Đề thi thử vào 10 môn Vật lí - Trường THCS Kiêu Kỵ

doc 11 trang thienle22 7190
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào 10 môn Vật lí - Trường THCS Kiêu Kỵ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_10_mon_vat_li_truong_thcs_kieu_ky.doc

Nội dung text: Đề thi thử vào 10 môn Vật lí - Trường THCS Kiêu Kỵ

  1. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ THI THỬ VÀO 10 TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ Năm học 20 -20 Bài thi môn: VẬT LÍ (Đề thi có: 04 trang) Ngày thi: tháng năm 20 Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Đề số 1 Câu 1: Độ mau, thưa của các đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết điều gì về từ trường? A. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng yếu, chỗ càng thưa thì từ trường càng mạnh. B. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu. C. Chỗ đường sức từ càng thưa thì dòng điện đặt ở đó có cường độ càng lớn. D. Chỗ đường sức từ càng mau thì dây dẫn đặt ở đó có càng nhiều. Câu 2: Biến trở là một linh kiện : A. Dùng để thay đổi vật liệu dây dẫn trong mạch. B. Dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch . C. Dùng để điều chỉnh hiệu điện thế giữa hai đầu mạch . D. Dùng để thay đổi khối lượng riêng dây dẫn trong mạch . Câu 3: Trong các biểu thức sau đây, biểu thức nào là biểu thức của định luật Jun-Lenxơ? A. Q = I².R.t B. Q = I.R².t C. Q = I.R.t D. Q = I².R².t Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng nhất khi nói về mối liên hệ giữa cường độ dòng điện qua một dây dẫn và hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó? A. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. B. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. C. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. D. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn không tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. Câu 5: Theo quy tắc nắm tay phải, chiều nắm của 4 ngón tay hướng theo: A. Chiều của lực điện từ chạy qua các vòng dây. B. Chiều của đường sức từ chạy qua các vòng dây C. Chiều của dòng điện chạy qua các vòng dây. D. Chiều đi vào các cực của các vòng dây. Câu 6: Để chế tạo một Nam Châm điện mạnh ta cần điều kiện: A. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng thép. B. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng sắt non. C. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có ít vòng, lõi bằng sắt non. D. Cường độ dòng điện qua ống dây nhỏ, ống dây có ít vòng, lõi bằng thép. Câu 7: Dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi A. Cho nam châm nằm yên trong lòng cuộn dây. B. Cho nam châm quay trước cuộn dây. C. Cho nam châm đứng yên trước cuộn dây. D. Đặt cuộn dây trong từ trường của một nam châm. Câu 8: Biểu thức đúng của định luật Ôm là: U U R A. R = . B. I = . C. I = . D. U = I.R. I R U Câu 9: Các nguồn phát ánh sáng trắng là: A. Mặt trời, đèn pha ôtô B. Nguồn phát tia laze. C. Đèn LED D. Đèn ống dùng trong trang trí.
  2. Câu 10: Dây dẫn có chiều dài l, tiết diện S và làm bằng chất có điện trở suất , thì có điện trở R được tính bằng công thức: S S l l A. R = B. R = C. R = . D. R = . l .l .S S Câu 11: Với : n1, n2 lần lượt là số vòng dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp; U1, U2 là hiệu điện thế giữa hai đầu dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế ta có biểu thức không đúng là: U1 n1 U1n2 U2n1 A. = B. U1. n1 = U2. n2 C. U2 = D. U1 = . U2 n2 n1 n2 Câu 12: Khi truyền tải điện năng, ở nơi truyền đi người ta cần lắp A. Biến thế tăng điện áp B. Biến thế giảm điện áp. C. Biến thế ổn áp D. Cả biến thế tăng áp và biến thế hạ áp. Câu 13: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường A. Bị hắt trở lại môi trường cũ. B. Tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai. C. Tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai. D. Bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai. Câu 14: Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có: A. Phần rìa dày hơn phần giữa. B. Phần rìa mỏng hơn phần giữa. C. Phần rìa và phần giữa bằng nhau D. Hình dạng bất kỳ. Câu 15: Vật kính của máy ảnh sử dụng: A. Thấu kính hội tụ B. Thấu kính phân kỳ. C. Gương phẳng D. Gương cầu. Câu 16: Ánh sáng có tác dụng nhiệt khi năng lượng ánh sáng biến thành A. Điện năng. B. Nhiệt năng C. Cơ năng. D. Hóa năng. Câu 17: Nội dung nào sau đây thể hiện đầy đủ định luật bảo toàn năng lượng? A. Năng lượng không tự sinh ra mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác. B. Năng lượng không tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác. C. Muốn thu được một dạng năng lượng này thì phải tiêu hao một dạng năng lượng khác. D. Muốn thu được một dạng năng lượng này thì phải tiêu hao một hay nhiều dạng năng lượng khác. Câu 18: Trong nồi cơm điện, năng lượng nào đã được biến đổi thành nhiệt năng? A. Cơ năng. B. Điện năng. C. Hóa năng. D. Quang năng. Câu 19: Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R = 6Ω là 0,6A. Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là: A. 3,6V. B. 36V. C. 0,1V. D. 10V. Câu 20: Công thức nào là đúng khi mạch điện có hai điện trở mắc song song? U1 R1 U1 I 2 A. U = U1 = U2 B. U = U1 + U2 C. D. U 2 R2 U 2 I1 2 Câu 21: Một sợi dây làm bằng kim loại dài l1 =150 m, có tiết diện S1 =0,4 mm và có điện trở R1 bằng 60 . Hỏi một dây khác làm bằng kim lọai đó dài l2= 30m có điện trở R2=30 thì có tiết diện S2 là: 2 2 2 2 A. S2 = 0,8mm B. S2 = 0,16mm C. S2 = 1,6mm D. S2 = 0,08 mm Câu 22: Về mùa hè, ban ngày khi ra đường phố ta không nên mặt quần áo màu tối vì quần áo màu tối A. Hấp thụ ít ánh sáng, nên cảm thấy nóng. B. Hấp thụ nhiều ánh sáng, nên cảm thấy nóng. C. Tán xạ ánh sáng nhiều, nên cảm thấy nóng. D. Tán xạ ánh sáng ít, nên cảm thấy mát.
  3. Câu 23: Khi đặt vào hai đầu một đoạn mạch hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch là 0,5A. Công của dòng điện sản ra trên đoạn mạch đó trong 10 giây là: A. 6J B. 60J C. 600J D. 6000J Câu 24: Hãy chỉ ra hình vẽ nào không đúng? A. Hình d B. Hình b C. Hình a D. Hình c Câu 25: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4400 vòng và cuộn thứ cấp có 240 vòng. Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp là 220V, thì hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp là A. 50V B. 120V C. 12V D. 60V. Câu 26: Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây tải điện không đổi mà dây dẫn có chiều dài giảm đi 4 lần thì hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây sẽ A. Tăng lên gấp đôi. B. Giảm đi 4 lần. C. Tăng lên gấp bốn. D. Giữ nguyên không đổi. Câu 27: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20cm. Một vật thật AB cách thấu kính 40cm. Ảnh thu được là A. Ảnh thật, cách thấu kính 40cm, ngược chiều vật và độ cao bằng vật. B. Ảnh thật, cách thấu kính 20cm, ngược chiều vật và độ cao bằng vật. C. Ảnh thật, cách thấu kính 40cm, cùng chiều vật và độ cao bằng vật. D. Ảnh ảo, cách thấu kính 10cm, cùng chiều vật và lớn hơn vật. Câu 28: Một kính lúp có tiêu cự f = 12,5cm, độ bội giác của kính lúp đó là: A. G = 10. B. G = 2. C. G = 8. D. G = 4. Câu 29: Mắt của một người có khoảng cực viễn là 50cm. Thấu kính mang sát mắt sử dụng phù hợp là thấu kính A. Hội tụ có tiêu cự 50cm B. Hội tụ có tiêu cự 25cm. C. Phân kỳ có tiêu cự 50cm D. Phân kỳ có tiêu cự 25cm. Câu 30: Hai điện trở R 1 = 8Ω , R2 = 2Ω mắc song song với nhau vào hiệu điện thế U = 3,2V . Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là : A. 1A B. 1,5A C. 2,0A D. 2,5A Câu 31: Nếu giảm chiều dài của một dây dẫn đi 4 lần và tăng tiết diện dây đó lên 4 lần thì điện trở suất của dây dẫn sẽ: A. Giảm 16 lần B. Tăng 16 lần C. Không đổi D. Tăng 8 lần Câu 32: Bạn Anh quan sát một cột điện cao 8 m, cách chỗ đứng 25 m. Cho rằng màng lưới của mắt cách thể thủy tinh 2 cm. Chiều cao của ảnh cột điện trong mắt là: A. 0,64cm B. 64cm C. 6,4cm D. 46cm Câu 33: Dùng bếp điện để đun 2 lít nước, sau 20 phút thì nước sôi. Nhiệt độ ban đầu của nước là 20 0C. Biết hiệu suất của bếp điện là 70% và nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Công suất của bếp điện là: A. 700W. B. 800W C. 900W D. 1000W Câu 34: Biểu hiện của mắt cận là A. Chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt. B. Chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt. C. Nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn. D. Không nhìn rõ các vật ở gần mắt. Câu 35: Trên cùng một đường dây dẫn tải đi cùng một công suất điện, nếu dùng dây dẫn có tiết diện tăng gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ: A. Tăng 2 lần B. Giảm 2 lần C. Tăng 4 lần D. Giảm 4 lần.
  4. Câu 36: Cho hai điện trở mắc song song, mối quan hệ giữa nhiệt lượng toả ra trên mỗi dây và điện trở của nó được biểu diễn như sau: Q1 R1 Q1 R2 A. = . B. = . C. Q1. R2 = Q2.R1 D. A và C đúng Q2 R2 Q2 R1 Câu 37: Một người già phải đeo sát mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm thì mới nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt 25cm. Hỏi khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu A. 5cm B. 50cm C. 500cm D. 5m Câu 38: Trên cùng một đường dây tải điện, nếu tăng hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn lên 100 lần thì công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây sẽ A. Tăng 102 lần. B. Giảm 102 lần. C. Tăng 104 lần. D. Giảm 104 lần. Câu 39: Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì A. Quả bóng bị trái đất hút. B. Quả bóng đã thực hiện công. C. Thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng. D. Một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng. Câu 40: Một nam châm được gắn chặt trên một chiếc xe lăn. Khi đóng khóa K, hãy cho biết vị trí của xe so với ống dây? A. Chuyển động lại gần ống dây. B. Chuyển động ra xa ống dây. C. Vẫn đứng yên D. Xe bị quay.
  5. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ THI THỬ VÀO 10 TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ Năm học 20 -20 Bài thi môn: VẬT LÍ (Đề thi có: 04 trang) Ngày thi: tháng năm 20 Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Đề số 2 Câu 1: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì: A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi. B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế. C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm. D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế. Câu 2: Số vòng dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế lần lượt có 15000 vòng và 150 vòng. Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp là 220V, thì hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp là A. 22000V B. 2200V C. 22V D. 2,2V. Câu 3: Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp có điện trở tương đương là: R1.R2 R1 R2 A. R1 + R2. B. R1 . R2 C. D. R1 R2 R1. R2 Câu 4: Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như A. Gương cầu lồi B. Gương cầu lõm. C. Thấu kính hội tụ D. Thấu kính phân kỳ. Câu 5: Một đoạn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt được mắc vào nguồn điện xoay chiều và được đặt gần 1 lá thép . Khi đóng khoá K , lá thép dao động đó là tác dụng : A. Cơ B. Nhiệt C. Điện D. Từ. Câu 6: Hai dây dẫn được làm từ cùng một vật liệu có cùng tiết diện, có chiều dài lần lượt là l1,l2 . Điện trở tương ứng của chúng thỏa điều kiện : R1 l1 R1 l2 A. = . B. = . C. R1 .R2 =l1 .l2 . D. R1 .l1 = R2 .l2 . R2 l2 R2 l1 Câu 7: Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đây sẽ thay đổi : A. Tiết diện dây dẫn của biến trở . B. Điện trở suất của chất làm biến trở của dây dẫn . C. Chiều dài dây dẫn của biến trở . D. Nhiệt độ của biến trở . Câu 8: Hiện tượng nào dưới đây không tuân theo định luật bảo toàn năng lượng? A. Bếp nguội đi khi tắt lửa. B. Xe dừng lại khi tắt máy. C. Bàn là nguội đi khi tắt điện. D. Không có hiện tượng nào. Câu 9: Từ phổ là: A. Tập hợp các đường sức của điện trường. B. Từ trường xuất hiện xung quanh dòng điện. C. Hình ảnh cụ thể về các đường sức từ. D. Lực từ tác dụng lên kim nam châm.
  6. Câu 10: Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính công suất P của đọan mạch chỉ chứa điện trở R, được mắc vào hiệu điện thế U, dòng điện chạy qua có cường độ I. U 2 A. P= U.I B. P= C. P= U D. P=I 2.R . I R Câu 11: Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm thì trong cuộn dây A. Xuất hiện dòng điện một chiều. B. Xuất hiện dòng điện xoay chiều. C. Xuất hiện dòng điện không đổi. D. Không xuất hiện dòng điện. Câu 12: Khi chuyển điện áp từ đường dây cao thế xuống điện áp sử dụng thì cần dùng: A. Biến thế tăng điện áp B. Biến thế giảm điện áp C. Biến thế ổn áp D. Cả biến thế tăng áp và biến thế hạ áp. Câu 13: Theo quy tắc bàn tay trái thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ: A. Chiều của lực điện từ. B. Chiều của đường sức từ C. Chiều của dòng điện. D. Chiều của đường của đường đi vào các cực của nam châm. Câu 14: Có hiện tượng gì xảy ra với một thanh thép khi đặt nó vào trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua? A. Thanh thép bị nóng lên B. Thanh thép phát sáng C. Thanh thép bị đẩy ra khỏi ống dây. D. Thanh thép trở thành một nam châm Câu 15: Khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, nhận định nào sau đây là đúng? A. Góc khúc xạ bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới. B. Góc khúc xạ bao giờ cũng lớn hơn góc tới. C. Góc khúc xạ bao giờ cũng bằng góc tới. D. Tuỳ từng môi trường tới và môi trường khúc xạ mà góc tới hay góc khúc xạ sẽ lớn hơn. Câu 16: Nối 2 đầu một ống dây với hai cực của nguồn điện như hình vẽ. Chiều của đường sức từ ở: A. Trong lòng ống dây có chiều từ A đến B và bên ngoài ống dây có chiều từ B đến A. B. Trong lòng ống dây có chiều từ B đến A và bên ngoài ống dây có chiều từ A đến B. C. Trong lòng ống dây có chiều từ B đến A và bên ngoài ống dây có chiều từ B đến A. D. Trong lòng ống dây có chiều từ A đến B và bên ngoài ống dây có chiều từ A đến B. Câu 17: Tác dụng nào sau đây không phải do ánh sáng gây ra? A. Tác dụng nhiệt B. Tác dụng quang điện C. Tác dụng từ D. Tác dụng sinh học. Câu 18: Biểu hiện của mắt lão là A. Chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt. B. Chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt. C. Nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn. D. Không nhìn rõ các vật ở xa mắt. Câu 19: Một dây dẫn bằng đồng có chiều dài l = 100cm , tiết diện 2 mm2 ,điện trở suất =1 ,7.10 -8 m. Điện trở của dây dẫn là : A. 8,5.10 -2  B. 0,85.10-2. C. 85.10-2 . D. 0,085.10-2. Câu 20: Mỗi ngày công tơ điện của một gia đình đếm 2,5 số. Gia đình đó đã tiêu thụ mỗi ngày một lượng điện năng là: A. 90000J B. 900000J C. 9000000J D. 90000000J
  7. Câu 21: Chọn phát biểu đúng A. Có thể tạo ánh sáng vàng bằng cách chiếu ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu vàng. B. Bút Lade khi hoạt động thì phát ra ánh sáng xanh. C. Ánh sáng do đèn pha ôtô phát ra là ánh sáng vàng. D. Bất kỳ nguồn sáng nào cũng phát ra ánh sáng trắng. Câu 22: Mắc một dây dẫn có điện trở R = 12Ω vào hiệu điện thế 3V thì cường độ dòng điện qua nó là A. 36A. B. 4A. C.2,5A. D. 0,25A. Câu 23: Kí hiệu thấu kính phân kì được vẽ như A. Hình a. B. Hình b. C. Hình c. D. Hình d. Câu 24: Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng nào? A. Làm tăng thể tích vật khác. B. Làm nóng một vật khác. C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động. D. Nổi được trên mặt nước Câu 25: Điện trở R của dây dẫn biểu thị cho A. Tính cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây. B. Tính cản trở hiệu điện thế nhiều hay ít của dây. C Tính cản trở electron nhiều hay ít của dây. D. Tính cản trở điện lượng nhiều hay ít của dây. Câu 26: Khi tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn trên đường dây truyền tải điện lên gấp đôi thì công suất hao phí trên đường dây sẽ A. Giảm đi một nửa B. Giảm đi bốn lần C. Tăng lên gấp đôi D. Tăng lên gấp bốn. Câu 27: Khi chụp ảnh một vật cao 4m. Ảnh của vật trên phim có độ cao 2cm; khoảng cách từ vật kính đến phim là 4,5cm. Khoảng cách vật đến máy ảnh là: A. 2m B. 7,2m C. 8m D. 9m. Câu 28: Kính lúp có độ bội giác G = 5, tiêu cự f của kính lúp đó là A. 5cm B. 10cm C. 20cm D. 30cm. Câu 29: Mắc ba điện trở R 1 = 2Ω , R2 = 3Ω , R3 = 6Ω song song với nhau vào mạch điện U = 6V . Cường độ dòng điện qua mạch chính là A . 12A B. 6A C. 3A D. 1,8A Câu 30: Trong công thức P = I2.R nếu tăng gấp đôi điện trở R và giảm cường độ dòng điện 4 lần thì công suất: A. Tăng gấp 2 lần B. Giảm đi 2 lần. C. Tăng gấp 8 lần D. Giảm đi 8 lần. Câu 31: Cùng công suất điện P được tải đi trên cùng một dây dẫn. Công suất hao phí khi hiệu điện thế hai đầu đường dây tải điện là 400kV so với khi hiệu điện thế là 200kV là A. Lớn hơn 2 lần. B. Nhỏ hơn 2 lần. C. Nhỏ hơn 4 lần. D. Lớn hơn 4 lần. Câu 32: Mắt của bạn Đông có khoảng cực cận là 10cm, khoảng cực viễn là 50cm. Bạn Đông không đeo kính sẽ thấy vật cách mắt trong khoảng. A. Từ 10cm đến 50cm B. Lớn hơn 50cm. C. Lớn hơn 40cm D. Lớn hơn 10cm Câu 33: Trên cùng một đường dây tải đi một công suất điện xác định dưới một hiệu điện thế xác định, nếu dùng dây dẫn có đường kính tiết diện giảm đi một nửa thì công suất hao phí vì toả nhiệt sẽ thay đổi như thế nào? A. Tăng lên hai lần. B. Tăng lên bốn lần. C. Giảm đi hai lần. D. Giảm đi bốn lần.
  8. Câu 34: Tính hiệu suất của bếp điện nếu sau 20 phút nó đun sôi được 2 lít nước có nhiệt độ ban đầu ở 20 °C. Biết cường độ dòng điện qua bếp là 3A; hiệu điện thế hai đầu dây xoắn của bếp là U = 220V; nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/ kg.K. A. 95% B. 84,85% C. 45% D. 23% Câu 35: Trong việc sưởi nắng của người già và việc tắm nắng của trẻ em, người ta sử dụng tác dụng gì của ánh sáng mặt trời. A. Đối với cả người già và trẻ em đều sử dụng tác dụng nhiệt. B. Đối với cả người già và trẻ em đều sử dụng tác dụng sinh học. C. Đối với người già thì sử dụng tác dụng nhiệt, còn đối với trẻ em thì sử dụng tác dụng sinh học. D. Đối với người già thì sử dụng tác dụng sinh học, còn đối với trẻ em thì sử dụng tác dụng nhiệt. Câu 36: Hai dây đồng chất lần lượt có chiều dài và tiết diện gấp đôi nhau ( l1 =2l2 ; S1 = 2S2). Nếu cùng mắc chúng vào nguồn điện có cùng hiệu điện thế U trong cùng một khoảng thời gian thì: Q2 A. Q1 = Q2. B. Q1 = 2Q2. C.Q1 = 4Q2. D. Q1= 2 Câu 37: Dùng kính lúp có tiêu cự 10 cm để quan sát một vật nhỏ cao 1mm. Muốn có ảnh ảo cao 10 mm thì ảnh cách kính bao nhiêu xentimet? A. 90cm B. 0,9cm C. 900cm D.9m Câu 38: Một ô tô đang chạy thì đột ngột tắt máy, xe chạy thêm một đoạn rồi mới dừng hẳn là do A. Thế năng xe luôn giảm dần. B. Động năng xe luôn giảm dần. C. Động năng xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát. D. Động năng xe đã chuyển hóa thành thế năng. Câu 39: Một thấu kính phân kì có tiêu cự 25cm. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm F và F’ là A. 12,5cm. B. 25cm. C. 37,5cm. D. 50cm. Câu 40: Mũi tên trong hình nào dưới đây biểu diễn đúng chiều của lực điện từ F tác dụng vào đoạn dây dẫn? A. hình 3. B. hình 2. C. hình 1. D. hình 4. ( hình 1) ( hình 2) ( hình 3) ( hình 4)
  9. ĐÁP ÁN MÔN VẬT LÝ –KỲ THI TUYỂN SINH VÀO 10 Câu Đề 1 Đề 2 1 B D 2 B B 3 A A 4 B C 5 C D 6 B A 7 B C 8 B D 9 A C 10 D B 11 B B 12 A D 13 D A 14 B D 15 A D 16 B A 17 A C 18 B B 19 A B 20 A C 21 B C 22 B D 23 B B 24 A B 25 C A 26 B B 27 A D 28 B A 29 C B 30 C B 31 A C 32 A A 33 B B 34 A B 35 B B 36 D A 37 B A 38 D C 39 D D 40 B D
  10. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ MÔN VẬT LÍ 9 Thời gian: 60 phút Năm học 20 -20 Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao CĐ1: Điện học Nhận biết được Tính được I khi Vận dụng được Tính hiệu HT ĐL Ôm, biết R, U, ; tính các công thức suất của bếp khi U tăng thì I Rtđ. Dựa vào CT trong đoạn và điện năng cũng tăng, R l mạch nối tiêp, tiêu thụ của 1 = 1 tính đoạn mạch nt song song để dụng cụ điện R2 l2 và //; Sự phụ tính CĐDĐ và thuộc của R HĐT; tính chiều dài của vào l, S, vật công suất dây dẫn liệu làm dây dẫn; công thiwcs tính công suất và ĐL Jun-Len-xơ Số câu 6 3 2 2 13 Số điểm 1,5đ 0,75đ 0,5đ 0,5đ 3,25đ Tỉ lệ % 15% 7,5% 5% 2,5% 32,5% CĐ2: Điện từ Nhận biết được Từ quy tắc nắm Vận dụng công Vận dụng học từ phổ, lực từ; bàn tay phải, P 2 công thức thức P = R 2 quy tắc nắm quy tắc bàn tay 2 P U P = R bàn tay phải, trái để xác định để tính công U 2 bàn tay trái; chiều đường sức suất hao phí để tính công công suất hao từ và chiều lực suất hao phí phí trên đường điện từ dây tải điện Số câu 6 3 2 1 12 Số điểm 1,5đ 0,75đ 0,5đ 0,25đ 3đ Tỉ lệ % 15% 7,5% 5% 2,5% 30% CĐ3: Quang Nhận biết được Xác định được Vận dụng toán Vận dụng học hiện tượng tiêu cự của TK; học để giải bài toán học để khúc xạ ánh tiêu cự và số bội tập về thấu giải bài tập sáng; đặc điểm giác của kính kính về mắt, máy của TKHT, lúp. ảnh TKPK, máy ảnh, kính lúp, mắt cận, mắt lão; ánh sáng trắng, màu; các tác dụng của ánh sáng Số câu 6 3 2 1 12
  11. Số điểm 1,5đ 0,75đ 0,5đ 0,25đ 3đ Tỉ lệ % 15% 7,5% 5% 2,5% 30% CĐ4: Sự bảo Nhận biết được Xác định được toàn và chuyển khi nào một vật sự chuyển hóa hóa năng có năng lượng, năng lượng của lượng định luật bảo thiết bị điện toàn năng lượng Số câu 2 1 3 Số điểm 0,5đ 0,25đ 0,75đ Tỉ lệ % 5% 2,5% 7,5% Tổng số câu 20 10 6 4 40 Tổng số điểm 5đ 2,5đ 1,5đ 1đ 10đ Tỉ lệ % 50% 25% 15% 10% 100%