Đề khảo sát thi vào lớp 10 THPT môn thi Hóa học (Đề 2) - Trường THCS Dương Hà

doc 3 trang thienle22 4460
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát thi vào lớp 10 THPT môn thi Hóa học (Đề 2) - Trường THCS Dương Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_thi_vao_lop_10_thpt_mon_thi_hoa_hoc_de_2_truong.doc

Nội dung text: Đề khảo sát thi vào lớp 10 THPT môn thi Hóa học (Đề 2) - Trường THCS Dương Hà

  1. TRƯỜNG THCS DƯƠNG HÀ ĐỀ KS TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2020-2021 (Đề thi gồm 03 trang) Môn thi: Hóa học Ngày thi: Thời gian làm bài: 60 phút Đề số 02 Cho: H=1; C=12; O=16; Na=23; K=39; Al=27; Fe=56; Cl=35,5; Ca=40; Br=80; N=14 Câu 1: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là A. CO2. B. Na2O. C. SO2. D. P2O5. Câu 2: Khí lưu huỳnh đioxit SO2 được tạo thành từ cặp chất nào sau đây? A. K2SO4 và HCl. B. K2SO4 và NaCl. C. Na2SO4 và CuCl2. D. Na2SO3 và H2SO4. Câu 3: Chất nào sau đây không bị nhiệt phân? A. CaCl2. B. NaHCO3. C. Mg(OH)2. D. CaCO3. Câu 4: Dùng qùy tím để phân biệt được cặp chất nào sau đây? A. Dung dịch HCl và dung dịch KOH. B. Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4. C. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch NaCl. D. Dung dịch NaOH và dung dịch KOH. Câu 5: Cặp chất nào sau đây tồn tại trong một dung dịch (không có xảy ra phản ứng với nhau)? A. NaOH và Mg(OH)2. B. KOH và Na2CO3. C. Ba(OH)2 và Na2SO4. D. Na3PO4 và Ca(OH)2. Câu 6: Dung dịch nào sau đây tác dụng được với hai dung dịch Fe(NO3)2 và CuCl2? A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch HCl C. Dung dịch AgNO3 D. Dung dịch BaCl2 Câu 7: Bazơ nào sau đây không tan trong nước? A. Kali hiđroxit. B. Đồng(II) hiđroxit. C. Bari hiđroxit. D. Natri hiđroxit. Câu 8: Trong các cặp chất sau: 1. Zn+HCl. 3. Cu+ZnSO4. 2. Cu+HCl. 4. Fe+CuSO4. Những cặp có phản ứng xảy ra là A. 1; 2. B. 3; 4. C. 1; 4. D. 2; 3. Câu 9: Để nhận biết dd KOH và dd Ba(OH)2 ta dùng thuốc thử là A. Phenolphtalein. B. Quỳ tím. C. dd H2SO4. D. dd HCl. Câu 10: Cho 1g NaOH rắn tác dụng với dung dịch chứa 1g HNO3. Dung dịch sau phản ứng có môi trường A. trung tính. B. bazơ. C. axít . D. lưỡng tính. Câu 11: Sau khi làm thí nghiệm, có những khí thải độc hại: HCl, H2S, CO2, SO2. Dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất? A. Muối NaCl. B. Nước vôi trong. C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch NaNO3. Câu 12: Khử hoàn toàn 0,58 tấn quặng sắt chứa 90 % là Fe3O4 bằng khí hiđro. Khối lượng sắt thu được là A. 0,378 tấn. B. 0,156 tấn. C. 0,126 tấn. D. 0,467 tấn. Câu 13: Dãy các kim loại tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành kim loại đồng A. Al, Zn, Fe. B. Mg, Fe, Ag. C. Zn, Pb, Au. D. Na, Mg, Al. Trang 1/3 - Mã đề thi 02
  2. Câu 14: Dãy các kim loại đều tác dụng với dung dịch axit clohiđric là A. Al, Cu, Zn, Fe. B. Al, Fe, Mg, Ag. C. Al, Fe, Mg, Cu. D. Al, Fe, Mg, Zn. Câu 15: Kim loại nào dưới đây tan được trong dung dịch kiềm? A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Ag. Câu 16: Để làm sạch mẫu chì bị lẫn kẽm, ngươì ta ngâm mẫu chì này vào một lượng dư dung dịch A. ZnSO4. B. Pb(NO3)2. C. CuCl2. D. Na2CO3. Câu 17: Khi thả một cây đinh sắt sạch vào dung dịch CuSO4 loãng, hiện tượng xảy ra là A. có sủi bọt khí, màu xanh của dung dịch nhạt dần. B. có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch đậm dần. C. có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, dung dịch không đổi màu. D. có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch nhạt dần. Câu 18: Ngâm một lá sắt có khối lượng 20g vào dung dịch bạc nitrat, sau một thời gian phản ứng, nhấc lá kim loại ra làm khô cân nặng 23,2g. Lá kim loại sau phản ứng có A. 18,88g Fe và 4,32g Ag B. 1,880g Fe và 4,32g Ag C. 15,68g Fe và 4,32g Ag D. 18,88g Fe và 3,42g Ag Câu 19: Hoà tan 9 g hợp kim nhôm – magiê vào dung dịch H2SO4 dư thu được 10,08 lít khí H2 (đktc). Thành phần % khối lượng của Al và Mg trong hợp kim lần lượt là A. 50% và 50%. B. 40% và 60%. C. 60% và 40%. D. 39% và 61%. Câu 20: Nước clo có tính tẩy màu vì A. clo tác dụng với nước tạo nên axit HCl có tính tẩy màu. B. clo hấp phụ được màu. C. clo tác dụng nước tạo nên axit HClO có tính tẩy màu. D. khi dẫn khí clo vào nước không xảy ra phản ứng hoá học. Câu 21: Cho dung dịch axit có chứa 7,3 gam HCl tác dụng với MnO2 dư. Thể tích khí clo sinh ra (đktc) là A. 22,4 lít. B. 2,24 lít. C. 11,2 lít. D. 1,12 lít. Câu 22: Nhóm gồm các chất khí đều khử được CuO ở nhiệt độ cao là A. CO, H2. B. Cl2, CO2. C. CO, CO2. D. Cl2, CO. Câu 23: Biết: - Khí X rất độc, không cháy, hoà tan trong nước, nặng hơn không khí và có tính tẩy màu. - Khí Y rất độc, cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh sinh ra chất khí làm đục nước vôi trong. - Khí Z không cháy, nặng hơn không khí, làm đục nước vôi trong. X, Y, Z lần lượt là A. Cl2, CO, CO2. B. Cl2, SO2, CO2. C. SO2, H2, CO2. D. H2, CO, SO2. Câu 24: Trong 1 nhóm, đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì A. tính kim loại và tính phi kim đều giảm dần. B. tính kim loại và tính phi kim đều tăng dần. C. tính kim loại giảm dần đồng thời tính phi kim tăng dần. D. tính kim loại tăng dần đồng thời tính phi kim giảm dần. Câu 25: Cho 38,2 gam hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3 vào dung dịch HCl dư. Dẫn lượng khí sinh ra qua nước vôi trong lấy dư thu được 30 gam kết tủa. Khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp là A. 10 gam và 28,2 gam. B. 11 gam và 27,2 gam. C. 10,6 gam và 27,6 gam D. 12 gam và 26,2 gam. Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn 1,08 gam một kim loại hoá trị III trong khí clo. Sau phản ứng thu được 5,34 gam muối clorua. Kim loại đem đốt cháy là Trang 2/3 - Mã đề thi 02
  3. A. Au. B. Al. C. Fe. D. Ga. Câu 27: Dãy các hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ? A. CH4, C2H6, CO2. B. C6H6, CH4, C2H5OH. C. CH4, C2H2, CO. D. C2H2, C2H6O, CaCO3. Câu 28: Chất có liên kết ba trong phân tử là A. metan. B. etilen. C. axetilen. D. benzen. Câu 29: Người ta đang nghiên cứu để sử dụng nguồn nhiên liệu khi cháy không gây ô nhiễm môi trường là A. CH4. B. H2. C. C4H10. D. CO. Câu 30: Khi đốt hoàn toàn 1 hiđrocacbon X người ta thu được số mol CO2 và số mol H2O bằng nhau. Vậy X là A. CH4. B. C2H6. C. C2H2. D. C3H6. Câu 31: Hoá chất nào sau đây dùng để phân biệt 2 chất CH4 và C2H4? A. Dung dịch brom. B. Dung dịch phenolphtalein. C. Quỳ tím. D. Dung dịch bari clorua. Câu 32: Cho 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí metan và axetilen tác dụng với dung dịch brom dư, lượng brom đã tham gia phản ứng là 5,6 gam. Thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là A. 20%; 80%. B. 30%; 70%. C .40% ; 60%. D. 60%; 40%. Câu 33: Để phân biệt tinh bột và xenlulozơ ta dùng A. quỳ tím. B. iot. C. NaCl. D. glucozơ. Câu 34: Rượu etylic tác dụng được với dãy hóa chất là A. KOH; Na; CH3COOH; O2. B. C2H4; Na; CH3COOH; O2. C. Na; K; CH3COOH; O2. D. Ca(OH)2; K; CH3COOH; O2. Câu 35: Công thức cấu tạo của axit axetic (C2H4O2) là B. CH3 -C=O A. O = CH – O – CH3.  O H C. HO-C-OH  D. CH2 – O – O – CH2. CH 2 Câu 36: Bệnh nhân khi truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch, đó là loại đường nào? A. Sacarozơ. B. Frutozơ. C. Glucozơ D. Mantozơ Câu 37: Có ba lọ không nhãn đựng: rượu etylic, axit axetic, dầu ăn. Có thể phân biệt bằng cách nào sau đây? A. Dùng quỳ tím và nước. B. Khí cacbon đioxit và nước. C. Kim loại natri và nước. D. Phenolphtalein và nước. Câu 38: Cho các chất sau: Zn, Cu, CuO, NaCl, C2H5OH, Ca(OH)2. Số chất tác dụng được với dung dịch axit axetic là A. 3. B. 5. C. 4. D. 6. Câu 39: Khi lên men glucozơ thấy thoát ra 16,8 lít khí cacbonic (đktc). Thể tích rượu (d = 0,8 g/ml) thu được là A. 27,6 ml. B. 86,25 ml. C. 43,125 ml. D. 34,125 ml. Câu 40: Cho 60 gam axit axetic tác dụng với 55,2 gam rượu etylic tạo ra 55 gam etyl axetat. Hiệu suất của phản ứng là A. 65,2 %. B. 56,2%. C. 72,5%. D. 62,5 %. HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 02