Đè thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn thi Ngữ văn - Trường THCS Phù Đổng

docx 4 trang thienle22 5890
Bạn đang xem tài liệu "Đè thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn thi Ngữ văn - Trường THCS Phù Đổng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_thi_ngu_van_truong_thcs_ph.docx

Nội dung text: Đè thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn thi Ngữ văn - Trường THCS Phù Đổng

  1. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn thi: Ngữ văn 9 Mức độ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TỔNG Đơn vị TN TL TN TL TN TL TN TL kiến thức - Xác Chỉ ra các Tìm biện Viết đoạn Bên kia sông định từ ngữ pháp tu văn NLXH Đuống phương hình hình từ và trình bày về 4 ( Văn bản thức biểu có giá trị phân tích trách nhiệm (4,0 đ) ngoài chương đạt tác dụng với quê 40% trình ) hương 1 1 1 1 Số câu, tỉ lệ (0,5 đ) (0,75 đ) (0,75 đ) ( 2 điểm) % 5 % 7,5 % 7,5 % 20% - Chỉ ra -Xác định Viết đoạn tên tác ngôn ngữ NLVH có giả tác hội thoại, yêu cầu 4 Lặng lẽ Sa phẩm và kiểu câu - phụ (6,0 đ) Pa hoàn > tác 60% cảnh sang dụng . tác Số câu 1 2 1 Số điểm (1,0 đ) (2,0 đ) (3 đ) Tỉ lệ % 10 % 20 % 30 % Tổng số câu 2 3 1 2 8 Tổngsố điểm 1,5 2,75 0,75 5,0 10,0 Tỉ lệ % 15 % 27,5 % 7,5% 50% 100%
  2. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐÈ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ THAM KHẢO 1 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi11KHẢO gồm: 01 trang) Phần I: 4 điểm Đọc kĩ đoạn thơ và trả lời câu hỏi “Em ơi buồn làm chi Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong khảng chiến trường kì Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc Đứng bên này sông sao nhớ tiếc Sao xót xa như rụng bàn tay” (Bên kia sông Đuống – Hoàng cầm, ) Câu 1 ( 0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. Câu 2 (0,75 điểm ) : Vẻ đẹp của quê hương tác giả được gợi lên từ những từ ngữ, hình ảnh nào? Câu 3 ( 0,75 điểm) : Hình ảnh con sống Đuống”Nằm nghiêng nghiêng trong khảng chiến trường kì”được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ nào? Nêu tác dụng? Câu 4 (2 điểm): Bên kia sông Đuống là tiếng lòng tri ân sâu nặng của Hoàng cầm đối với quê hương. Bằng những hiểu biết của em về đời sống xã hội, hãy viết một đoạn văn có dộ dài 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của mỗi người trong việc xây dựng quê hương. Phần II : 6 điểm Cho đoạn trích sau: “Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn”. (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục) Câu 1( 1 điểm) : Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh sang tác? Câu 2 (0,5 điểm): Đoạn trích trên được dùng với ngôn ngữ hội thoại nào? Vì sao em xác định như vậy? Câu 3 (1,5 điểm): Trong đoạn trích, nhân vật anh thanh niên đã từ chối khi họa sĩ vẽ mình, muốn giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. Xét về mục đích nói câu : “ Không, không, đừng vẽ cháu! “ là kiểu câu gì? Theo em anh muốn giới thiệu với ông những người nào? Chi tiết này giúp em hiểu thêm điều gì về anh thanh niên? Câu 4 ( 3 điểm): Viết đoạn văn qui nạp ( khoảng 12 câu ) trình bày suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên và những người được anh nhắc tới trong đoạn ngữ liệu. Trong đoạn có một câu phủ định và một lời dẫn gián tiếp ( gạch chân, chỉ rõ).
  3. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn thi: Ngữ văn 9 Phần I: Câu 1 ( 0,5 điểm). Xác định đúng phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. - Biểu cảm : 0,5 điểm Câu 2 (0,75 điểm ) : Vẻ đẹp của quê hương tác giả được gợi lên từ những từ ngữ, hình ảnh là: - Cát trắng phẳng lì, - Một dòng lấp lánh, - Nằm nghiêng nghiêng , - Xanh xanh bãi mía bờ dâu, - Biếng biếc. ( căn cứ sự phát hiện của HS để cho điểm: 0,25; 0,5, 0,75) Câu 3 ( 0,75 điểm) : - Hình ảnh con sống Đuống”Nằm nghiêng nghiêng trong khảng chiến trường kì”được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ: Nhân hóa ( 0,25 điểm) - Nêu tác dụng: + Sông gần gũi như con người (0,25 điểm) + Con sông có dáng nằm nghiêng : gợi sự mềm mại uốn lượn. ( 0,25 điểm). Câu 4 (2 điểm): Bên kia sông Đuống là tiếng lòng tri ân sâu nặng của Hoàng cầm đối với quê hương. Bằng những hiểu biết của em về đời sống xã hội, hãy viết một đoạn văn có dộ dài 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của mỗi người trong việc xây dựng quê hương. -HS có thể trình bày theo suy nghĩ, hiểu biết của cá nhân, nhưng phải phù hợp với yêu cầu của đề bài và có tính thuyết phục. Dưới đây là gợi ý: * Về hình thức : + Đúng hình thức đoạn văn : 0,25 điểm + Diễn đạt rõ ràng,lập luận chắc chắn: 0,25 điểm * Về nội dung: 1,5 điểm trong đó 1. Giải thích : 0,25 điểm - Quê hương là gì: Là nơi con người được sinh ra và lớn lên. Nơi gắn với gia đình, người thân, với những kỉ niệm tuổi thơ 2. Vai trò của quê hương:0,25 điểm - Là chỗ dựa tinh thần để con người tìm về - Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm 3. Trách nhiệm : 0,75 điểm - Không ngừng học tập trau dồi đạo đức để trở thành những con người đủ đức đủ tài đóng góp xây dựng quê hương - Nghiêm túc chấp hành các qui định của Pháp luật, qui định của cơ quan, trường học - Tích cực học tâp, lao động, làm giầu chính đáng - Tích cực bảo vệ môi trường, cuộc sống, dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu làm ảnh hưởng tới quê hương. - Phê phán, lên án những hành vi và việc làm xấu 4. Bài học rút ra cho bản than: 0,25 điểm. - Khẳng định rõ trách nhiệm của mỗi người.
  4. - Hành động của mình Phần II : 6 điểm Cho đoạn trích sau: “Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn”. (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục) Câu 1( 1 điểm) : Học sinh trả lời - Tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa : 0,25 điểm - Tác giả : Nguyễn Thành Long : 0,25 điểm - Viết 1970 ( 0,25 điểm) - Trong chuyến đi thực tế của tác giả vào mùa hè 1970 ( 0,25 điểm) Câu 2 (0,5 điểm): - Đoạn trích trên được dùng với ngôn ngữ hội thoại : Đối thoại : 0,25 điểm - Vì : Có người nói ( anh thanh niên- cháu) , có người nghe ( Ông họa sĩ – bác). Câu 3 (1,5 điểm): - Xét về mục đích nói câu : “ Không, không, đừng vẽ cháu! “ là kiểu câu cầu khiến : 0,5 điểm - Theo em anh muốn giới thiệu với ông những người là : Ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét: 0,5 điẻm. - Chi tiết này giúp em hiểu thêm về anh thanh niên: Là người khiêm tốn : 0,5 điểm Câu 4 ( 3 điểm): Viết đoạn văn qui nạp ( khoảng 12 câu ) trình bày suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên và những người được anh nhắc tới trong đoạn ngữ liệu. Trong đoạn có một câu phủ định và một lời dẫn gián tiếp ( gạch chân, chỉ rõ). *Hình thức : - Đúng đoạn qui nạp : 0,5 điểm - Đúng lời dẫn gián tiếp : 0,25 điểm. - Đúng câu phủ định : 0,25 điểm. *Nội dung: Dựa vào vă bản làm nổi bật các nhân vật - Anh thành niên : Yêu công việc, có tinh thần trách nhiệm, quan tâm, khiêm tốn . ( 1 điểm) - Ông kĩ sư vườn rau : chịu khó, tìm tòi trong khoa học 0,5 điểm - Anh cán bộ nghiên cứu sét: Có trách nhiệm . 0,5 điểm -> Họ đều là những con người lao động mới, yêu công việc, có tinh thần trách nhiệm cao góp phần xây dựng đất nước