Đề ôn tập số 6 môn Ngữ văn khối 9

pdf 1 trang thienle22 5880
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập số 6 môn Ngữ văn khối 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_on_tap_so_6_mon_ngu_van_khoi_9.pdf

Nội dung text: Đề ôn tập số 6 môn Ngữ văn khối 9

  1. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA ĐỀ ÔN TẬP SỐ 6 NHÓM VĂN 9 MÔN : NGỮ VĂN KHỐI 9 NĂM HỌC 2019-2020 Phần I. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu ở phía dưới. “Từ hồi về thành phố quen ánh điện, cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường” (Trích SGK Ngữ văn 9, Tập một) Câu 1. Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Câu 2. Giải nghĩa từ “người dưng”. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ: “vầng trăng đi qua ngõ/ như người dưng qua đường”. Câu 3. Vì sao đối với nhà thơ, vầng trăng đã từng là tri kỉ nhưng bây giờ trăng lại trở thành người dưng? Câu 4. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp nêu cảm nhận của em về tình cảm của nhà thơ với vầng trăng được thể hiện qua khổ thơ trên. Đoạn văn có sử dụng cách dẫn trực tiếp và một câu cảm thán (gạch chân chú thích rõ cách dẫn trực tiếp và câu cảm thán đó). Phần II. Đọc kĩ đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi: “Nguyễn Hiền nhà rất nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa. Việc chính là quét lá và dọn dẹp vệ sinh. Nhưng cậu rất thông minh và ham hoc. Những buổi thầy giảng kinh, cậu đều nép bên cửa lắng nghe, rồi chỗ nào chưa hiểu, cậu hỏi thầy giảng thêm. Thấy Nguyễn Hiền thông minh, mau hiểu, thầy dạy cho cậu học chữ. Không có giấy, Nguyễn Hiền lấy lá để viết chữ, rồi lấy que tre xâu thành từng xâu ghim xuống đất. Mỗi ghim là một bài. Một hôm Nguyễn Hiền xin thầy cho đi thi. Thầy ngạc nhiên bảo: - Con đã học tập được bao nhiêu mà dám thi thố với thiên hạ? - Con xin thi thử xem sức học của mình đến đâu. Năm ấy, Nguyễn Hiền đã đỗ Trạng nguyên. Vua Trần cho Nguyễn Hiền còn nhỏ quá, mới 12 tuổi, nên không bổ dụng. Một thời gian sau, vua có việc tiếp sứ giả nước ngoài, cho gọi Nguyễn Hiền về triều. Nguyễn Hiền bảo: - Đón Trạng nguyên mà không có võng lọng sao? Ông về tâu với vua xin cho đầy đủ nghi thức. - Vua đành cho các quan mang võng lọng rước quan Trạng tí hon về kinh.” (Theo Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2018) Câu 1. Chỉ ra và nêu tác dụng của một thành phần biệt lập có trong những câu văn in đậm. Câu 2. Có ý kiến cho rằng Nguyễn Hiền thi đậu Trạng nguyên là vì bản thân cậu vốn rất thông minh. Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao? Câu 3. Dựa vào đoạn văn bản của đề bài và hiểu biết bản thân, em hãy viết một đoạn văn nghị luận có độ dài khoảng 2/3 trang giấy thi triển khai rõ chủ đề sau: Tự học là một yếu tố quan trọng giúp chúng ta thành công. .HẾT