Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Dương Xá

docx 7 trang thienle22 2670
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Dương Xá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_truong_thcs_duong_xa.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Dương Xá

  1. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS DƯƠNG XÁ NĂM HỌC 2018 - 2019 Đề số 1+ 2 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài 90 phút Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1 Tác giả, Ý nghĩa Liên hệ tác Tạo lập văn Ánh trăng, hoàn cảnh nhan đề, ý phẩm khác bản Bài thơ về sáng tác, nghĩa chi tiểu đội xe nhân vật, tiết hay, không kính ngôi kể, hiệu quả về nhan đề, nghệ thuật, nghệ thuật ngôi kể Số câu 0,5 - 1 1 0,5 - 1 1 4 Số điểm 0,5 - 1 1 0,5 – 1 3 6 Tỉ lệ % 5 – 10% 10% 5 – 10% 30% 60% Chủ đề 2 Tác giả, Ý nghĩa chi Tạo lập văn Lặng lẽ Sa hoàn cảnh tiết hay, bản pa; Chiếc sáng tác, hiệu quả về lược ngà nhân vật, nghệ thuật, ngôi kể, ngôi kể nhan đề, nghệ thuật Số câu 1 1 1 3 Số điểm 1 1 2 4 Tỉ lệ % 10% 10% 20% 40% TS câu 1 - 2 2 1 - 2 2 7 TS điểm 1 - 2 2 1 - 2 5 10 Tỉ lệ % 10 - 20% 20% 10 - 20% 50% 100%
  2. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I-NĂM HỌC 2018-2019 TRƯỜNG THCS DƯƠNG XÁ Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Đề số 1 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I. (6,0 điểm) Khổ 4 bài thơ “Ánh trăng”, tác giả viết: “ Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-dinh tối om vội bặt tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn” và khổ 5: “Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng” Câu 1: (1 điểm): Bài thơ trên do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Câu 2: (1,5 điểm): Khổ 5 có ý nghĩa như thế nào với cả bài thơ? Qua khổ thơ tác giả muốn nhắn nhủ đến chúng ta điều gì? Câu 3: (0,5 điểm): Ghi lại tên một bài thơ có yếu tố tự sự, trữ tình đã học trong chương trình Ngữ văn THCS và ghi rõ tên tác giả. Câu 4: (3 điểm): Qua khổ 5, hãy viết một đoạn văn TH-PT-TH khoảng 12 câu để làm rõ cuộc gặp gỡ không lời của nhân vật trữ tình với người bạn năm xưa nhưng đã lắng xuống độ sâu cảm xúc và suy ngẫm. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một lời dẫn trực tiếp. Chỉ rõ. Phần II (4,0 điểm) Trong bài “Lặng lẽ Sa pa”, Nguyễn Thành Long viết: “ Nắng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.” Câu 1: (1điểm): Biện pháp tu từ chủ yếu nào được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên ? Hiệu quả nhệ thuật của nó ? Câu 2: (1điểm): Trong đoạn văn, vẻ đẹp của thiên nhiên Sa pa đã được nhìn dưới con mắt của nhân vật nào ? Vai trò của nhân vật ấy trong tác phẩm ? Câu 3: (2điểm): Qua văn bản, ta thấy thiên nhiên đất nước Việt Nam rất đẹp. Để giữ gìn vẻ đẹp ấy, con người cần có cách ứng xử như thế nào với thiên nhiên. Trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy. Hết
  3. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I-NĂM HỌC 2018-2019 TRƯỜNG THCS DƯƠNG XÁ Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút Đề 2 Phần I. (6,0 điểm) Khổ 5 bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật viết: “Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” và khổ 6: “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm” Câu 1: (1 điểm): Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ? Câu 2: (1 điểm): Từ “chông chênh” thuộc kiểu cấu tạo từ nào? Phân tích giá trị biểu đạt của từ đó trong đoạn thơ? Câu 3: (1 điểm): Câu thơ “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi” đã gợi cho em nhớ đến câu thơ nào? Ghi rõ tên tác giả, tác phẩm. Câu 4: (3 điểm): Qua đoạn thơ, viết một đoạn văn TH-PT-TH khoảng 12 câu để thấy được vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội của những người lính. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một lời dẫn trực tiếp. Chỉ rõ. Phần II (4 điểm) Cho đoạn trích: “Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để diễn tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.” Câu 1: (1điểm): Những câu văn trên trích trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Ai là người kể chuyện trong tác phẩm ấy? Tác dụng của việc lựa chọn người kể chuyện như vậy? Câu 2: (1điểm): Cụm từ "tình cha con" gợi nhắc đến những nhân vật nào trong tác phẩm? Em suy nghĩ như thế nào về chi tiết "hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được"? Câu 3: (2điểm): Từ câu chuyện có đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, hãy viết một một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về tình bạn đẹp. Hết
  4. PHÒNG GD&ĐT HUYỆNGIA LÂM HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 TRƯỜNG THCS DƯƠNG XÁ HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2018-2019 Đề 1 Câu Phần I. (6,0 điểm) Điểm Câu 1: - Học sinh nêu được tên tác giả: Nguyễn Duy 0,25đ (1điểm) - Sáng tác vào năm 1978, 3 năm sau khi đất nước đã thống nhất 0,75đ và ông đang sống ở thành phố HCM. - Trích từ tập thơ cùng tên “Ánh trăng” Câu 2: - Ý nghĩa của khổ thơ với cả bài: 0,75đ (1,5 + Tạo tình huống để con người gặp lại vầng trăng. điểm) + Tạo bước ngoặt để nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc, góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm. - Tác giả muốn gửi gắm triết lí: Cuộc đời mỗi con người giống 0,75đ như một dòng chảy có những quanh co, uốn khúc nhưng phải qua những khúc quanh, qua những biến cố, con người mới nhận ra đâu là giá trị chân chính của cuộc sống. Câu 3: - HS ghi lại tên một bài thơ và ghi rõ tên tác giả. 0,5đ (0,5 điểm) Câu 4: Về nội dung: 2đ (3 Học sinh biết bám vào các ngữ liệu, khai thác hiêu quả các tín điểm) hiệu nghệ thuật, có dẫn chứng lí lẽ để làm rõ cuộc gặp gỡ không lời của nhân vật trữ tình với người bạn năm xưa nhưng đã lắng xuống độ sâu cảm xúc và suy ngẫm. - Tình huống bất ngờ xảy đến khiến dòng chảy cuộc đời như 0,75đ ngừng lại, thời gian cũng như ngừng trôi trong cuộc gặp gỡ giữa hai tâm hồn, khi người và trăng mặt đối mặt. Con người như lặng đi trong nỗi xúc động mãnh liệt. Người đối diện với trăng hay cũng chính là đối diện đàm tâm, tự soi vào chính mình, soi vào quá khứ, nhìn một thời lãng quen vô tình, bạc bẽo. -Trong cuộc đối diện không lời đó, gặp lại người bạn tri kỉ thuở 0,5đ xưa, con người rưng rưng xúc động. -Trong sự xúc động trào dâng đó, cả một quãng thời gian rất 0,75đ xa sống dậy. -> Khổ thơ là sự xúc động chân thành sâu lắng. Về hình thức: 1,0đ - Đúng mô hình đoạn văn TPH. 0,5đ 0,25đ
  5. - Có gạch chân được một câu ghép. 0,25đ - Có gạch chân được một lời dẫn trực tiếp. * Lưu ý: Nếu đoạn văn viết quá dài (quá ngắn) hoặc viết nhiều đoạn trừ 0,5đ. Phần II (4 điểm) Câu 1: - Biện pháp nhân hóa. 0,5đ (1điểm) - Hiệu quả: 0,5đ + Cảnh vật được nhân hóa sống động như có đường nét, hình khối, đậm chất hội họa đem đến cho các nhân vật cảm giác mới lạ, thơ mộng về Sa pa và cả niềm háo hức khi đặt chân đến vùng đất mới. + Thấy được những rung cảm tinh tế và tình yêu thiên nhiên của tác giả. Câu 2: - Vẻ đẹp của thiên nhiên Sa pa đã được nhìn dưới con mắt của 0,5đ (1điểm) nhân vật ông họa sĩ. - Vai trò của nhân vật trong tác phẩm: có vai trò quan trọng bởi 0,5đ câu chuyện được kể chủ yếu theo điểm nhìn của nhân vật này, qua đó gửi gắm tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của nhà văn. Câu 3: Về hình thức: 0,5đ (2điểm) - Khoảng 23 trang giấy - Cách trình bày đoạn văn: Tự chọn phương pháp lập luận, có kết hợp tốt các phương thức biểu đạt, diễn đạt, sinh động hấp dẫn. * Lưu ý: Đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn trừ 0,25đ. Về nội dung: Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nau, song phải bày tỏ được những suy nghĩ chân thành về cách ứng xử của con người để giữ gìn vẻ đẹp thiên nhiên. - Cần nhận thức được: Thiên nhiên đất nước Việt Nam rất đẹp 0,5đ nhưng nếu không biết trân trọng, giữ gìn thì vẻ đẹp ấy sẽ mất. - Trình bày những suy nghĩ và thấy được trách nhiệm của mình 1đ đối với thiên nhiên + Thân thiện, hòa hợp với thiên nhiên + Trân trọng, giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên + Liên hệ bản thân
  6. PHÒNG GD&ĐT HUYỆNGIA LÂM HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 TRƯỜNG THCS DƯƠNG XÁ HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2018-2019 Đề 2 Câu Phần I. (6,0 điểm) Điểm Câu 1: Học sinh giải thích được ý nghĩa nhan đề bài thơ: (1điểm) - Điều đặc biệt ở nhan đề bài thơ: Nhan đề khá dài, tưởng thừa 0,25đ nhưng lại giàu ý nghĩa và thu hút người đọc bởi vẻ độc đáo của nó. - Ý nghĩa: 0,5đ + Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật hình ảnh của toàn bài, đó là hình ảnh những chiếc xe không kính. Đây là một hình ảnh độc đáo, qua đó thấy được hiện thực khốc liệt của chiến tranh. + Hai chữ: "bài thơ" thêm vào nhan đề tưởng chừng nhưa thừa, nhưng lại thể hiện cách khai thác hiện thực của tác giả. Tác giả không chỉ khắc họa hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh mà chủ yếu muốn nói đến chất thơ của hiện thực ấy. - Nhan đề làm nổi bật chủ đề của văn bản đó là ca ngợi những 0,25đ người lính lái xe Trường Sơn ngang tàng dũng cảm, sẵn sàng vượt qua khó khăn gian khổ với một tâm hồn trẻ trung, lạc quan, lãng mạn. Câu 2: - Từ “chông chênh” : Từ láy. 0,5đ (1điểm) - Giá trị biểu đạt của từ đó trong đoạn thơ: 0,5đ + Từ “chông chênh" nghĩa là không vững chãi, không ổn định và không có chỗ dựa chắc chắn. + Từ “chông chênh": nhấn mạnh những khó khăn, gian khổ, hiểm nguy mà người lính lái xe phải trải qua -> Từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của của những người lính lái xe: dũng cảm, yêu nước, bất chấp khó khăn nguy hiểm, có ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam Câu 3: - HS ghi lại đúng câu thơ: “ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” 0,5đ (1điểm) – Tác phẩm “Đồng chí”, tác giả “Chính Hữu”. 0,5đ Câu 4: Về nội dung: 2đ (3 điểm) Học sinh biết bám vào các ngữ liệu, khai thác hiêu quả các tín hiệu nghệ thuật, có dẫn chứng lí lẽ để làm rõ vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội của những người lính. - Vượt qua tuyến lửa, những chiếc xe họp thành tiểu đội xe 0,75đ không kính. Những con người trải qua thử thách trở thành bạn bè. -Họ coi nhau như anh em ruột thịt 0,5đ
  7. - Họ có ý chí chiến đấu, nghị lực vững vàng, và tinh thần phơi 0,75đ phới lạc quan -> Chính tình đồng đội đã tiếp thêm sức mạnh để họ vượt qua mọi gian lao. Về hình thức: 1,0đ - Đúng mô hình đoạn văn TPH. 0,5đ - Có gạch chân được một câu ghép. 0,25đ - Có gạch chân được một lời dẫn trực tiếp. 0,25đ * Lưu ý: Nếu đoạn văn viết quá dài (quá ngắn) hoặc viết nhiều đoạn trừ 0,5đ. Phần II (4 điểm) Câu 1: - Người kể chuyện là bác Ba – đồng đội của nhân vật ông Sáu. 0,25đ (1điểm) - Tác dụng: 0,75đ + Qua cảm xúc của người kể, các chi tiết ,sự việc, nhân vật khác trong truyện được tái hiện sinh động, được bộc lộ rõ nét khiến ý nghĩa tư tưởng của truyện thêm thuyết phục. + Câu chuyện vừa mang tính khách quan lại chứa đựng cảm xúc chủ quan của người kể tăng độ tin cậy và tính xác thực. + Người kể chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái, cảm xúc của mình, lại chủ động xen những ý kiến, bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe. Câu 2: - Gợi nhắc đến nhân vật ông Sáu và bé Thu. 0,5đ (1điểm) - Khẳng định: Bom đạn chiến tranh có thể tàn phá của cải, vật 0,5đ chất, có thể cướp đi sinh mệnh con người nhưng tình phụ tử, tình cảm gia đình là bất diệt. Câu 3: Về hình thức: 0,5đ (2điểm) - Khoảng 23 trang giấy - Cách trình bày đoạn văn: Tự chọn phương pháp lập luận, có kết hợp tốt các phương thức biểu đạt, diễn đạt, sinh động hấp dẫn. * Lưu ý: Đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn trừ 0,25đ. Về nội dung: Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nau, song phải bày tỏ được những suy nghĩ chân thành về tình bạn đẹp. - Cần nhận thức được: Thế nào là tình bạn đẹp. 0,25đ - Biểu hiện của tình bạn đẹp. 0,75đ - Thấy được trách nhiệm của mình để xây dựng và giữ gìn tình 0,5đ bạn đẹp. Liên hệ bản thân