọng đọc các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng. - Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa học kì I (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. - Có thái độ ôn tập nghiêm túc, biết tổng hợp kiến thức, rèn tính chịu khó. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đố chữ 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc - Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc. - Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1-2 phút). - Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. - HS đọc trong SGK 1 đoạn hoặc cả bài (theo chỉ định trong phiếu). - HS trả lời câu hỏi. - Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát. + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Trả lời đúng các câu hỏi trong bài tập đọc. 7
  8. 4. Hoạt động thực hành: Bài 2: Hoạt động nhóm. - HS đọc yêu cầu. - Gọi HS đọc tên bài tập đọc là truyện kể ở tuần 4, 5, 6 đọc và số trang. Ghi nhanh lên bảng. - Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận để hoàn thành phiếu. - Kết luận lời giải đúng. - Tổ chức cho HS thi đọc từng đoạn theo giọng đọc các em tìm được. IV. Hoạt động ứng dụng: - Cùng người thân tìm hiểu nghĩa các thành ngữ, tục ngữ về chủ đề Trung thực. ___ Buổi chiều Tiết 2: KĨ THUẬT Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa I. Mục tiêu: - Biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. - Khâu được, hoàn thành sản phẩm. - Yêu thích sản phẩm mình làm được. II. Đồ dùng dạy học: - Mảnh vải, kéo, phấn, thước III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đố bạn. 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: a. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu : GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét: - GV giới thiệu mẫu , HS quan sát - HS nêu đặc điểm đường khâu viền gấp mép vải b. Hướng dẫn thao tác kỹ thuật : - GV hướng dẫn HS quan sát hình 1,2,3,4 - Muốn gấp mép vải ta phải làm thế nào?(H1) - Gv hướng dẫn từng bước gấp - Hs quan sát - Gọi 1 HS thực hiện thao tác gấp - 1 HS thực hiện gấp. - GV nhận xét thao tác gấp của HS - GV hướng dẫn cách khâu lược đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. c. Lưu ý HS khâu ở mặt trái của vải 8
  9. - GV cho HS nêu mục ghi nhớ * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng,nhận xét bằng lời,đặt câu hỏi,tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: Biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. IV. Hoạt động ứng dụng: - HS trưng bày sản phẩm thực hành, HS dựa vào các tiêu chuẩn để đánh giá. Về nhà tập khâu quần áo bị đứt chỉ giúp bố mẹ. ___ Tiết 4: ĐẠO ĐỨC Tiết kiệm thời giờ (tiết 2) I. Mục tiêu: - Hiểu được lợi ích của tiết kiệm thời giờ. - Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ. Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt hằng ngày một cách hợp lí. - Có ý thức quý trọng thời gian. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. Các truyện có tấm gương về tiết kiệm thời giờ III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện kể “ Một phút” - GV kể chuyện cho HS hoặc 1 em kể + Y/c các nhóm thảo luận các câu hỏi ở sgk và sau đó rút ra bài học - y/c các nhóm khác nhận xét - Bài học: Từ câu chuyện của Michia ta rút ra bài học gì? 4. Hoạt động thực hành: Hoạt động 1: Thảo luận nhóm - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm BT2 - HS làm việc theo nhóm, thảo luận các tình huống: a) HS đến phòng thi bị muộn b) Hành khách đến muộn giờ tàu chạy, máy bay cất cánh c ) Người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm. - Mỗi nhóm nêu câu trả lời của một ý và nhận xét để đi đến kết quả Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ - GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp: - Treo bảng phụ ghi các ý kiến để HS theo dõi 9
  10. - Phát cho mỗi HS 3 tờ giấy màu: Xanh, đỏ, vàng - HS nhận các tờ giấy màu và đọc theo dõi các ý kiến của GV đưa trên bảng - HS lắng nghe GV đọc và giơ thẻ màu để bày tỏ thái độ: + Đỏ - không tán thành. Xanh – tán thành - Lần lượt đọc các ý kiến và Y/c HS cho biết thái độ. - Y/c HS giải thích những ý kiến không tán thành + Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì? - Gọi HS đọc phần ghi nhớ - Yêu cầu HS tự liên hệ bản thân về việc tiết kiệm thời giờ. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng,đặt câu hỏi,tư vấn hỗ trợ học tập - Tiêu chí: + Biết được lợi ích của tiết kiệm thời gian. + Biết sử dụng thời gian hằng ngày một cách hợp lí. IV. Hoạt động ứng dụng: - Cùng người thân thực hành tiết kiệm thời gian hợp lí. ___ Tiết 3: ĐỊA LÍ Thành phố Đà Lạt I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt: Vị trí, khí hậu phong cảnh, có nhiều công trình phục vụ nghỉ ngơi và du lịch. Đà Lạt là nơi trồng nhiều loại rau, quả xứ lạnh và nhiều loại hoa. - Chỉ được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ (lược đồ). - Thêm yêu mến một trong những cảnh đẹp nổi tiếng của đất nước. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Tranh, ảnh về thành phố Đà Lạt (HS, GV sưu tầm). III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai chỉ đúng. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Hoạt động 1: Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước - Cho HS dựa vào hình 1 bài 5, tranh, ảnh, mục 1 trong SGK và kiến thức bài trước để trả lời câu hỏi. + Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào? Đà Lạt ở độ cao bao nhiêu mét? + Với độ cao đó Đà Lạt sẽ có khí hậu như thế nào? + Quan sát hình 1, 2 (nhằm giúp cho các em có biểu tượng về hồ Xuân Hương và thác Cam Li) rồi chỉ vị trí các điểm đó trên hình 3. 10
  11. + Mô tả một cảnh đẹp của Đà Lạt. - Sửa chữa, giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Hoạt động 2: Đà Lạt - thành phố du lịch và nghỉ mát - Cho HS dựa vào vốn hiểu biết của mình, vào hình 3, mục 2 trong SGK để thảo luận theo các gợi ý. + Tại sao Đà Lạt lại được chọn làm nơi du lịch và nghỉ mát? + Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát, du lịch? - Các nhóm đại diện lên báo cáo kết quả. - HS đem tranh, ảnh sưu tầm về Đà Lạt lên trình bày trước lớp. - Nhận xét, kết luận. Hoạt động 3: Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt + Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa quả và rau xanh ? + Kể tên các loại hoa, quả và rau xanh ở Đà Lạt. + Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa, quả, rau xứ lạnh? + Hoa và rau của Đà Lạt có giá trị như thế nào? * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt + Chỉ được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ (lược đồ). IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể tên những loài hoa và rau mà em biết ở Đà Lạt. ___ Thứ 4, ngày 30 tháng 10 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Kiểm tra giữa học kì I ___ Tiết 2: TIẾNG VIỆT Ôn tập giữa học kì I (tiết 4) I. Mục tiêu: - Nắm được một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) thuộc các chủ điểm đã học (Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ). Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. - Làm được các BT ở sgk. - Có thái độ ôn tập nghiêm túc, biết cách hệ thống hóa kiến thức. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. 11
  12. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Hái hoa. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động nhóm - Yêu cầu HS nhắc lại các bài mở rộng vốn từ. GV ghi nhanh lên bảng. - Phát phiếu cho các nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và làm bài. - HS hoạt động trong nhóm, HS tìm từ của 1 chủ điểm, sau đó tổng kết trong nhóm ghi vào phiếu. - Gọi các nhóm dán phiếu lên bảng và đọc các từ nhóm mình vừa tìm được. - Nhật xét tuyên dương nhóm tìm được nhiều nhất và những nhóm tìm được các từ không có trong sách giáo khoa. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Gọi HS đọc các câu tục ngữ, thành ngữ. - Yêu cầu HS suy nghĩ để đặt câu hoặc tìm tình huống sử dụng. - HS tự do phát biểu. Bài 3: Hoạt động cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi về tác dụng của dấu ngoặc kép, dấu hai chấm và lấy ví dụ về tác dụng của chúng. - Trao đổi thảo luận ghi ví dụ ra vở nháp. - Kết luận về tác dụng của dấu ngoặc kép và dấu hai chấm. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được một số từ ngữ thuộc các chủ điểm đã học. + Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. IV. Hoạt động ứng dụng: - Cùng người thân chơi trò chơi: "Tìm 10 từ có tiếng tự". ___ Thứ 5, ngày 31 tháng 10 năm 2019 Buổi sáng Tiết 2: TOÁN Nhân với số có một chữ số I. Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số (tích có không quá sáu chữ số). - Áp dụng phép nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số để làm các bài toán có liên quan. BTCL: 1, 3a. 12
  13. - Có ý thức tự giác, tích cực học toán. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Chơi trò chơi "Hái hoa toán học": Ôn lại phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số đã học. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Phép nhân 241324 x 2 (phép nhân không nhớ). - GV viết lên bảng phép nhân 241324 x 2 - Cho HS lên đặt tính. + Khi thực hiện phép nhân này ta phải thực hiện tính bắt đầu từ đâu? - GV hướng dẫn cách tính như sách giáo khoa. Hoạt động 2: Phép nhân 136 204 × 4 (phép nhân có nhớ) - Viết lên bảng phép nhân: 136 204 × 4. - Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính. - Nêu kết quả nhân đúng, sau đó yêu cầu HS nêu lại từng bước thực hiện phép nhân của mình. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: Thực hiện được phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Yêu cầu HS hoạt động nhóm. - HS hoạt động nhóm. Bài 3: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân. - HS hoạt động cá nhân. IV. Hoạt động ứng dụng: - Em lập bài toán sử dụng phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số rồi cùng bố, mẹ giải bài toán đó. ___ Tiết 3: TIẾNG VIỆT Ôn tập giữa học kì I (tiết 5) I. Mục tiêu: - Nhận biết được các thể loại văn xuôi, kịch, thơ; bước đầu nắm được nhân vật và tính cách trong bài tập đọc là truyện kể đã học. - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. Học sinh trên chuẩn đọc diễn cảm được đoạn văn (kịch, thơ) đã học; biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự đã học. 13
  14. - Ham thích học hỏi môn Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu kẻ sẵn tên các bài tập đọc. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc - Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc. - Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1-2 phút). - Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. - HS đọc trong SGK 1 đoạn hoặc cả bài (theo chỉ định trong phiếu). - HS trả lời câu hỏi. - Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát. + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Trả lời đúng các câu hỏi trong bài tập đọc. 4. Hoạt động thực hành: Bài 2: Hoạt động nhóm - HS đọc yêu cầu. - Gọi HS đọc tên các bài tập đọc,số trang thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ - Phát phiếu cho nhóm HS. Yêu cầu HS trao đổi, làm việc trong nhóm. - Kết luận phiếu đúng. Bài 3: Hoạt động nhóm - HS đọc yêu cầu. - Phát phiếu cho nhóm HS. Yêu cầu HS trao đổi, làm việc trong nhóm. - Kết luận phiếu đúng. IV. Hoạt động ứng dụng: - Viết một bức thư (khoảng 10 dòng) cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em. ___ Tiết 4: TIẾNG VIỆT Ôn tập giữa học kì I (tiết 6) I. Mục tiêu: - Xác định được tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh 14
  15. trong đoạn văn. - Nhận biết được từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ(chỉ người, vật, khái niệm), động từ trong đoạn văn ngắn. Học sinh trên chuẩn phân biệt được sự khác nhau về cấu tạo của từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy. - Có thái độ ôn tập nghiêm túc, biết tổng hợp kiến thức, rèn tính chịu khó. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu viết sẵn đoạn văn. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cả lớp - Gọi HS đọc đoạn văn. + Cảnh đẹp của đất nước được quan sát ở vị trí nào? + Những cảnh của đất nước hiện ra cho em biết điều gì về đất nước ta? Bài 2: Hoạt động cặp đôi - Phát phiếu cho HS. Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và hoàn thành phiếu. - Nhận xét, kết luận phiếu đúng. Bài 3: Hoạt động cá nhân - HS đọc yêu cầu. + Thế nào là từ đơn? Cho ví dụ. + Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ. + Thế nào là từ láy? Cho ví dụ. - Gọi HS lên bảng viết các từ mình tìm được. - Kết luận lời giải đúng. Bài 4: Hoạt động cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ. - Gọi HS lên bảng viết các từ mình tìm được. - Kết luận lời giải đúng. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Tìm được tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn. + Tìm được từ đơn, từ ghép, từ láy, DT, ĐT trong đoạn văn ngắn. IV. Hoạt động ứng dụng: - Cùng người thân tìm đọc thành ngữ, tục ngữ về chủ đề Đoàn kết. ___ 15
  16. Thứ 6, ngày 01 tháng 11 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Tính chất giao hoán của phép nhân I. Mục tiêu: - Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân. - Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán. BTCL: 1, 2 (a,b) - Rèn luyện tư duy. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Tính nhanh giá trị của biểu thức và nối 2 biểu thức có giá trị bằng nhau. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tính và so sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau. - Viết lên bảng biểu thức 5 × 7 và 7 × 5, sau đó yêu cầu HS so sánh hai biểu thức này với nhau. - Làm tương tự với các cặp phép nhân khác, ví dụ 4 × 3 và 3 × 4, 8 × 9 và 9 × 8 Hoạt động 2: Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân - Treo lên bảng bảng số như đã giới thiệu ở phần đồ dùng dạy học. - Yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a × b và b × a để điền vào bảng kẻ sẵn. - Hãy so sánh giá trị của biểu thức a × b với giá trị của biểu thức b × a khi a = 4 và b = 8; khi a = 6 và b = 7; khi a = 5 và b = 4? - Vậy giá trị của biểu thức a×b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b×a - Em có nhận xét gì về các thừa số trong hai tích a × b và b × a? - Khi đổi chỗ các thừa số của tích a × b cho nhau thì ta được tích nào? - Khi đó giá trị của a × b có thay đổi không? - Vậy khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó như thế nào? - Yêu cầu HS nêu lại kết luận, đồng thời ghi kết luận và công thức về tính chất giao hoán của phép nhân lên bảng. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán. 4. Hoạt động thực hành: 16
  17. Bài 1: Yêu cầu HS hoạt động nhóm. - HS hoạt động nhóm. Bài 2: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân. - HS hoạt động cá nhân. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với người thân của em. ___ Tiết 2: TIẾNG VIỆT Kiểm tra định kì giữa học kì I ___ Tiết 4: TIẾNG VIỆT Kiểm tra định kì giữa học kì I ___ Buổi chiều Tiết 2: KHOA HỌC Nước có những tính chất gì? I. Mục tiêu: - Nêu được một số tính chất của nước: nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; nước chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan một số chất. - Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước. - Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt, II. Đồ dùng dạy học: - Hình SGK, phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Nói với bạn tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm, chất béo thường được sử dụng hằng ngày. Những thức ăn đó có nguồn gốc từ động vật hay thực vật? 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Màu, mùi và vị của nước - Nhóm trưởng điều khiển các thành viên thảo luận nhóm các nội dung sau: +Yêu cầu các nhóm quan sát 2 chiếc cốc thuỷ tinh mà GV vừa đổ nước lọc và sữa vào. Trả lời câu hỏi: + Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa? Làm thế nào bạn biết điều đó? + Em có nhận xét gì về màu, mùi, vị của nước? - Các nhóm báo cáo kết quả. 17
  18. - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: Nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía - GV cho HS làm thí nghiệm 1, 2 và tự phát hiện ra tính chất của nước. - Nước có tính chất gì? Nước chảy như thế nào? - Qua 2 thí nghiệm trên các em có kết luận gì về tính chất của nước? - Đại diện mỗi nhóm trả lời. - GV nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 3: Nước thấm qua một số vật và hoà tan một số chất - Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm 3, 4. + Qua 2 thí nghiệm trên các em có kết luận gì về tính chất của nước? - Đại diện mỗi nhóm báo cáo. - GV nhận xét, tuyên dương. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước. IV. Hoạt động ứng dụng: - Cùng người thân tìm hiểu các công việc, đồ vật ứng dụng tính chất của nước ở gia đình em. ___ Tiết 3: SINH HOẠT TẬP THỂ I. Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 10. - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. II. Đánh giá tình hình tuần qua: 1. Khởi động: - Cho HS chơi trò chơi. + HS chơi trò chơi. 2. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động trong tuần: - Yêu cầu lớp trưởng lên điều hành lớp. + Lớp trưởng lên điều hành lớp. + Các nhóm lên báo cáo tình hình. - GV nhận xét. a. Đạo đức: - Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo - Không có hiện tượng gây mất đoàn kết 18
  19. -Ăn mặc đồng phục đúng quy định. b. Học tập: - Truy bài đầu giờ thực hiện có hiệu quả - Một số em chưa có ý thức học: Phát, Đức, An, Huy - Một số em có tinh thần vươn lên trong học tập: Tuyết, Thanh c. Công tác vệ sinh - Vệ sinh đầu giờ: + Các em tham gia đầy đủ + Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ - Vệ sinh cá nhân: đa số các em thực hiện tốt; bên cạnh đó có em Phát cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ hơn. III. Phương hướng tuần 11: - Tiếp tục duy trì mọi hoạt động như tuần 10. - Giúp đỡ một số em yếu về tính toán: Huy, Phát, Nhàn, Mạnh, Khoa - Bồi dưỡng HSG và một số em viết chữ đẹp: Nhàn, Tuyết, - Nhắc nhở các em một số công việc trong tuần. + Tích cực phát biểu bài và chú ý nghe giảng. + Làm bài và có ý thức chuẩn bị bài. + Trực nhật vệ sinh khu vực và trong lớp sạch sẽ. + Tưới nước, nhổ cỏ và chăm sóc hoa. ___ Kí duyệt giáo án ngày 28 tháng 10 năm 2019 PHT Trần Thị Mỹ Dạ 19