Đề thi học kì I môn Vật lý Lớp 6 - Đề dự bị - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I môn Vật lý Lớp 6 - Đề dự bị - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_i_mon_vat_ly_lop_6_de_du_bi_nam_hoc_2018_2019.docx
Nội dung text: Đề thi học kì I môn Vật lý Lớp 6 - Đề dự bị - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NHÓM VẬT LÝ 6 MÔN: VẬT LÝ 6 Mã đề 601 Thời gian: 45 phút Đề chính thức Năm học: 2018- 2019 Ngày kiểm tra: 11/12/2018 I. Trắc nghiệm (5 điểm) Tô vào đáp án đúng trong phiếu trả lời trắc nghiệm. Câu 1. Gió đã thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào trong số các lực sau: A. Lực nâng. B. Lực hút. C. Lực kéo. D. Lực đẩy. Câu 2. Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực? A. Đọc một trang sách. B. Xách một xô nước. C. Nâng một tấm gỗ. D. Đẩy một chiếc xe. Câu 3: Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động. A. Quả bóng được đá thì lăn trên sân. B. Một vật được tay kéo trên mặt bàn nằm ngang. C. Một vật được thả thì rơi xuống. D. Một vật được ném thì bay lên cao. Câu 4. Trọng lực có chiều: A. Từ trái sang phải. B. Từ phải sang trái. C. Từ dưới lên trên. D. Từ trên xuống dưới. Câu 5: Đặc điểm của lực đàn hồi A.Lực đàn hồi không phụ thuộc độ biến dạng B. Lực đàn hồi tăng khi độ biến dạng giảm. C.Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi giảm D.Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng Câu 6: Những vật nào sau đây là vật có tính chất đàn hồi? A. Một cục đất sét. B. Một tờ giấy. C. Một quả bóng bàn. D. Một sợi dây chun. Câu 7.Treo 1 vật nặng có trọng lượng 3N thì lò xo xoắn giãn ra 2 cm. Để lò xo giãn 5 cm thì phải treo vật có trọng lượng bao nhiêu? A. 8N B. 12,5N C. 6N D. 7,5N Câu 8. Cặp lực nào dưới đây là hai lực cân bằng ? A. Lực mà hai em bé cùng đẩy vào hai bên của một cánh cửa, làm cánh cửa quay. B. Lực của một lực sĩ đang nâng quả tạ lên trên cao và trọng lực tác dụng lên quả tạ. C. Lực một người đang kéo dãn một dây lò xo và lực mà dây lò xo kéo lại tay người. D. Lực của vật nặng được treo vào dây tác dụng lên dây và lực của dây tác dụng lên vật. Câu 9. Lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu một lò xo bút bi lại. Nhận xét về tác dụng của ngón tay lên lò xo và của lò xo lên ngón tay. A. Lực mà ngón cái tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón cái là hai lực cân bằng. B. Lực mà ngón trỏ tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón trỏ là hai lực cân bằng. C. Lực mà hai ngón tay tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng. D. Các câu trả lời A, B, C đều đúng. Câu 10. Hai bạn An và Bình cùng đưa thùng hàng lên sàn ô tô (An đứng dưới đất còn Bình đứng trên thùng xe). Nhận xét nào về lực tác dụng của An và Bình lên thùng hàng sau đây là đúng? A. An đẩy, Bình kéo B. An kéo, Bình đẩy
- C. An và bình cùng đẩy D. An và Bình cùng kéo. Câu 11. Đơn vị của lực là gì? A. Kilôgam (kg) C. Niutơn (N) B. Niutơn trên mét khối (N/m3) D. Kilôgam trên mét khối (kg/m3) Câu 12. Một quả cân có khối lượng 500g thì trọng lượng của nó bằng bao nhiêu ? A. 500N B. 50N C. 5N D. 5000N Câu 13. Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật? A.d = V.D B. d = P.V C. d = 10D D. P = 10.m Câu 14. Đơn vị khối lượng riêng là gì? A. N/m B.N/ m3 C.kg/ m2 D. kg/ m3 Câu 15: Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để làm công việc nào dưới đây ? A. Kéo cờ lên đỉnh cột cờ. B. Đưa thùng hàng lên xe ô tô. C. Đưa thùng nước từ dưới giếng lên. D. Đưa vật liệu xây dựng lên các tầng cao theo phương thẳng đứng. Câu 16. Để kéo trực tiếp 1 bao ximăng có trọng lượng 500N người ta dùng lực nào trong các lực sau? A.F = 50N B. F = 500N C. 50N < F < 500N D. F < 50N Câu 17. Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ nào không phải là máy cơ đơn giản? A. Búa nhổ đinh B. Cái cầu trượt. C. Kéo cắt giấy. D. Con dao thái. Câu 18. Đường đèo qua núi là ví dụ về máy cơ đơn giản nào? A. Mặt phẳng nghiêng B. Đòn bẩy C. Mặt phẳng nghiêng phối hợp với đòn bẩy D. Không thể là ví dụ về máy cơ đơn giản. Câu 19. Cầu thang xoắn là ví dụ về: A. Mặt phẳng nghiêng B. Đòn bẩy C. Ròng rọc D. Mặt phẳng nghiêng phối hợp với ròng rọc Câu 20. Để đưa các thùng đựng dầu lên xe tải, một người đã lần lượt dùng 4 tấm ván làm mặt phẳng nghiêng. Hỏi tấm ván nào dài nhất? Biết với 4 tấm ván này người đó đã đẩy thùng dầu với các lực nhỏ nhất tương ứng là: F1=1000N; F2 = 200N; F3 = 500N; F4=1200N. A. Tấm ván 1 C. Tấm ván 3 B. Tấm ván 2 D. Tấm ván 4 II/.Tự luận (5 điểm) Bài 1(2,5 điểm) Một can chứa 0,002 m3 dầu ăn, biết khối lượng riêng của dầu ăn là 800 kg/m3. 3 a/ Số 800 kg/m cho biết điều gì? b/ Tính khối lượng dầu ăn có trong can. c/ Tính trọng lượng riêng của dầu ăn. Bài 2(2,5 điểm) Một công nhân muốn đưa một thùng phuy có khối lượng 100kg từ mặt đất lên sàn xe ô tô, nhưng người công nhân đó chỉ có thể kéo được một lực tối đa là 600N. a/ Tính trọng lượng của thùng phi? b/ Người công nhân đó có thể kéo trực tiếp vật đó lên được không? Tại sao? c/ Muốn kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng một lực có cường độ ít nhất bằng bao nhiêu? Hết.
- TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ NHÓM VẬT LÍ 6 MÔN: VẬT LÍ 6 Mã đề 601 Năm học: 2018- 2019 Đề chính thức I/ TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Mỗi câu đúng 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D A C D D D D B C A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C C D D B B D A A B II/ TỰ LUẬN (5 điểm) Bài 1 ( 2,5 điểm) a/ Nghĩa là 1m3 dầu ăn có khối lượng là 800kg (1 đ) b/ m= D.V= 800.0,002=1,6 kg (1đ) c/ d = 10D = 8000N/m3 (0,5đ) (Thiếu trả lời, công thức, đơn vị mỗi ý trừ 0,25 đ) Bài 2 (2,5 điểm) a/ P= 10m = 10.100 = 1000N (1 đ) b/ Không thể kéo trực tiếp vật lên (0,5đ) Vì Lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật (0,5 đ) c/ Fk = 1000N (0,5 đ)
- TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NHÓM VẬT LÝ 6 MÔN: VẬT LÝ 6 NĂM HỌC 2018- 2019 I/ MỤC TIÊU 1/Kiến thức: Học sinh nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng. -Nêu được cách xác định khối lượng riêng và trọng lượng riêng của một chất. -Hiểu được trọng lực là gì? Các yếu tố của trọng lực. Vận dụng được công thức P=10m. - Biết được tác dụng của các máy cơ đơn giản. -Vân dụng được công thức D= m/V và d = P/V để giải các bài tập đơn giản. 2/Kỹ năng: Giải bài tập, tính toán. 3/ Thái độ: Nghiêm túc, trung thực trong giờ làm bài thi. II/ MA TRẬN ĐỀ Chủ đề Nhân biết Thông hiểu Vận dụng Vận Tổng 35% 35% 25% dụng TN TL TN TL TN TL cao 5% 1/Tác dụng của lực. 4 1 6 1 12 Hai lực cân bằng. Trọng lực.Lực đàn hồi 1,0đ 0,5đ 1,5đ 0,25đ 3,25 đ 2/Lực kế- phép đo 1 1 lực Trọng lượng và khối lượng 1,0đ 1,0 đ 3/Khối lượng riêng, 1 2 2 5 trọng lượng riêng. 1,0đ 0,5đ 1,5đ 3,0đ 4/Máy cơ đơn giản 4 1 2 1 8 1,0đ 1,0đ 0,5đ 0,25 2,75đ Tổng 8 2 6 2 4 2 2 26 2,0đ 1,5đ 1,5đ 2,0đ 1,0đ 1,5đ 0,5đ 10,0đ Ngọc thụy, ngày tháng 12 năm 2018 Giáo viên ra đề Duyệt đề TCCM BGH duyệt Nguyễn Thị Thịnh Vũ Thị Lựu Cung Lan Hương
- TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NHÓM VẬT LÝ 6 MÔN: VẬT LÝ 6 Mã đề 602 Thời gian: 45 phút Đề chính thức Năm học: 2018- 2019 Ngày kiểm tra: 11/12/2018 I. Trắc nghiệm (5 điểm) Tô vào đáp án đúng trong phiếu trả lời trắc nghiệm. Câu 1. Trọng lực có chiều: A. Từ trái sang phải. B. Từ phải sang trái. C. Từ dưới lên trên. D. Từ trên xuống dưới. Câu 2. Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ nào không phải là máy cơ đơn giản? A. Búa nhổ đinh B. Cái cầu trượt. C. Kéo cắt giấy. D. Con dao thái. Câu 3: Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động. A. Quả bóng được đá thì lăn trên sân. B. Một vật được tay kéo trên mặt bàn nằm ngang. C. Một vật được thả thì rơi xuống. D. Một vật được ném thì bay lên cao. Câu 4. Gió đã thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào trong số các lực sau: A. Lực nâng. B. Lực hút. C. Lực kéo. D. Lực đẩy. Câu 5: Đặc điểm của lực đàn hồi A.Lực đàn hồi không phụ thuộc độ biến dạng B. Lực đàn hồi tăng khi độ biến dạng giảm. C.Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi giảm D.Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng Câu 6: Những vật nào sau đây là vật có tính chất đàn hồi? A. Một cục đất sét. B. Một tờ giấy. C. Một quả bóng bàn. D. Một sợi dây chun. Câu 7.Treo 1 vật nặng có trọng lượng 3N thì lò xo xoắn giãn ra 2 cm. Để lò xo giãn 5 cm thì phải treo vật có trọng lượng bao nhiêu? A. 8N B. 12,5N C. 6N D. 7,5N Câu 8. Cặp lực nào dưới đây là hai lực cân bằng ? A. Lực mà hai em bé cùng đẩy vào hai bên của một cánh cửa, làm cánh cửa quay. B. Lực của một lực sĩ đang nâng quả tạ lên trên cao và trọng lực tác dụng lên quả tạ. C. Lực một người đang kéo dãn một dây lò xo và lực mà dây lò xo kéo lại tay người. D. Lực của vật nặng được treo vào dây tác dụng lên dây và lực của dây tác dụng lên vật. Câu 9. Lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu một lò xo bút bi lại. Nhận xét về tác dụng của ngón tay lên lò xo và của lò xo lên ngón tay. A. Lực mà ngón cái tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón cái là hai lực cân bằng. B. Lực mà ngón trỏ tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón trỏ là hai lực cân bằng. C. Lực mà hai ngón tay tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng. D. Các câu trả lời A, B, C đều đúng. Câu 10. Hai bạn An và Bình cùng đưa thùng hàng lên sàn ô tô (An đứng dưới đất còn Bình đứng trên thùng xe). Nhận xét nào về lực tác dụng của An và Bình lên thùng hàng sau đây là đúng? A. An đẩy, Bình kéo B. An kéo, Bình đẩy C. An và bình cùng đẩy D. An và Bình cùng kéo. Câu 11. Đơn vị của lực là gì?
- A. Kilôgam (kg) C. Niutơn (N) B. Niutơn trên mét khối (N/m3) D. Kilôgam trên mét khối (kg/m3) Câu 12. Một quả cân có khối lượng 500g thì trọng lượng của nó bằng bao nhiêu ? A. 500N B. 50N C. 5N D. 5000N Câu 13. Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật? A.d = V.D B. d = P.V C. d = 10D D. P = 10.m Câu 14. Đơn vị khối lượng riêng là gì? A. N/m B.N/ m3 C.kg/ m2 D. kg/ m3 Câu 15: Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để làm công việc nào dưới đây ? A. Kéo cờ lên đỉnh cột cờ. B. Đưa thùng hàng lên xe ô tô. C. Đưa thùng nước từ dưới giếng lên. D. Đưa vật liệu xây dựng lên các tầng cao theo phương thẳng đứng. Câu 16. Để kéo trực tiếp 1 bao ximăng có trọng lượng 500N người ta dùng lực nào trong các lực sau? A.F = 50N B. F = 500N C. 50N < F < 500N D. F < 50N Câu 17. Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực? A. Đọc một trang sách. B. Xách một xô nước. C. Nâng một tấm gỗ. D. Đẩy một chiếc xe. Câu 18. Đường đèo qua núi là ví dụ về máy cơ đơn giản nào? A. Mặt phẳng nghiêng B. Đòn bẩy C. Mặt phẳng nghiêng phối hợp với đòn bẩy D. Không thể là ví dụ về máy cơ đơn giản. Câu 19. Cầu thang xoắn là ví dụ về: A. Mặt phẳng nghiêng B. Đòn bẩy C. Ròng rọc D. Mặt phẳng nghiêng phối hợp với ròng rọc Câu 20. Để đưa các thùng đựng dầu lên xe tải, một người đã lần lượt dùng 4 tấm ván làm mặt phẳng nghiêng. Hỏi tấm ván nào dài nhất? Biết với 4 tấm ván này người đó đã đẩy thùng dầu với các lực nhỏ nhất tương ứng là: F1=1000N; F2 = 200N; F3 = 500N; F4=1200N. A. Tấm ván 1 C. Tấm ván 3 B. Tấm ván 2 D. Tấm ván 4 II/.Tự luận (5 điểm) Bài 1(2,5 điểm) Một can chứa 0,005 m3 dầu ăn, biết khối lượng riêng của dầu ăn là 800 kg/m3. 3 a/ Số 800 kg/m cho biết điều gì? b/ Tính khối lượng dầu ăn có trong can. c/ Tính trọng lượng riêng của dầu ăn. Bài 2(2,5 điểm) Một công nhân muốn đưa một thùng phuy có khối lượng 120kg từ mặt đất lên sàn xe ô tô, nhưng người công nhân đó chỉ có thể kéo được một lực tối đa là 600N. a/ Tính trọng lượng của thùng phi? b/ Người công nhân đó có thể kéo trực tiếp vật đó lên được không? Tại sao? c/ Muốn kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng một lực có cường độ ít nhất bằng bao nhiêu? Hết.
- TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ NHÓM VẬT LÍ 6 MÔN: VẬT LÍ 6 Mã đề 602 Năm học: 2018- 2019 Đề chính thức I/ TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Mỗi câu đúng 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D D C D D D D B C A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C C D D B B A A A B II/ TỰ LUẬN (5 điểm) Bài 1( 2,5 điểm) a/ Nghĩa là 1m3 dầu ăn có khối lượng là 800kg (1 đ) b/ m= D.V= 800.0,005=4 kg (1đ) c/ d = 10D = 8000N/m3 (0,5đ) (Thiếu trả lời, công thức, đơn vị mỗi ý trừ 0,25 đ) Bài 2(2,5 điểm) a/ P= 10m = 10.120 = 1200N (1 đ) b/ Không thể kéo trực tiếp vật lên (0,5đ) Vì Lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật (0,5 đ) c/ Fk = 1200N (0,5 đ)