Đề thi thử THPT môn Hóa học 9 - Trường THCS Kim Lan

docx 4 trang thienle22 4150
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT môn Hóa học 9 - Trường THCS Kim Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_thpt_mon_hoa_hoc_9_truong_thcs_kim_lan.docx
  • docxĐÁP ÁN.docx
  • docxĐỀ SỐ 2.docx
  • docxma trận.docx

Nội dung text: Đề thi thử THPT môn Hóa học 9 - Trường THCS Kim Lan

  1. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ THI THỬ THPT MÔN HÓA HỌC 9 TRƯỜNG THCS KIM LAN Thời gian làm bài 60 phút Đề số 1 (Đề thi có 4 trang) Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Si = 28; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. Lựa chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây. Câu 1. Chất nào sau đây không phải là oxit axit: A. SO2.B. N 2O5.C. CO.D. P 2O5. Câu 2. Axit axetic có tính axit vì trong phân tử: A. có chứa nhóm – OH. B. có chứa nhóm – OH liên kết với nhóm C = O tạo thành nhóm C = O. OH C. có chứa nhóm – C = O. D. có chứa nhóm – C – O. OH Câu 3. Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường là: A. S, P, N2, Cl2. B. C, S, Br2, Cl2. C. Cl2, H2, N2, O2. D. Br2, Cl2, N2, O2. Câu 4. Đơn chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí hiđrô là: A. Đồng B. Lưu huỳnh C. Kẽm D. Thuỷ ngân Câu 5. Hợp chất Fe2(SO4)3 có tên gọi là: A. Sắt (III) sunfat. B. Sắt (II) sunfat. C. Sắt (II) sunfit. D. Sắt (III) sunfit. Câu 6 Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học: A. Mg, Ag, Fe, Cu, Al.B. Mg, Al, Fe, Cu, Ag. C. Mg, Al, Cu, Fe, Ag. D. Ag, Cu, Fe, Al, Mg. Câu 7. Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều: A. Chất béo. B. Chất đường. C. Chất bột. D. Protein. Câu 8.Trong 100 ml rượu 450 có chứa: A. 45 ml nước và 55 ml rượu nguyên chất. B. 45 ml rượu nguyên chất và 55 ml nước. C. 45 gam rượu nguyên chất và 55 gam nước. D. 45 gam nước và 55 gam rượu nguyên chất. Câu 9. Dãy các chất nào sau đây đều là hiđrocacbon? A. C2H6, C4H10, C2H4. B. CH4, C2H2, C3H7Cl. C. C2H4, CH4, C2H5Cl. D. C2H6O, C3H8, C2H2. Câu 10. Một chất béo có công thức (C17H35COO)3C3H5 có phân tử khối là: A. 890 đvC.B. 422 đvC.C. 372 đvC.D. 980 đvC. Câu 11. Dãy chất nào chỉ gồm các bazơ? A. H2SO4, HNO2, NaOHB. Ba(OH) 2, Al(OH)3, LiOH
  2. C. H2SO4, H2S, HCl D. HCl, NaOH, CuO Câu 12. Sự ăn mòn kim loại là: A. Sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hoá học của môi trường. B. Sự tạo thành các oxit kim loại ở nhiệt độ cao. C. Sự tạo thành hợp kim khi nấu chảy các kim loại với nhau. D. Sự kết hợp của kim loại với một chất khác. Câu 13. Khí thiên nhiên và khí mỏ dầu có thành phần chính là: A. Metan B. Etilen C. Axetilen D. Cacbonic Câu 14. Phát biếu nào sau đây đúng? A. Trong một chu kì, tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần. B. Số thứ tự của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn luôn bằng số đơn vị điện tích hạt nhân, bằng số proton, bằng số electron và bằng số nơtron trong nguyên tử của nguyên tố. C. Nhóm gồm các nguyên tố có tính chất hoá học tương tự nhau. D. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần nguyên tử khối. Câu 15. Phản ứng hoá học đặc trưng của phân tử metan là: A. Phản ứng cộng với dung dịch nước brom B. Phản ứng thế với clo khi có ánh sáng khuyếch tán C. Phản ứng cháy D. Phản ứng cộng hiđro Câu 16. Kim loại nào sau đây thường được dùng làm dây dẫn điện trong nhà: A. CuB. A1C. Fe D. Zn Câu 17. Trong tự nhiên silic tồn tại ở dạng: A. Đơn chất. B. Hợp chất C. Hỗn Hợp. D. Vừa đơn chất vừa hợp chất. Câu 18. Cho các dung dịch sau: (1) HCl, (2) CaCl 2, (3) H2SO4, (4) KHCO3. Dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ: A. (1) và (2) B. (1) và (4) C. (2), (3) và (4) D. (1), (3) Câu 19. Cacbon monooxit là oxit: A. Oxit axit. B. Oxit bazơ. C. Oxit lưỡng tính. D. Oxit trung tính. Câu 20. Phân tử nào sau đây có cấu tạo là mạch vòng sáu cạnh đều nhau ba liên kết đơn đôi xen kẽ nhau: A. Axetilen. B. Etilen. C. Benzen. D. Metan. Câu 21. Dãy chất tác dụng với axit axetic là: A. CuO; Cu(OH)2; Cu; CuSO4 ; C2H5OH. B. CuO; Cu(OH)2; Zn ; Na2CO3 ; C2H5OH. C. CuO; Cu(OH)2; Zn ; H2SO4; C2H5OH. D. CuO; Cu(OH)2; C2H5OH; C6H6; CaCO3. Câu 22. Để nhận biết 2 lọ mất nhãn H2SO4 và Na2SO4, ta sử dụng thuốc thử nào sau đây:
  3. A. HCl B. Giấy quỳ tím C. NaOH D. BaCl 2 Câu 23. Khí tham gia phản ứng trùng hợp là A. CH4. B. C2H4. C. C3H8. D. C2H6. Câu 24. Kim loại nào dưới đây tan được trong dung dịch kiềm : A. Mg B. Al C. Fe D. Ag Câu 25. Dãy chất nào sau đây thuộc loại phân bón đơn: A. KCl , KNO3, NH4ClB. KCl, NH 4Cl, Ca(H2PO4)2 C. KCl; Ca(H2PO4)2; (NH4)2HPO4 D. KCl, KNO 3, Ca3(PO4)2 Câu 26. Nước clo có tính tẩy màu vì: A. Clo tác dụng với nước tạo nên axit HCl có tính tẩy màu. B. Clo hấp phụ được màu. C. Clo tác dụng nước tạo nên axit HClO có tính tẩy màu. D. Khi dẫn khí clo vào nước không xảy ra phản ứng hoá học. Câu 27. Ngâm một cây đinh sắt sạch vào dung dịch bạc nitrat. Hiện tượng xảy ra là: A. Không có hiện tượng gì cả. B. Bạc được giải phóng, nhưng sắt không biến đổi. C. Không có chất nào sinh ra, chỉ có sắt bị hoà tan. D. Sắt bị hoà tan một phần, bạc được giải phóng Câu 28. Dãy gồm các muối đều phản ứng được với dung dịch NaOH là: A. Na2CO3, NaHCO3, MgCO3, K2CO3. B. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2. C. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, BaCO3, Ba(HCO3)2. D. CaCO3, BaCO3, Na2CO3, MgCO3. Câu 29. Khi cho hỗn hợp khí metan, etilen, axetilen qua dung dịch brom thấy khối lượng bình brom tăng lên a g. Đó là khối lượng của A. Etilen và axetilen. B. Etilen và metan. C. Axetilen và metan. D. Axetilen, etilen và metan. Câu 30. Rượu etylic tác dụng được với dãy hóa chất là: A. KOH; Na; CH3COOH; O2.B. Na; K; CH 3COOH; O2. C. C2H4; Na; CH3COOH; O2.D. Ca(OH) 2; K; CH3COOH; O2. Câu 31. Khi trộn lẫn dung dịch x chứa 1 mol HCl vào dung dịch y chứa 1,5mol NaOH được dung dịch Z, quỳ tím chuyển màu gỡ khi cho dung dịch Z. A. Màu hồng C. Không màu B. Màu xanh D. Màu tím. Câu 32. Khối lượng khí etilen cần dùng để phản ứng hết 8 gam brom trong dung dịch là A. 0,7 gam. B. 7 gam. C. 1,4 gam. D. 14 gam. Câu 33. Kim loại nào dưới đây làm sạch được một mẫu dung dịch Zn(NO 3)2 lẫn Cu(NO3)2 : và AgNO3 A. Zn B. Cu C. Fe D. Pb Câu 34. Nhúng một lá sắt vào dung dịch đồng sunfat sau một thời gian lấy lá sắt ra khỏi dung dịch cân lại thấy nặng hơn ban đầu 0,2g. Khối lượng đồng bám vào lá sắt là:
  4. A. 0,2gB. 1,6gC. 3,2g D. 6,4g Câu 35. Khối lượng khí CO2 sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 200 gam than non chứa 69,5% cacbon là: A. 500,67 gam. B. 510,67 gam. C. 512,67 gam. D. 509,67 gam. Câu 36. Tính khối lượng (C17H35COO)3C3H5 tối thiểu để điều chế 1 tấn C17H35COONa dùng làm xà phòng, biết rằng hiệu suất phản ứng là 80%. (chương 5/ bài 47 / mức 3) A. 1,2 tấn.B. 1,25 tấn.C. 1,3 tấn.D. 1,212 tấn. Câu 37. Đun nóng hỗn hợp gồm 3 gam rượu etylic và 3 gam axit axetic với H 2SO4 đặc làm xúc tác (hiệu suất 100%), khối lượng este thu được là: A. 3,3 g B. 4,4 g C. 6,6 g D. 3,6 g Câu 38. Trộn dung dịch có chứa 0,1mol CuSO 4 và một dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, lọc kết tủa, rửa sạch rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được m g chất rắn. Giá trị m là: A. 8 gB. 4 gC. 6 g D. 12 g Câu 39. Cho 24,2 gam hỗn hợp X gồm Zn và Fe (có tỉ lệ mol là 1: 1) tác dụng với 300 ml dung dịch CuS04 1M, sau khi các phản ứng kết thúc thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là: A. 25,7gB. 19,2gC. 24,8g D. 22,4g. Câu 40. Cho một lít hỗn hợp C 2H2 và N2 (ở đktc) tác dụng với dung dịch brom dư, có 2,4 gam brom tham gia phản ứng. Thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp lần lượt là A. 16,8 %; 83,2 %. B. 83,2% ; 16,8 %. C. 33,6% ; 66,4 %. D. 66,4%; 33,6 %.