Hướng dẫn học môn Ngữ văn 9 - Tuần 21 Tiết 101: Hướng dẫn chuẩn bị cho chương trình địa phương phần tập làm văn

docx 2 trang thienle22 2570
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn học môn Ngữ văn 9 - Tuần 21 Tiết 101: Hướng dẫn chuẩn bị cho chương trình địa phương phần tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxhuong_dan_hoc_mon_ngu_van_9_tuan_21_tiet_101_huong_dan_chuan.docx

Nội dung text: Hướng dẫn học môn Ngữ văn 9 - Tuần 21 Tiết 101: Hướng dẫn chuẩn bị cho chương trình địa phương phần tập làm văn

  1. NGỮ VĂN 9 TUẦN 21 TIẾT 101: HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TẬP LÀM VĂN I, Mục tiêu cần đạt : Qua bài học HS có được: 1. Kiến thức: Cách vận dụng kiến thức về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống - Những sự việc, hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương. 2. Kỹ năng: -Thu thập thông tin về những vấn đề nổi bật, đáng quan tâm của địa phương - Suy nghĩ, đánh giá về nghị luận về một sự việc, hiện tượng thực tế ở địa phương -Làm 1 bài văn trình bày 1 vấn đề mang tính XH nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình 3. Thái độ: Có ý thức góp phần xây dựng quê hương mình II. Yêu cầu: - Sự việc, hiện tượng nào có ý nghĩa ở địa phương: vấn đề môi trường, đời sống nhân dân, những thành tựu mới trong xây dựng, những biểu hiện về sự quan tâm đối với quyền trẻ em, vấn đề giúp đỡ gia đình thương binh liệt sỹ, bà mẹ VN anh hùng, những người có hoàn cảnh khó khăn, vấn đề tệ nạn XH - Hiện tượng, sự việc xấu cần phê phán, nhắc nhở hoặc lên án: Vứt rác bừa bãi, tệ hút thuốc lá, cờ bạc, trò chơi điện tử => Các em chọn bàn về 1 sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với địa phương mình đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ) - Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống, phải tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích sự việc, hiện tượng đó để tìm ý, lập dàn bài, viết bài và sửa chữa sau khi viết. - Nội dung: trình bày rõ sự việc (hiện tượng): các biểu hiện, phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ ý kiến, nhận định. -Hình thức: Bố cục mạch lạc; có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động GV: Bài viết của các em phải có dẫn chứng cụ thể. - Đưa ra những nhận định đúng đắn, khách quan - Bày tỏ được thái độ (Tán thành hoặc phản đối) phải xuất phát từ lập trường tiến bộ của xã hội, không vì lợi ích cá nhân. - Viết bài nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống theo đúng yêu cầu. * Lưu ý: Tuyệt đối không được nêu tên người, tên cơ quan, đơn vị cụ thể, có thật, vì như vậy phạm vi tập làm văn đã trở thành một phạm vi khác. HS nào vi phạm sẽ bị phê bình. III. Hướng dẫn lập dàn ý ĐỀ BÀI: Hãy nêu ý kiến của em về 1 sự việc, hiện tượng nào đó của địa phương. Dàn bài chung: MB: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề TB: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định KB: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên
  2. * Lưu ý phần TB: - Trình bày hiện tượng - Nguyên nhân - Phân tích lợi – hại - Giải pháp - Liên hệ bản thân IV. Thời gian nộp bài Hoàn chỉnh bài tập, nộp sau 4 tuần nữa