Đề thi Ngữ văn 9 (Đề 5) - Trường THCS Đặng Xá

doc 2 trang thienle22 4751
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Ngữ văn 9 (Đề 5) - Trường THCS Đặng Xá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_ngu_van_9_de_5_truong_thcs_dang_xa.doc

Nội dung text: Đề thi Ngữ văn 9 (Đề 5) - Trường THCS Đặng Xá

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM đề thi – NGỮ VĂN 9 TRƯờNGthcs đặng xá Năm học 2019 - 2020 Thời gian: 90 phút Phần I (6 điểm) 1. Về câu thơ cuối bài Đồng chí, nhà thơ Chính Hữu kể rằng: Lúc đầu tôi viết là Đầu súng mảnh trăng treo sau đó bớt đi một chữ. a) Chữ nào trong câu thơ đã được bớt đi ? Hãy chép lại chính xác ba câu cuối bài thơ theo văn bản được học trong SGK Ngữ văn 9, tập một. b) Theo em, việc bớt đi một chữ như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến câu thơ ? 2. Hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu, trong đoạn có sử dụng câu cảm thán (gạch chân dưới câu sử dụng). Mở đầu đoạn văn bằng câu: Ba câu kết thúc bài thơ Đồng chí là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. 3. Đối với người chiến sĩ trăng còn là biểu tượng đẹp của những gì đáng trân trọng trong cuộc sống đời thường. Hãy chép ra những câu thơ thể hiện rõ nhất ý nghĩa biểu tượng đó ở một bài thơ khác trong chương trình văn học 9. Ghi rõ tên tác giả, tên bài thơ. Phần II (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: "Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lại lật đật bỏ lên nhà trên. - Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo ! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả ? Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. Còn phải để cho người khác biết chứ. Ông lão cứ múa tay mà khoe cái tin ấy với mọi người. Ai ai cũng mừng cho ông lão". ("Làng - Kim Lân") Câu 1. Xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng Chợ Dầu vì sao tác giả lại đặt tên truyền ngắn của mình là "Làng" mà không phải là "Làng Chợ Dầu" ? Một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có cách đặt nhan đề như vậy, đó là tác phẩm nào, của ai ? Câu 2. Trong đoạn trích, câu nói của ông Hai đã vi phạm phương châm hội thoại nào ? Phương châm hội thoại nào đã được thể hiện ? Câu 3. Với người nông dân, căn nhà là cả một cơ nghiệp, thế mà nhà văn lại để cho nhân vật ông Hai "cứ múa tay lên mà khoe" tin nhà mình bị Tây đốt với mọi người một cách hả hê sung sướng như vậy. Hành động đó giúp em hiểu gì về nhân vật này ? Câu 4. Tình cảm yêu làng, yêu nước của ông Hai trong đoạn trích trên mang tính truyền thống. Em nghĩ gì về việc tiếp nối truyền thống ấy trong cuộc sống hiện nay ? Hãy nêu suy nghĩ của bản thân bằng một bài văn ngắn khoảng 1 trang giấy thi.