Đề kiểm tra 1 tiết môn Văn học 9 - Trường THCS Ninh Hiệp

docx 6 trang thienle22 3870
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Văn học 9 - Trường THCS Ninh Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_1_tiet_mon_van_hoc_9_truong_thcs_ninh_hiep.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Văn học 9 - Trường THCS Ninh Hiệp

  1. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TRƯỜNG THCS NINH HIỆP Môn Văn học 9 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ LẺ PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng nhất Câu 1: Ai là tác giả bài thơ Nói với con? A.Hữu Thỉnh B.Thanh Hải C. Viễn Phương D.Y Phương Câu 2: Người cha muốn dặn dò con điều gì? A. Biết tự hào về truyền thống quê hương B. Tự tin vững bước trên đường đời C. Sống xứng đáng với quê hương D. Tất cả ý trên Câu 3:Những phẩm chất nào không phải là của “Người đồng mình”? A. Sống vất vả nhưng mạnh mẽ bền bỉ B. Yêu thương và gắn bó với quê hương C. Mộc mạc, giàu chí khí niềm tin D. Thích đi đây đó để hiểu biết khám phá Câu 4:Bài thơ “ Nói với con” có những hình ảnh nào vừa cụ thể vừa giàu chất thơ? A. Vách nhà ken câu hát B. Đá gập ghềnh C. Rừng cho hoa D. Cây cho trái Câu 5:Câu thơ “Con đường cho những tấm lòng” sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Nhân hoá-Ẩn dụ B. Nhân hoá- Hoán dụ C. Nhân hoá-So sánh D. Nhân hoá- Nói quá Câu 6:Qua bài thơ “Nói với con” tác giả muốn thể hiện điều gì? A. Ca ngợi công lao trời bể của cha mẹ đối với con cái B. Ca ngợi sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương C. Ca ngợi lòng biết ơn của con cái với cha mẹ D. Ca ngợi tình yêu đất nước, giữ gìn bản sắc dân tộc Câu 7: Đặc điểm nghệ thuật nào không có trong bài “Nói với con”? A. Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên B. Hình ảnh cụ thể, giàu chất thơ C. Giọng điệu thiết tha, tình cảm D. Nhiều từ Hán việt và từ láy PHẦN 2. TỰ LUẬN (8 điểm) Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải có câu: " Ta làm con chim hót " 1. Chép chính xác 7 câu thơ nối tiếp câu thơ trên. 2. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Hoàn cảnh đó có ý nghĩa như thế nào trong việc bày tỏ cảm xúc của nhà thơ? 3. Em hiểu như nào về nhan đề bài thơ? 4. Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh viết : Từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước, Thanh Hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời. Coi đây là câu mở đoạn, hãy hoàn chỉnh đoạn văn bằng cách viết tiếp phần thân đoạn có độ dài khoảng 12 câu, trong đó có thành phần biệt lập và kết đoạn là một câu hỏi tu từ.
  2. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TRƯỜNG THCS NINH HIỆP Môn Văn học 9 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ CHẴN PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng nhất Câu 1: Bài thơ “Viếng lăng Bác”, tác giả là ai? A.Viễn Phương B. Thanh Hải C. Y Phương D. Hữu Thỉnh Câu 2: Đến lăng Bác, hình ảnh gây ấn tượng mạnh, khơi nguồn cảm xúc cho nhà thơ là gì? A. Hàng tre trong sương B. Bầu trời cao xanh C. Dòng người vào lăng viếng Bác D. Mặt trời trên lăng Câu 3: Cho câu thơ: “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” a) Câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Nói giảm -nói tránh C. Nhân hóa- ẩn dụ B. Nhân hóa- so sánh D. Nhân hóa- hoán dụ b) Câu thơ có mấy hình ảnh ẩn dụ? A.Một B. Hai C.Ba D.Bốn c) Hình ảnh ẩn dụ “hàng tre” trong câu thơ có thể hiểu: A. Là hình ảnh cây tre quanh lăng B. Là hình ảnh quen thuộc ở làng quê Việt Nam C. Là hình ảnh toàn dân đoàn kết bên Bác D. Biểu tượng cho phẩm chất kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam Câu 4: Câu thơ “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi” muốn khẳng định điều gì? A. Trời xanh là vĩnh cửu C. Bác Hồ còn sống mãi mãi như trời xanh B. So sánh Bác với trời xanh bao la D. Tình thương nhớ Bác như trời xanh Câu 5: Hình ảnh ẩn dụ “Mặt trời trong lăng” có ý nghĩa như thế nào? A. So sánh Bác rực rỡ, tỏa sang như mặt trời. B. Ca ngợi công lao của Bác với đất nước ta. C. Khẳng định niềm tin Bác còn sống mãi với non song đất nước. D. Tất cả các ý trên. Câu 6: Những ước nguyện của nhà thơ khi rời lăng? A. Làm con chim, làm đóa hoa, làm giọt sương. C. Làm cây tre, làm đóa hoa, làm giọt sương. B. Làm cây tre, làm làn mây, làm con chim. D. Làm cây tre, làm đóa hoa, làm con chim. PHẦN 2. TỰ LUẬN (8 điểm) Trong bài Chiều sông Thương, nhà thơ Hữu Thỉnh viết những câu thơ thật hay: Nắng thu đang trải đầy Đã trăng non múi bưởi Bên cầu con nghé đợi Cả chiều thu sang sông. 1. Hình ảnh nắng thu gợi cho em liên tưởng đến bài thơ nào của ông mà em đã học ở lớp 9. Hãy chép lại khổ thơ có hình ảnh nắng và nêu tên bài thơ đó. - Em hiểu thế nào về hai câu thơ cuối trong khổ thơ vừa chép? 2. Vẻ đẹp của thiên nhiên với mỗi bài thơ là một niềm riêng được cảm nhận bằng một cách riêng. Hình ảnh “đám mây mùa hạ” trong bài thơ nói đến ở câu 1 được cảm nhận bằng một cách riêng và gửi gắm niềm riêng gì? 3.“Sông được lúc dềnh dàng”, từ “dềnh dàng” là từ tượng hình hay từ tượng thanh? Vì sao? 4.Viết một đoạn văn 10 -12 câu theo cách T - P - H phân tích khổ thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế và thành phần tình thái. (Gạch chân dưới phép thế và thành phần tình thái).
  3. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS NINH HIỆP ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn Văn học 9 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ LẺ PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng được 0.25 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 D D D A C A D D PHẦN 2. TỰ LUẬN Câu 1: Chép chính xác: 0.5đ-mỗi lỗi sai trừ 0.25 Câu 2: Hoàn cảnh- nêu ý nghĩa: 0.5đ Câu 3: Nêu ý nghĩa nhan đề: 2đ Câu 4: Viết đoạn văn : * Hình thức: 1đ - Đủ số câu - Đúng mô hình đoạn văn diễn dịch - Đủ yêu cầu phụ * Nội dung: 4đ - Cách sử dụng đại từ phù hợp - Nhà thơ muốn làm những việc hữu ích dâng hiến cho đời qua những hình ảnh nhỏ bé, giàu ý nghĩa - Khát vọng được hòa nhập, được cống hiến sức sống dù nhỏ bé của mình cho đất nước giản dị, chân thành . - Đây là lời tâm niệm của nhà thơ, sống đẹp, sống có ích, dâng hiến,
  4. ĐỀ CHẴN PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng được 0.25 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3a Câu 3b Câu 3c Câu 4 Câu 5 Câu 7 A A C A D C D D PHẦN 2. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1.( 2đ) - Đó là bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh: 0.5d - Chép chính xác 4 câu thơ: 0.5đ (mỗi lỗi trừ 0.25) - HS chỉ rõ đc hai lớp nghĩa của hai câu thơ cuối: 1đ Câu2. ( 4đ) * Hình thức: - Đoạn văn T.P.H đủ số câu: 0.5đ - Chỉ rõ PT và TPBL TT: 0.5đ * Nội dung: Đảm bảo các ý cơ bản sau: 3đ - Cảm nhận thời tiết (tạo vật) sang thu bằng chiều sâu suy ngẫm (khổ cuối) - Phép đối lập: Nắng vẫn còn nhưng mưa đã vơi dần cho thấy sắc hạ đã nhạt dần và sắc thu đậm nét hơn. - Các từ ngữ “ vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ gợi diễn biến thời tiết mang tính đặc trưng của mưa nắng lúc giao mùa sang thu vừa tả cảnh vừa kín đáo bộc lộ cảm xúc của lòng người và đó cũng chính là sự quan sát tinh tế, tầm hồn nhạy cảm của nhà thơ. - Sấm tuổi: hai tầng ý nghĩa: tả thực và ẩn dụ + Tả thực: Sang thu sấm thưa và nhỏ dần , ko đủ sức lay động hàng cây đã bao mùa thay lá. + Nghệ thuật nhân hóa: bất ngờ, đứng tuổi: là trạng thái của con người. + Hình ảnh ẩn dụ: sấm tượng trưng cho những vang động bất ngờ, những khó khăn chông gai trắc trở của ngoại cảnh, của cuộc đời. Hàng cây đứng tuổi: tượng trưng cho con người từng trải. Con người từng trải sẽ vững vàng hơn trước những thử thách của cuộc đời: sẽ sâu sắc thêm, chín chắn thêm. Mặt khác người ta lại phải khẩn trương hơn, gấp gáp hơn Từ mùa thu thiên nhiên liên tg đến mùa thu của đời người, câu thơ mang ý vị triết lý sâu xa. Câu 3. (1đ) - Cảm nhận bằng một cách riêng: 0.75đ + Đám mây sang thu: NT nhân hóa thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ, gợi hình ảnh đám mây lưu luyến bắc chiếc cầu mỏng như dải lụa treo trên bầu trời, ranh giới nửa nghiêng về mùa hạ, nửa nghiêng về mùa thu + Tác giả mượn hình ảnh không gian để nói về thời gian. - Gửi gắm niềm riêng: 0.25đ : Hình ảnh đám mây cũng chính là tâm trạng của con người trước cuộc đời: Đồng điệu với nhịp sống của thiên nhiên đất trời, chủ động đón nhận sự thay đổi đó là sự cảm nhận tinh tế, cảm xúc say sưa, tâm hồn giao cảm, tình yêu thiên nhiên. Câu 4. ( 1đ) - Dềnh dàng là từ tượng hình- vì gợi ra hình ảnh cụ thể - người đọc có thể hình dung ra hình ảnh dòng sông trôi chậm rãi, thanh thản như đang lắng lại, trầm tư suy ngẫm (phép nhân hóa).
  5. Xây dựng ma trận đề kiểm tra (Đề lẻ) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tên TN Cộng chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TL KQ Nói với HS nhớ HS hiểu con tên tác lời người giả, biện cha muốn pháp dặn dò nghệ con, phát thuật hiện ra chính những ,nội dung phẩm chất của bài của người thơ đồng mình, thấy được biện pháp tu từ trong câu thơ Số câu 3 4 7 số điểm 0.75 1.25 2 Tỉ lệ 7.5% 12.5% 20% Mùa HS thuộc Giải thích Học sinh xuân thơ, nhớ được nhan viết được nho nhỏ được đề bài thơ đoạn văn hoàn thể hiện cảnh khát vọng sang tác của tác giả. và ý Có yêu cầu nghĩa phụ kèm theo Số câu 2 1 1 1 số điểm 1 2 5 8 Tỉ lệ 10% 20% 50% 80% Tổng số 3 2 4 1 1 11 câu Tổng số điểm 0.75 1 1.25 2 5 10 Tỉ lệ 7.5% 10% 12.5% 20% 50% 100%
  6. Ma trận đề kiểm tra (đề chẵn): Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tên TN Cộng chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TL KQ Viếng HS nhớ Hs phát lăng Bác tên tác hiện được giả , ước các biện nguyện pháp nghệ khi rời thuật và ý lăng của nghĩa trong tác giả một số câu thơ Số câu 2 6 8 số điểm 0.5 1.5 2 Tỉ lệ 5% 15% 20% Sang HS thuộc Giải thích Học sinh Thu thơ, nhớ được hai lớp viết được tên tác nghĩa trong 2 đoạn văn phẩm câu thơ cuối thể hiện Hs phát hiện khát vọng được từ loại của tác giả. và nêu ý Có yêu cầu nghĩa phụ kèm theo -Hs cảm nhận được hình ảnh “đám mây mùa hạ” và ý nghĩa Số câu 0.5 1.5 2 4 số điểm 1 2 5 8 Tỉ lệ 10% 20% 50% 80% Tổng số 2 0.5 6 1.5 2 12 câu Tổng số điểm 0.5 1 1.5 2 5 10 Tỉ lệ 5% 10% 15% 20% 50% 100%