Đề thi kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân (Có đáp án)

docx 8 trang Thủy Hạnh 14/12/2023 1160
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề thi kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II - KHỐI: 4 NĂM HỌC: 2019-2020 MÔN: TIẾNG VIỆT Số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng câu, Mạch kiến thức kĩ năng số TN TN TN TN TN TL TL TL TL TL điểm KQ KQ KQ KQ KQ Đọc hiểu văn bản: - Xác định được hình ảnh, Số 2 1 2 3 2 nhân vật, chi tiết có ý nghĩa câu trong bài đọc. - Hiểu nội dung của đoạn, bài Câu 1,2 đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài. số 4 5,6 ,3 - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc. Số - Nhận xét được hình ảnh, điểm 1,5 0,5 2,0 2,0 2,0 nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế. Kiến thức tiếng Việt: Số 2 1 1 2 2 - Nhận biết và xác định định câu được động từ trong câu văn. Câu -xác định được kiểu câu : Ai số 7,8 9 10 ,làm gì ? Xác định phần chính và thành phần phụ Số trong câu : Trạng ngữ ,chủ 1,0 1,0 1 1,0 1,0 điểm ngữ ,vị ngữ . Số 3 1 2 2 1 6 4 câu Câu 1,2 Tổng 4 5,6 7,8 9 1 6 4 số ,3 Số 1,5 0,5 2,0 1,0 1,0 1,0 3 4 điểm 1
  2. Thứ ngày tháng năm 2020 Trường TH Nguyễn Viết Xuân ĐỀ THI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Họ và tênHS: Năm học: 2019 – 2020 Lớp: 4A MÔN: Tiếng Việt - LỚP 4 Điểm Lời nhận xét của giáo viên. Đ. đọc Đ. viết Đ. chung A/KIỂM TRA ĐỌC: . I. Đọc thành tiếng.( 3 điểm) II. Kiểm tra đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt.( 7 điểm) Đọc thầm bài “ Tình bạn”khoanh vào đáp án hoặc viết lại câu trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau: TÌNH BẠN Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả. Mùa thu, khu rừng thơm phức hương quả chín. Ở trên một cây cao chót vót, Thỏ reo lên sung sướng: - Ồ chùm quả vàng mọng kia, ngon quá! Thấy chùm quả vắt vẻo cao tít, Sóc vội vàng ngăn bạn: - Cậu đừng lấy, nguy hiểm lắm. Nhưng Thỏ đã men ra. Nó cố với. Trượt chân, Thỏ ngã nhào. Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ còn tay kia kịp với được vào một cành cây nhỏ nên cả hai chỉ bị treo lơ lửng trên không chứ không bị rơi xuống khe núi đầy đá nhọn. Cái cành cây cong gập hẳn lại. Sóc vẫn cố sức giữ chặt áo Thỏ. Tiếng răng rắc trên cành cây kêu to hơn. - Cậu bỏ tớ ra đi kẻo cậu cũng bị rơi theo đấy. Thỏ nói với Sóc rồi khóc òa. - Tớ không bỏ cậu đâu. Sóc cương quyết. Bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy nghe tiếng kêu cứu chạy tới. Bác rướn mình đưa chiếc vòi dài đỡ được cả hai xuống an toàn. Bác âu yếm khen: - Các cháu có một tình bạn thật đẹp. (Theo Hà Mạnh Hùng) Câu 1. Vào thời gian nào Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả? ( 0,5 điểm ) a.Vào mùa thu. b.Vào mùa xuân . c.Vào mùa đông. d.Vào mùa hạ . Câu 2.Khi Thỏ bị trượt chân ngã, Sóc đã làm gì? ( 0,5 điểm ) a. Vội vàng ngăn Thỏ. b. Túm lấy áo Thỏ . c Để thỏ rơi xuống núi . d. Để mặc kệ Thỏ. 2
  3. Câu 3. Thỏ đã nói với Sóc như thế nào khi mình gặp nạn? ( 0,5 điểm ) a. Tiếng răng rắc trên cành cây càng kêu to hơn. b. Cậu bỏ tớ ra đi kẻo cậu cũng bị rơi theo đấy. c. Cái cây cong hẳn lại sắp gãy rồi. d.Nhờ bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy chạy tới cứu giúp. Câu 4. Việc làm nói trên của Sóc thể hiện điều gì ? ( 0,5 điểm ) a. Sóc là người bạn rất khỏe. b. Sóc là người thật thà và dũng cảm. c. Sóc là người bạn chăm chỉ và siêng năng. d. Sóc là người sẵn sàng quên bản thân mình để cứu bạn. Câu 5 . Bác Voi khen ngợi Sóc và Thỏ như thế nào? (1 điểm ) . Câu 6. Nội dung câu chuyện trên nói lên điều gì? (1 điểm ) Câu 7. Câu văn “ Sóc nhanh nhẹn túm được áo thỏ". Có mấy từ đơn? .( 0,5 điểm ) a. Có 3 từ đơn. b. Có 4 từ đơn. c. Có 5 từ đơn. d. Có 6 từ đơn. Câu 8. Câu văn “ Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả ” thuộc kiểu câu nào sau đây? .( 0,5 điểm ) a. Ai, làm gì b. Ai, là gì ? c. Ai, thế nào ? d. Không thuộc kiểu câu nào . Câu 9. Tìm động từ trong câu văn sau: (1 điểm ) "Bác rướn mình đưa chiếc vòi dài đỡ được cả hai xuống an toàn " Câu 10. Xác định trạng ngữ ,chủ ngữ ,vị ngữ trong câu sau : (1 điểm ) “ Mùa thu, khu rừng thơm phức hương quả chín ” 3
  4. II/ Kiểm tra viết (10 điểm) 1. Chính tả (Nghe- viết): (2 điểm) Bãi ngô Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. Những lá ngô rộng dài, trổ ra mạnh mẽ, nõn nà. Trên ngọn, một thứ búp như kết bằng nhung và phấn vươn lên. Những đàn bướm trắng, bướm vàng bay đến, thoáng đỗ rồi bay đi. Núp trong cuống lá, những búp ngô non nhú lên và lớn dần. Mình có nhiều khía vàng vàng và những sợi tơ hung hung bọc trong làn áo mỏng óng ánh. NGUYÊN HỒNG 2. Tập làm văn: (8 điểm) Đề bài: Tả một loại cây mà em yêu thích. 4
  5. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) Đáp án: Câu 1: (0,5 điểm): Ý a Câu 2: (0,5 điểm): Ý b Câu 3: (0,5 điểm): Ý b Câu 4: (0,5 điểm): Ý d Câu 5: (1 điểm) Đáp án: Các cháu có một tình bạn thật đẹp. Câu 6: (1 điểm) (Giáo viên chấm tùy theo mức độ trả lời của học sinh) Câu 7: (0,5 điểm): Ý c Câu 8: (0,5 điểm): Ý a Câu 9: (1 điểm) động từ : rướn , đưa , đỡ, được ,xuống . Câu 10: (1 điểm) “ Mùa thu,/ khu rừng /thơm phức hương quả chín ” Trạng ngữ : Mùa thu . Chủ ngữ :Khu rừng. Vị ngữ :thơm phức hương quả chín . II/ KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả: (2 điểm) - Thời gian kiểm tra khoảng 15 phút. - Tốc độ đạt yêu cầu trung bình khoảng 90 chữ / 15 phút; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp, viết hoa đúng yêu cầu. (5 điểm) - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi, mỗi một lỗi trừ 0,25 điểm). II. Tập làm văn: (8 điểm) Thời gian kiểm tra khoảng 25 phút. Phần mở bài (1 điểm) Phần thân bài:( 6 điểm) + Chữ viết, chính tả (1 điểm): - Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch, không mắc quá 5 lỗi. ( Mỗi lỗi trừ 0,25 điểm). + Dùng từ, đặt câu (2 điểm): - Dùng từ chính xác, viết câu đúng ngữ pháp, có hình ảnh so sánh và nhân hóa. Kết bài ( 1 điểm) + Sáng tạo ( 1 điểm): 5
  6. - Bài viết tự nhiên, có ý tưởng độc đáo, sáng tạo, không dập khuôn theo văn mẫu( 1 điểm) - Các mức điểm khác tùy mức độ sai sót giáo viên ghi điểm cho phù hợp. Phê duyệt của BGH Cư Bao , ngày 2 tháng 5 năm 2019 Giáo viên ra đề Phan Thị Soa 6
  7. A. Kiểm tra đọc: I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) Các em sạch và ngoan thật! Đầu năm 1967, Bác Hồ về thăm tỉnh Thái Bình. Các em thiếu nhi xóm Dân Chủ hát vang bài “Giải phóng miền Nam” đón Bác. Bác hỏi: Các cháu có ngoan không? -Thưa Bác có ạ! Các cháu cùng trả lời. - Các cháu có vâng lời cha mẹ không? -Thưa Bác có ạ! -Các cháu ăn ở có sạch sẽ không? -Thưa Bác có ạ! -Chìa tay cho Bác xem nào? Những bàn tay xinh xắn, chìa ra trước mặt cho Bác xem. Bác gật đầu hài lòng lắm vì thấy cuộc sống của các cháu nhỏ ở nông thôn đã thay đổi dần với cuộc sống của dân làng. Các em sạch và ngoan thật. Bác Hồ lấy kẹo chia cho các cháu rồi lại tiếp tục đi. ( THEO : Kể chuyện đạo đức Bác Hồ ) Cô Giáo Của Em Trông cô cũng giống mọi người Mà cô biết nhiều lắm đấy! Tất cả chỉ là tờ giấy Cô gấp thành hoa, thành chim Những tiếng nói thường của em Cô hát thành ra bài hát Cô múa mềm như là nước Chỉ bằng bước chân bàn tay Em nóng, cô cởi áo ngay Rét, cô đắp chăn kín ngực (Cô biết cả em nóng, lạnh 7
  8. Mà em có nói ra đâu) (trích) XUÂN QUỲNH DỀ MÈN PHIÊU LƯU KÍ Ấy là vào đầu mùa hè một năm kia. Buổi sáng tôi đang đứng ngoài cửa gặm mấy ngọn cỏ non ăn điểm tâm. Bỗng đằng cuối bãi tiến lại hai cậu bé con, tay cầm que, tay xách cái ống bơ nước. Thấy bóng người, tôi vội lẩn xuống cỏ, chui nhanh về hang. Bỗng chốc tôi nghe tiếng chân bước thình thịch loạn trên đầu. Và ríu rít những tiếng nói, tiếng gọi . (Trích chương II ) TÔ HOÀI Cho Tôi Xin Một Vé Ði Tuổi Thơ Ra chơi có lẽ là điều tuyệt vời nhất mà người lớn có thể nghĩ ra cho trẻ con. Ra chơi có nghĩa là những lời vàng ngọc của thầy cô tuột khỏi trí nhớ nhanh như gió, hết sức trơn tru. Ra chơi có nghĩa là được tháo cũi sổ lồng (tất nhiên sau đó phải bấm bụng chui vào lại), là được tha hồ hít thở không khí tự do. (Trích Chương 1) NGUYỄN NHẬT ÁNH 8