Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông môn thi Sinh học (Đề 2) - Trường THCS Yên Viên

doc 6 trang thienle22 4790
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông môn thi Sinh học (Đề 2) - Trường THCS Yên Viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_trung_hoc_pho_thong_mon_thi_sin.doc
  • docĐáp án mã đề 002 môn Sinh ôn thi vào 10.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông môn thi Sinh học (Đề 2) - Trường THCS Yên Viên

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRƯỜNG THCS YÊN VIÊN NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn thi: SINH HỌC ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 06 trang) Mã đề thi 002 Họ tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1. Môi trường sống của sinh vật là nơi: A. sinh vật tìm kiếm thức ăn, nước uống ở trên mặt đất, trong nước. B. sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. C. sinh vật kiếm ăn và làm chỗ ở như trong nước, mặt đất, trong không khí D. sinh vật sinh trưởng, phát triển và sinh sản. Câu 2. Điều kiện nghiệm đúng của định luật phân li là những điều kiện nào trong các điều kiện sau? 1. P thuần chủng, khác nhau về các cặp tính trạng tương phản. 2. Số lượng cá thể thu được trong thí nghiệm phải đủ lớn. 3. Gen trong nhân và trên NST thường. 4. Một gen quy định 1 tính trạng và trội lặn hoàn toàn. A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 3, 4. C. 1, 2, 4. D. 1, 4. Câu 3. Những loài cây sống nơi ánh sáng yếu thường thuộc nhóm cây nào? A. Ưa sáng B. Ưa bóng C. Ưa khô D. Chịu hạn. Câu 4. Cây có phiến lá nhỏ, hẹp, màu xanh nhạt, thân cây thấp, số cành cây nhiều là đặc điểm đặc trưng cho cây: A. ưa sáng sống nơi quang đãng B. ưa sáng sống trong bóng râm. C. ưa ẩm sống nơi khô hạn. D. ưa bóng sống ở xứ lạnh. Câu 5. Những loài động vật chủ yếu hoạt động về ban ngày thuộc nhóm động vật nào? A. Ưa sáng. B. Ưa tối C. Ưa bóng D. Ưa ẩm. Câu 6. Động vật sống ở vùng lạnh có những đặc điểm nào sau đây? (1) Lông dày và dài. (2) Chân dài. (3) Kích thước cơ thể lớn. (4) Hoạt động về đêm. A. (1) và (3) B. (2) và (4) C. (1) và (4) D. (2) và (3). Câu 7. Thực vật sống ở các bãi cát, trên đồi, sa mạc được gọi là thực vật: A. Ưa khô B. Chịu hạn C. Chịu nóng D. Khô hạn. Câu 8. Quan hệ nào sau đây là quan hệ cộng sinh? A. Vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ đậu. B. Địa y bám trên cành cây. C. Giun đũa sống trong ruột người D. Cây nắp ấm bắt côn trùng. Câu 9. Cây sống nơi ẩm ướt và thiếu ánh sáng có đặc điểm: Trang 1/6 - Mã đề 002
  2. A. có tầng cutin dày, thân mọng nước lá dày. B. phiến lá hẹp, mô giậu phát triển mạnh. C. lá và thân cây tiêu giảm hoặc biến thành gai. D. phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển. Câu 10. Hiện tượng sinh vật sống nhờ trên cơ thể sinh vật khác, lấy chất dinh dưỡng, hút máu từ cơ thể sinh vật đó phản ánh mối quan hệ: A. cộng sinh B. cạnh tranh C. kí sinh, nửa kí sinh D. sinh vật ăn sinh vật khác. Câu 11. Các biện pháp sinh học nào dưới đây làm tăng lượng đạm cho đất, nâng cao năng suất cây trồng? (1) Trồng cây họ đậu góp phần cải tạo đất. (2) Thả bèo hoa dâu vào ruộng lúa. (3) Cung cấp các vi sinh vật cố định đạm. (4) Trồng xen canh và luân canh các loại cây trên một diện tích đất trồng. A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (4) C. (1), (3), (4) D. (2), (3), (4). Câu 12. Khi nói về lợi thế của các sinh vật cùng loài khi sống thành nhóm cá thể, những phát biểu nào sau đây đúng? (1) Thực vật sống thành nhóm khi có gió to sẽ cản bớt sức gió nên cây ít bị ngã đổ hơn khi sống riêng lẻ. (2) Thực vật sống thành nhóm sẽ cùng lấy thức ăn và nước tốt hơn khi sống riêng lẻ. (3) Động vật sống theo bầy đàn có khả năng tự vệ cao, cùng chống kẻ thù, tìm kiếm thức ăn, (4) Động vật sống theo bầy đàn cạnh tranh nhau dẫn đến sinh trưởng và phát triển nhanh hơn. A. (1), (3) B. (2), (4) C. (1), (4) D. (2), (3). Câu 13. Tỉ lệ giới tính trong quần thể thay đổi chủ yếu theo: A. lứa tuổi của cá thể và sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái. B. nguồn thức ăn của quần thể. C. khu vực sinh sống. D. cường độ chiếu sáng. Câu 14. Phát biểu nào sau đây là không đúng với tháp tuổi dạng phát triển? A. Đáy tháp rộng B. Số lượng cá thể trong quần thể ổn định C. Tỉ lệ sinh cao D. Số lượng cá thể trong quần thể tăng mạnh Câu 15. Cho các ví dụ minh họa sau: (1) Các cá thể rắn chuông sống ở 3 khu vực khác nhau. (2) Tập hợp các cá thể sóc, vượn, hươu sống trong rừng mưa nhiệt đới. (3) Tập hợp các cây thông trong 1 rừng thông ở Đà Lạt. (4) Các cá thể ngựa vằn được nuôi trong vườn thú. (5) Tập hợp các cá thể voi sống trong rừng rậm châu Phi. Có bao nhiêu ví dụ minh họa về quần thể sinh vật ? Trang 2/6 - Mã đề 002
  3. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 16. Một quần thể hươu có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau: - Nhóm tuổi trước sinh sản: 25 con/ha - Nhóm tuổi sinh sản: 45 con/ha - Nhóm tuổi sau sinh sản: 15 con/ha Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào? A. Dạng phát triển. B. Dạng ổn định. C. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển. D. Dạng giảm sút. Câu 17. Những đặc điểm chỉ có ở quần thể người mà không có ở quần thể sinh vật khác là gì? A. Giới tính, pháp luật, kinh tế, văn hoá B. Sinh sản, giáo dục, hôn nhân, kinh tế C. Pháp luật, kinh tế, văn hoá, giáo dục, hôn nhân D. Tử vong, văn hoá, giáo dục, sinh sản Câu 18. Phát triển dân số hợp lí là gì? A. Không để dân số tăng nhanh dẫn đến thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác. B. Giảm tỉ lệ sinh sản, tăng tỉ lệ di cư nhằm đảm bảo đủ thức ăn, nơi ở, tránh tàn phá rừng và các tài nguyên khác. C. Điều chỉnh tỉ lệ sinh sản nhằm điều chỉnh các nhóm tuổi, giảm tuổi trước sinh sản nhằm đảm bảo đủ thức ăn, nơi ở. D. Điều chỉnh mật độ dân số bằng cách tăng số lượng người di cư nhằm đảm bảo đủ chỗ ở, thức ăn, nước uống. Câu 19. Tính đa dạng của mỗi loại ADN do yếu tố nào sau đây qui định? A. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào. B. Số lượng các nucleotid. C. Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp của các nucleotid trong phân tử ADN. D. Tỉ lệ (A+T)/(G+X) trong phân tử ADN. Câu 20. Kết quả của quá trình nhân đôi ADN là gì? A. Phân tử ADN con được đổi mới so với ADN mẹ B. Phân tử ADN con giống hệt phân tử ADN C. Phân tử ADN con dài hơn phân tử ADN mẹ D. Phân tử ADN con ngắn hơn phân tử ADN mẹ Câu 21. Trong 1 quần xã sinh vật, loài đặc trưng là A. loài chỉ có ở 1 quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác B. loài có số lượng cá thể cái đông nhất C. loài đóng vai trò quan trọng ( số lượng lớn) D. loài có tỉ lệ đực/ cái ổn định nhất Câu 22. Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật ? Trang 3/6 - Mã đề 002
  4. A. Một khu rừng B. Một hồ tự nhiên C. Một đàn chuột đồng D. Một ao nuôi cá Câu 23. Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây? A. Quần thể muỗi và quần thể dơi B. Quần thể chim sẻ và quần thể chim chích C. Quần thể gà và quần thể ngan D. Quần thể cá mè và quầ thể cá trắm. Câu 24. Hệ sinh thái bao gồm: A. Quần thể sinh vật và các nhân tố của môi trường. B. Cá thể sinh vật và khu vực sống của chúng. C. Quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã ( sinh cảnh). D. Quần xã sinh vật và các nhân tố hữu sinh của môi trường. Câu 25. Trong hệ sinh thái sinh vật sản xuất thường là gì? A. Thực vật. B. Động vật C. Nấm D. Vi khuẩn. Câu 26. Khi nói về đặc điểm của lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng? A. Lưới thức ăn phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng trong quần thể. B. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành 1 lưới thức ăn. C. Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ. D. Lưới thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Câu 27. Trong chuỗi thức ăn: Cây gỗ Sâu ăn lá cây bọ ngựa rắn. Sinh vật tiêu thụ bậc 3 là A. Sâu ăn lá cây. B. Bọ ngựa. C. Rắn. D. Cây gỗ. Câu 28. Trong các chuỗi thức ăn sau đây: Cây gỗ sâu ăn lá cây cầy đại bàng. Cây cỏ hươu hổ. Cây cỏ sâu ăn lá cây bọ ngựa rắn. Sinh vật tiêu thụ bậc 2 là A. sâu ăn lá cây, hươu, bọ ngựa. B. cầy, hổ, bọ ngựa. C. đại bàng, hổ, rắn. D. cầy, hổ, rắn. Câu 29. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn được hình thành dựa trên mối quan hệ nào? A. Dinh dưỡng giữa các loài sinh vật. B. Hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật. C. Cạnh tranh giữa các loài sinh vật. D. Hỗ trợ nhau giữa các sinh vật cùng loài. Câu 30. Khi cho giao phối ruồi giấm thuần chủng có thân xám, cánh dài với ruồi giấm thuần chủng thân đen, cánh ngắn thì ở F1 thu được ruồi có kiểu hình ( biết rằng thân xám cánh dài là trội hoàn toàn so với thân đen cánh ngắn): A. Đều có thân xám, cánh dài B. Thân xám, cánh dài và thân đen, cánh ngắn C. Đều có thân đen, cánh ngắn D. Thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài Câu 31. Trong mỗi phân tử ADN con được tạo ra từ sự nhân đôi thì A. cả 2 mạch đều nhận từ ADN mẹ Trang 4/6 - Mã đề 002
  5. B. cả 2 mạch đều được tổng hợp từ các nucleotid của môi trường nội bào C. có 1 mạch nhận từ ADN mẹ. D. có nửa mạch được tổng hợp từ các nucleotid của môi trường nội bào. Câu 32. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, thời kì nào con người tác động ít nhất đến môi trường xung quanh? A. Thời kì nguyên thủy B. Xã hội nông nghiệp. C. Xã hội công nghiệp. D. Thời kì đô thị hóa. Câu 33. Trong các hoạt động sau đây của con người, hoạt động nào gây hậu quả phá hủy môi trường tự nhiên nghiêm trọng nhất ? A. Hái lượm. B. Săn bắt động vật hoang dã. C. Chăn thả gia súc. D. Đốt rừng lấy đất trồng trọt. Câu 34. Khi nói về những tác động bất lợi đối với môi trường do nền công nghiệp phát triển đã gây ra, những phát biểu nào sau đây đúng? (1) Đô thị hóa lấy đi nhiều vùng đất tự nhiên, đất trồng trọt. (2) Hoạt động cày xới đất canh tác góp phần làm thay đổi đất và tầng nước mặt. (3) Công nghiệp khai khoáng tàn phá nhiều diện tích rừng. (4) Săn bắn nhiều loài động vật làm giảm đa dạng sinh học. A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (4) C. (1), (2), (4) D. (1), (3), (4) Câu 35. Ở cà chua, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp; gen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định quả vàng. Nếu cho 2 cây cà chua thuần chủng thân cao, quả vàng và thân thấp, quả đỏ giao phấn với nhau F1 thu được có tỉ lệ KH 100% thì KH nào dưới đây phù hợp với KH F1? A. Cây thân cao, quả vàng. B. Cây thân thấp, quả vàng. B. Cây thân cao, quả đỏ. D. Cây thân thấp, quả đỏ. Câu 36. Có 10 noãn bào thực hiện giảm phân sẽ tạo ra số trứng là A. 10. B. 40 C. 20 D. 30. Câu 37. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường là gì? (1) Các khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. (2) Hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học. (3) Các chất phóng xạ. (4) Các chất thải rắn. (5) Các chất thải do hoạt động xây dựng ( vôi, cát, đất, đá ). (6) Ô nhiễm do sinh vật gây ra. (7) Các chất độc hại sinh ra trong chiến tranh. A. (1), (2), (3), (4), (6). B. (1), (3), (4), (6), (7). C. (2), (3), (4), (5), (7). D. (1), (2), (3), (5), (6). Câu 38. Nguồn năng lượng nào sau đây nếu được sử dụng sẽ tạo ra khả năng gây ô nhiễm môi trường ở mức thấp nhất Trang 5/6 - Mã đề 002
  6. A. khí đốt B. dầu mỏ C. than đá D. mặt trời. Câu 39. Việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm không đúng cách và dùng quá liều lượng sẽ A. tiêu diệt nhiều loài động vật và thực vật trên trái đất. B. làm ô nhiễm môi trường đất và cằn cỗi đất, ảnh hưởng xấu đến thực vật. C. làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm gây ảnh hưởng xấu đến động vật. D. lác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Câu 40. Biểu hiện nào dưới đây là của thường biến? A. Ung thư máu do mất đoạn trên NST số 21. B. Bệnh Đao do thừa 1 NST số 21 ở người. C. Ruồi giấm có mắt dẹt do lặp đoạn trên NST giới tính X. D. Sự biến đổi màu sắc trên cơ thể con thằn lằn theo màu môi trường. Hết Trang 6/6 - Mã đề 002