Đề kiểm tra môn Sinh học 9 (Đề 2)

docx 3 trang thienle22 4970
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học 9 (Đề 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_9_de_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học 9 (Đề 2)

  1. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS ĐÌNH XUYÊN MÔN SINH HỌC 9 ( Thời gian làm bài 60 phút) Mã đề: 002 Họ và tên: .Lớp: Chọn đáp án cho câu trả lời đúng nhất. Mỗi câu đúng được 0,25 điểm Câu 1: Trường hợp bộ nhiễm sắc thể bị thừa hoặc thiếu 1 nhiễm sắc thể thuộc loại đột biến nào? A. Thể 1 nhiễm B. Dị bội C. Đa bội D. Thể 3 nhiễm Câu 2. Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì : A. Kì trung gian B. Kì đầu C.Kì giữa D. Kì sau Câu 3: Tương quan về sổ lượng axít amin và nuclêôtít của mARN khi ở trong ribôxôm là: A. 1 nuclêôtít ứng với 2 axít amin. B. 2 nuclêôtít ứng với 1 axít amin. C. 1 nuclêôtít ứng với 3 axít amin. D. 3 nuclêôtít ứng với 1 axít amin. Câu 4: Đột biến gen thường có các dạng : A. Mất 1 cặp nuclêộtít, thêm lcặp nuclêôtít, thay thế l cặp nuclêôtít. B. Mất 1 cặp nuclêôtít. C. Thêm lcặp nuclêôtít. D. Thay 1 cặp nuclêôtít này bằng 1 cặp nuclêôtít khác. Câu 5: Các loại đơn phân của ADN là? A. T,U,G,X. B. A,U,G,X C. A,T,U,X D. A,T,G,X Câu 6: Quan sát trường hợp minh họa sau đây và xác định đột biến này thuộc dạng nào? ABCDEFGH ADCBEFGH A. Mất đoạn nhiễm sắc thể B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể Câu 7: Tính đa dạng của ADN do yếu tố nào sau đây quy định? A. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong cấu trúc của ADN B. Số lượng các nuclêôtit. C. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào D. Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong cấu trúc của ADN Câu 8: Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN xảy ra ở đâu trong tế bào? A. Màng tế bào B. Nhân tế bào C. Chất tế bào D. Ribôxôm. Câu 9: Thông tin về cấu trúc prôtêin được thể hiện ở: A. Thành phần các axít amin. B. Trình tự sắp xếp các axít amin. C. Thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp các axít amin. D. Số lượng axít amin. Câu 10: Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng: A. Chỉ có một cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng B. Có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng. C. Chỉ có một hoặc một số cặp nhiễm sẳc thể bị thay đổi về cấu trúc D. Tất cả các cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng Câu 11: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN: A. A liên kết với X; G liên kết với T. B. A liên kết với G; X liên kết với T. C. A liên kết với T; G liên kết với X. D. A liên kết với U; G liên kết với X. Câu 12: Đơn phân cấu tạo nên ADN là gì? A. Nuclêôtit B. Polinuclêôtit C. Ribonuclêôtit D. Axit amin. Câu 13: Cải bắp có bộ nhiễm sắc thể 2n = 18. Vậy thể (2n+ 1) cây cà có số lượng nhiễm sắc thể là: A. 18 B. 19 C. 20 D. 21
  2. Câu 14: Sự tạo thành chuỗi axít amin diễn ra theo nguyên tắc nào? A. Nguyên tắc bổ sung B. Nguyên tắc bán bảo toàn C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu. D. Nguyên tắc khuôn mẫu Câu 15: Trong tế bào sinh dưỡng, thể (2n +1) của người có số lượng nhiễm sắc thể là: A. 23 B. 24 C. 45 D. 47 Câu 16: Thế nào là đột biến gen? A. Biến dổi trong cấu trúc của ARN. B. Biến đổi các tính trạng cơ bản của sinh vật. C. Biến đổi trong cấu trúc của ADN. D. Sự biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hay 1 số cặp nuclêôtít. Câu 17: Cơ chế phát sinh thể (2n - 1) là do sự kết hợp: A. Giao tử bình thường với giao tử 2 nhiễm. B. Giao tử bình thường với giao tử không nhiễm. C. Giao tử 1 nhiễm với giao tử 1 nhiễm. D. Giao tử bình thường với giao tử 1 nhiễm. Câu 18: Thể đa bội là gì? A. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào giảm đi một nửa B. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội số n ( nhiều hơn 2n) C. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng được bổ sung thêm một cặp vào cặp nhiễm sắc thể mới. D. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng bị mất số cặp nhiễm sắc thể tương đồng Câu 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng thể hiện theo sơ đồ : A. Gen—> mARN—> prôtêin—> tính trạng. B. Gen—> tính trạng. C. Gen—> prôtêin —>tính trạng. D. Gen—> mARN—> tính trạng. Câu 20: Ở người, sự giảm đi 1 nhiễm sắc thể ở cặp NST nào sau đây sẽ gây ra bệnh Tớcnơ: A. Cặp nhiễm sắc thể số 12. B. Cặp nhiễm sắc thể số 21. C. Cặp nhiễm sắc thể số 22. D. Cặp nhiễm sắc thể số 23. Câu 20: Tương quan về sổ lượng axít amin và nuclêôtít của mARN khi ở trong ribôxôm là: A. 1 nuclêôtít ứng với 2 axít amin. B. 3 nuclêôtít ứng với 1 axít amin. C. 1 nuclêôtít ứng với 3 axít amin. D. 2 nuclêôtít ứng với 1 axít amin. Câu 21: Một gen có 3000 nucleotit, số nucleotit loại A =600. Số liên kết hydro của gen: A. 3400 B. 3500 C. 3900 D. 4000 Câu 22: Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Vậy thể (2n - 1) cây cà có số lượng NST là: A. 22 B. 23 C. 24 D. 25 Câu 23: Củ cải có bộ NST bình thường 2n=18. Trong một tế bào sinh dưỡng của củ cải người ta đếm được 27NST. Đây là thể gì ? A. Thể ba nhiểm B. Dị bội 2n-1 C. Tam bội D. Tứ bội Câu 24: Các bệnh, dị tật bẩm sinh nào sau đây là do đột biến NST gây ra? A. Câm điếc bẩm sinh B. Tật khe hở môi-hàm C. Bệnh bạch tạng D. Xương chi ngắn. Câu 25: Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của protein? A. Cấu trúc bậc1 B. Cấu trúc bậc 2 C. Cấu trúc bậc 3 D. Cấu trúc bậc 4 Câu 26: Số mạch đơn và đơn phân của ARN khác so với số mạch đơn và đơn phân của ADN vì: A. ARN có 2 mạch và 4 đơn phân là A, U, G, X. B. ARN có 1 mạch và 4 đơn phân là A, U, G, X. C. ARN có 1 mạch và 4 đơn phân là A, T, G, X. D. ARN có 2 mạch và 4 đơn phân là A, T, G, X.
  3. Câu 27: Trong nghiên cứu di truyền học để xác định vai trò của kiểu gen và môi trường người ta dùng phương pháp nào ? A. Nghiên cứu tế bào B. Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng C. Nghiên cứu phả hệ D. Nghiên cứu trẻ đồng sinh khác trứng Câu 28: Trong bộ NST của người mắc bệnh đao, cặp NST: A. NST số 21 có 1chiếc B. NST số 21 có 2chiếc C. NST số 21 có 3chiếc D. NST số 21 bị đứt. Câu 29: Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n=24. Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của thể tứ bội phát sinh từ loài này có số lượng NST là A. 26 B. 28. C. 48. D. 96. Câu 30: Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền? A. tARN B. mARN C. rARN D. Cả 3 loại ARN trên Câu 31: Bệnh câm điếc bẩm sinh ở người có cơ sở di truyền học là: A. Gen đột biến lặn B. Gen đột biến trội C. Gen đột biến trên NST giới tính D. Gen đột biến trên NST thường. Câu 32: Một phân tử ADN có số Nucleotit mỗi loại trên mạch 1 là: A1 = 1000 T1 = 1500 G1 = 3000 X1 = 3500 Số lượng Nu loại G trên mạch 2 A. 1500 B. 2500 C. 3000 D. 3500 Câu 33: Các NST giới tính nào có trong bộ NST Của người mắc bệnh Tơcnơ? A. XX B. XXX C. XY D. OX Câu 34: Thường biến thuộc loại biến dị nào sau đây? A. Biến dị di truyền được B. Biến dị không di truyền C. Biến dị đột biến D. Biến dị tổ hợp Câu 35: Phân tử protein có tính chất: A. Đặc trưng B. Đa dạng C. Vừa đa dạng vừa đặc trưng D. Phổ biến ở mọi sinh vật. Câu 36: Hậu quả xảy ra ở bệnh đao là ? A. Cơ thể lùn, cổ rụt, lưỡi thè ra B. Hai mắt xa nhau, mắt một mí, ngón tay ngắn C. Si đần bẩm sinh, không có con D. Cả A, B và C đúng Câu 37. Bệnh Tơcnơ là dạng đột biến làm thay đổi về : A. Số lượng NST theo hướng tăng lên B. Cấu trúc NST C. Số lượng NST theo hướng giảm xuống D. Cấu trúc của gen Câu 38: Đột biến gen là biến đổi về? A. Cấu trúc của NST B. Cấu tạo của NST C. Số lượng của NST D. Số lượng của gen Câu 39: Thể đa bội được phát sinh nhờ cơ chế nào ? A. Do tác động ngoại cảnh, bộ NST tăng lên gấp bội. B. Tất cả các cặp NST không phân li do thoi vô sắc không được hình thành. C. Do kiểu gen bị biến đổi nhiều, kiểu hình cũng biến đổi theo. D. Cả A và B Câu 40: Nguyên tắc bổ sung của ADN dẫn đến: A. A=G; T=X B. A+T=G+X C. A=X ;T=G D. A+G=T+X HẾT