Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm học 2020- 2021 môn Sinh học (Đề 1)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm học 2020- 2021 môn Sinh học (Đề 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_vao_lop_10_thpt_nam_hoc_2020_2021_mon_sinh_hoc_de.docx
Nội dung text: Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm học 2020- 2021 môn Sinh học (Đề 1)
- PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT Năm học 2020- 2021 Môn: SINH HỌC Thời gian: 60 phút ĐÈ 1 Câu 1:Nếu cho lai phân tích cơ thể mang tính trội thuần chủng thì kết quả về kiểu hình ở con lai phân tích là: A. Chỉ có 1 kiểu hình B. Có 2 kiểu hình C. Có 3 kiểu hình D. Có 4 kiểu hình Câu 2:Nếu tính trội hoàn toàn thì cơ thể mang tính trội không thuần chủng lai phân tích cho kết quả kiểu hình ở con lai là: A. Đồng tính trung gian B. Đồng tính trội C. 1 trội : 1 trung gian D.1 trội : 1 lặn Câu 3: Trong phép lai hai cặp tính trạng của Menđen ở cây đậu Hà Lan, khi phân tích từng cặp tính trạng thì ở F2 tỉ lệ của mỗi cặp tính trạng là: A. 9: 3: 3 :1 B. 3: 1 C. 1: 1 D. 1: 1: 1: 1 Câu 4: Bộ NST 2n = 48 là của loài: A. Tinh tinh B. Đậu Hà Lan C. Ruồi giấm D. Người Câu 5: Từ một noãn bào bậc I trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra được: A. 1 trứng và 3 thể cực B. 4 trứng C. 3 trứng và 1 thể cực D. 4 thể cực Câu 6: Khi cho các ruồi giấm F1 có thân xám, cánh dài giao phối với nhau, Mocgan thu được tỉ lệ kểu hình ở F2 là: A.3 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh ngắn B.1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh ngắn C. 3 thân xám, cánh ngắn : 1 thân đen, cánh dài D.1 thân xám, cánh ngắn : 1 thân đen, cánh dài Câu 7: Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của ADN là: A.Là một bào quan trong tế bào B.Chỉ có ở động vật, không có ở thực vật C.Đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn D.Cả A, B, C đều đúng Câu 8: Đường kính ADN và chiều dài của mỗi vòng xoắn của ADN lần lượt bằng: A. 10 A0 và 34 A0 B. 34 A0 và 10 A0 C. 3,4 A0 và 34 A0 D. 3,4 A0 và 10 A0 Câu 9: Trong nhân đôi của gen thì nuclêôtittự do loại G trên mach khuôn sẽ liên kết với: A. T của môi trường B. A của môi trường C. G của môi trường D. X của môi trường Câu 10: Prôtêin thực hiện chức năng chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây: A. Cấu trúc bậc 1 B. Cấu trúc bậc 1 và 2 C. Cấu trúc bậc 2 và 3 D. Cấu trúc bậc 3 và 4 Câu 11: Nguyên nhân của đột biến gen là: A.GHàm lượng chất dinh dưỡng tăng cao trong tế bào B. Tác động của môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể C.GSự tăng cường trao đổi chất trong tế bào D.GCả 3 nguyên nhân nói trên Câu 12:Đặc điểm của đột biến gen lặn là: A.Luôn biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể
- B.Luôn không biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể C.Chỉ biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp D.Chỉ biểu hiện khi ở trạng thái dị hợp Câu 13:Các dạng đột biến cấu trúc của NST được gọi là: A.Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn B. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn C.Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn D.Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn Câu 14: Đột biến nào sau đây gây bệnh ung thư máu ở người: A. Mất đoạn đầu trên NST số 21 B. Lặp đoạn giữa trên NST số 23 C. Đảo đoạn trên NST giới tính X D. Chuyển đoạn giữa NST số 21 và NST số 23 Câu 15: Kí hiệu bộ NST nào sau đây dùng để chỉ có thể 3 nhiễm? A. 2n + 1 B. 2n – 1 C. 2n + 2 D. 2n – 2 Câu 16: Bệnh Đao có ở người xảy ra là do trong tế bào sinh dưỡng: A. Có 3 NST ở cặp số 12 B. Có 1 NST ở cặp số 12 C. Có 3 NST ở cặp số 21 D. Có 3 NST ở cặp giới tính Câu 17: Đồng sinh là hiện tượng: A.Mẹ chỉ sinh ra 2 con trong một lần sinh của mẹ B. N hiều đứa con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ C.Có 3 con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ D.Chỉ sinh một con Câu 18: Người bị hội chứng Đao có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng bằng A. 46 chiếc B. 47 chiếc C. 45 chiếc D. 44 chiếc Câu 19: Trong tế bào sinh dưỡng của người bệnh nhân Tơcnơ có hiện tượng: A. Thừa 1 NST số 21 B. Thiếu 1 NST số 21 C. Thừa 1 NST giới tính X D.Thiếu 1 NST giới tính X Câu 20: Nếu bố và mẹ có kiểu hình bình thường nhưng đều có mang gen gây bệnh câm điếc bẩm sinh thì xác suất sinh con mắc bệnh nói trên là: A. 25% B. 50% C. 75% D. 100% Câu 21: Luật hôn nhân và gia đình của nước ta qui định cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi: A. 5 đời B. 4 đời C. 3 đời D. 2 đời Câu 22: Phát biểu dưới đây có nội dung đúng là: A.Trẻ bị bệnh Đao có nguyên nhân là bố B.Trẻ bị bệnh bạch tạng có nguyên nhân là do mẹ C. Trẻ sơ sinh bị bệnh Đao có tỉ lệ tăng theo theo độ tuổi sinh để của mẹ D.Trẻ sơ sinh dễ bị bệnh di truyền khi mẹ sinh đẻ ở độ tuổi từ 20 -24 Câu 23: Trẻ đồng sinh cùng trứng khác trẻ đồng sinh khác trứng ở những điểm nào? A.Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau, nên chỉ giống nhau ở mức độ như anh em cùng bố mẹ B.Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng một kiểu gen nên rất giống nhau C.Trẻ đồng sinh cùng trứng bao giờ cũng hành động giống nhau D.Cả A và B Câu 24: Bệnh Đao là gì? A.Bệnh Đao là bệnh ở người có 3 NST thứ 21 B.Bệnh Đao là bệnh có biểu hiện: người bé lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơI há, lưỡi thè ra, ngón tay ngắn
- C.Bệnh Đao làm cho người si đần bẩm sinh và không có con D.Cả A, B và C Câu 25:Các biện pháp hạn chế các bệnh tật di truyền là gì? A.Ngăn ngừa các hoạt động gây ô nhiễm môi trường B.Sử dụng hợp lí và đúng nguyên tắc đối với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, một số chất độc khác C.Nếu người chồng có anh( chị, em) mang dị tật, mà người vợ cũng có dị tật đó thì không nên sinh con D. Cả A, B và C Câu 26: Hôn phối gần( kết hôn gần giữa những người có quan hệ huyết thống) làm suy thoái nòi giống vì: A.Làm thay đổi kiểu gen vốn có của loài B.Tạo nên tính đa dạng về kiểu hình C.Tạo ra khả năng sinh nhiều con dẫn đến thiếu điều kiện chăm sóc chúng D.Dễ làm xuất hiện các bệnh di truyền Câu 27. Một gen có chiều dài 3570 Å. Hãy tính số chu kì xoắn của gen. A.119 B 238 C.210 D.105 Câu 28. Một gen có 2000(Nu), trong đó số nuclêôtit loại X = 600. Hỏi số nuclêôtit loại A bằng bao nhiêu? A.300 B. 200 C. 500 D. 400 Câu 29.Mỗi vòng xoắn của phân tử ADN có chứa : 20 cặp nuclêôtit B.10 nuclêôtit C. 20 nuclêôtit D.30 nuclêôtit Câu 30: Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi: A.Chúng là nơi ở của các sinh vật khác. B.Các sinh vật khác có thể đến lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể chúng. C.Cơ thể chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác. D.Cơ thể chúng là nơi sinh sản của các sinh vật khác. Câu 31: Nếu ánh sáng tác động vào cây xanh từ một phía nhất định, sau một thời gian cây mọc như thế nào? A.Cây vẫn mọc thẳng. B.Cây luôn quay về phía mặt trời. C.Ngọn cây sẽ mọc cong về phía có nguồn sáng. DNgọn cây rũ xuống. Câu 32: Về mùa đông giá lạnh, các cây xanh ở vùng ôn đới thường rụng nhiều lá có tác dụng gì? A. Tăng diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. B. Làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh. C. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. D. Hạn sự thoát hơi nước. Câu 33: Những cây sống ở nơi khô hạn thường có những đặc điểm thích nghi nào? B. Lá và thân cây tiêu giảm. C. Cơ thể mọng nước, bản lá rộng D. Hoặc cơ thể mọng nước hoặc lá tiêu giảm hoặc lá biến thành gai. Câu 34: Quan hệ giữa hai loài sinh vật trong đó cả hai bên cùng có lợi là mối quan hệ? A. Hội sinh. B. Cộng sinh.
- C. Ký sinh. D Cạnh tranh. Câu 35: Địa y sống bám trên cành cây. Giữa địa y và cây có mối quan hệ theo kiểu nào dưới đây? A. Hội sinh. B. Cộng sinh. C. Kí sinh. D. Nửa kí sinh. Câu 36: Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì? ( Chương II/ bài 47/ mức 1) A. Tiềm năng sinh sản của loài. B. Giới tính nào được sinh ra nhiều hơn C. Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn D. Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn Câu 37:Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện Luật Bảo vệ môi trường: (Thành lập đội cảnh A.sát môi trường B.Mỗi người dân phải tìm hiểu luật và tự giác thực hiện C.Xây dựng môi trường “Xanh, sạch, đẹp” D.Quy hoạch và sử dụng kế hoạch có hiệu quả đất đai Câu 38: Rừng mưa nhiệt đới là A. Một quần thể sinh vật B. Một quần xã sinh vật C. Một quần xã động vật D. Một quần xã thực vật Câu 39: Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật? A. Một khu rừng B. Một hồ tự nhiên C. Một đàn chuột đồng D. Một ao cá Câu 40: Trong chuỗi thức ăn sau: Cây cỏ Bọ rùa Ếch Rắn Vi sinh vật Thì rắn là : A. Sinh vật sản xuất B. Sinh vật tiêu thụ cấp 1 C. Sinh vật tiêu thụ cấp 2 D. Sinh vật tiêu thụ cấp 3