Kiểm tra Thơ và Truyện hiện đại - Ngữ Văn 9

doc 4 trang thienle22 3740
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra Thơ và Truyện hiện đại - Ngữ Văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_tho_va_truyen_hien_dai_ngu_van_9.doc

Nội dung text: Kiểm tra Thơ và Truyện hiện đại - Ngữ Văn 9

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI TRƯỜNG THCS LỆ CHI NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC 2018 - 2019 Thời gian làm bài: 45 phút A/ MA TRẬN ĐỀ: Mức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Cộng độ/Chủ đề cao I. VB Lặng - Tác giả, - Nghệ lẽ Sa Pa tác phẩ thuật, nội dung Số câu- 5 3 8 số điểm 1.25 0.75 2 tỉ lệ % 12.5% 0.75% 20% II. VB - Văn bản - Nghệ - Viết đoạn - Liên hệ Đồng chí thuật cảm thụ tác phẩm văn bản cùng chủ đề Số câu- 1 1 1 1 4 số điểm 1 1.5 4.5 1 8 tỉ lệ % 10% 15% 45% 10% 80% Tổng 6 2 1 1 12 2.25 2.25 4.5 1 10 22.5% 22.5% 45% 10% 100%
  2. UBND HUYỆN GIA LÂM KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI TRƯỜNG THCS LỆ CHI NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC 2018 - 2019 Thời gian làm bài: 45 phút Phần I (2 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới bằng cách lựa chọn đáp án đúng nhất: “Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một- hòa nhé”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc”. (Lặng lẽ Sa Pa) Câu 1: Tác giả của đoạn văn là ai? A. Kim Lân B. Nguyễn Quang Sáng C. Nguyễn Thành Long D. Nam Cao Câu 2: Văn bản là kết quả chuyến đi thực tế của tác giả ở đâu? A. Lào Cai B. Yên Bái C. Sơn La D. Cao Bằng Câu 3: Văn bản được in trong tập truyện nào? A. Giữa trong xanh B. Trời mỗi ngày lại sáng C. Từ chiến hào đến thành phố D. Hương cây- Bếp lửa Câu 4: Đoạn trích trên là lời của nhân vật nào? A. Anh thanh niên B. Ông họa sĩ C. Cô kĩ sư D. Bác lái xe Câu 5: Đoạn trích là lời nhân vật nói với ai? A. Anh thanh niên B. Ông họa sĩ C. Cô kĩ sư D. Bác lái xe Câu 6: “Đây” nhân vật nói tới là đâu? A. Đỉnh Phan-xi-păng B. Đỉnh Yên Sơn C. Yên Bái D. Sơn La Câu 7: Trong câu “Thế là một- hòa nhé” dấu ngoặc kép được dùng vói công dụng gì? A. Đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt B. Đánh dấu lời kể lại C. Đánh dấu lời giải thích D. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp Câu 8: Đoạn trích toát lên phẩm chất gì nổi bật của nhân vật A. Khiêm tốn B. Yêu công việc C. Yêu gia đình D. Mến khách
  3. Phần II (8 điểm): Mở đầu bài thơ Đồng chí, nhà thơ Chính Hữu viết: “Quê hương anh nước mặn đồng chua” (Ngữ văn 9- tập 1) Câu 1 (1 điểm): Em hãy chép đúng 6 câu thơ tiếp để hoàn thành khổ thơ. Câu 2 (1.5 điểm): Một bạn đã chép câu thơ thứ 3 là: “Anh với tôi hai người xa lạ”. Câu thơ bị chép sai từ nào? Việc chép sai đó có ảnh hưởng tới giá trị biểu cảm của câu thơ không? Câu 3 (4.5 điểm): Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo cách diễn dịch phân tích khổ thơ vừa chép. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu bị động. Câu 4 (1 điểm): Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, có một bài thơ cũng viết rất hay về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ. Đó là bài thơ nào? Của ai? Hết
  4. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM, HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN 1: Mỗi đáp án đúng cho 0.25 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A A A B A D B PHẦN II: 8 điểm Câu Yêu cầu Điểm 1 (1đ) Chép đúng 6 câu thơ tiếp 1đ 2 (1.5đ) - Chép sai từ hai (đôi) 0.5đ - Chép sai như vậy có ảnh hưởng đến cảm xúc 0.5đ của câu thơ. Vì ; + Từ đôi : danh từ chỉ 1 đơn vị diễn tả sự gắn bó khăng khít, keo sơn của tình đồng chí, đồng đội. + Từ hai : số từ chỉ 2 đơn vị thể hiện sự riêng lẻ, kém phần gắn bó. 3 (4.5đ) - Trình bày dưới hình thức đoạn văn diễn dịch 0.5đ với dung lượng khoảng 10-12 câu. - Phân tích giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ 3.5đ thuật của đoạn thơ: + Phép đối: quê hương anh- làng tôi=> Chung hoàn cảnh xuất thân nghèo khó. + Điệp: Súng bên súng, đầu sát bên đầu=> Chung nhiệm vụ, chung lí tưởng. + Sử dụng từ ngữ giàu giá trị biểu cảm: tri kỉ=> Chia sẻ những gian khổ trong cuộc đời người lính. => Cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội. - Bình luận câu thơ thứ 7 0.5đ - Sử dụng đúng câu ghép chỉ rõ. 4 (1đ) - Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến 1đ Duật).