Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Dương Hà

docx 3 trang thienle22 5091
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Dương Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9_truong_thcs_duong_ha.docx
  • docxĐề 2.docx
  • docxMA TRẬN (3).docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Dương Hà

  1. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 TRƯỜNG THCS DƯƠNG HÀ NĂM HỌC 2018-2019 Đề 1 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian chép đề) PHẦN I: (4,5 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau: Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một thứ ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, và chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người chúng ta gặp, làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. Những người nghệ sĩ lớn đem tới được cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn. (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ) Câu 1: Tìm và phân tích cấu tạo của câu ghép có trong đoạn văn trên. Câu 2: Theo em, tại sao mỗi tác phẩm lớn lại rọi được “vào bên trong chúng ta một thứ ánh sáng riêng”? Câu 3: Trong cuộc sống hiện đại, một bộ phận không nhỏ giới trẻ có phần hờ hững với việc đọc, tìm hiểu và khám phá vẻ đẹp của các tác phẩm văn chương mà thay vào đó họ tìm đến các trang báo mạng, có khi đoc các loại sách ít giá trị: truyện tranh, tiểu thuyết ngôn tình Hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên? PHẦN II: (5,5 điểm) Là khúc giao mùa nhẹ nhàng thơ mộng, “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã góp một tiếng thơ đằm thắm về mùa thu quê hương bằng một cách rất riêng. Câu 1: Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời bài thơ. Tại sao tác giả lại đặt tên nhan đề bài thơ là “ Sang thu” mà không phải là “ Thu sang”? Câu 2: Hãy chỉ ra một biện pháp tu từ được thi nhân sử dụng trong khổ thứ hai của bài thơ . Câu 3: Có ý kiến cho rằng : Đến khổ thứ hai của bài thơ, với những cảm nhận tinh tế của thi nhân, bức tranh sang thu đã hiện ra rõ ràng hơn. Hãy viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu theo dạng T-P-H để làm sáng tỏ nhận xét trên. Trong đoạn có sử dụng một câu hỏi tu từ và một thành phần cảm thán - chỉ rõ. HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
  2. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS DƯƠNG HÀ Môn: Ngữ văn 9 - Năm học: 2018-2019 Thời gian làm bài: 90 phút Đề 1 PHẦN I ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 Tìm và phân tích đúng cấu tạo của câu ghép trong đoạn văn: Mỗi tác phẩm lớn/ như rọi vào bên trong chúng ta một thứ ánh CN VN sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy/ bấy giờ biến CN 1 thành của ta, và chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sống, mọi con VN người chúng ta gặp, làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. Câu 2 HS có thể có cách lí giải riêng, song cần đảm bảo thái độ tích cực 1,5 khi đưa ra ý kiến. Các tác phẩm lớn soi rọi được vào bên trong chúng ta một thứ ánh sáng riêng là bởi vì: + Nó chứa đựng trong đó những giá trị tinh thần cao đẹp, vì thế nó có khả năng thức tỉnh và cảm hóa con người. + Bằng cách thức và phương tiện đặc biệt, nó tác động đến nhận thức và để lại trong tâm hồn chúng ta một thứ ánh sáng kì diệu. + Ánh sáng riêng đó là những tình cảm mới mẻ được nảy nở từ những vẻ đẹp trong các tác phẩm văn chương có giá trị, để từ đó chiếu sáng cho tâm hồn HS phải đảm bảo những yêu cầu về: Câu 3 - Nội dung: HS nhận thức đúng về việc đọc, đặc biệt là đọc các tác 1.5 phẩm văn chương, nêu vai trò của việc đọc, tìm hiểu vẻ đẹp của các tác phẩm văn chương, chỉ ra thực trạng văn hóa đọc của giới trẻ ngày nay, từ đó rút ra bài học cũng như có những liên hệ cần thiết - Hình thức: là một đoạn văn nghị luận, có sự kết hợp với các 0.5 phương thức biểu đạt, diễn đạt sinh động, độ dài theo quy định, * Lưu ý: Khuyến khích HS có suy nghĩ riêng, tuy nhiên phải lí giải hợp lí, thuyết phục. Phần rút ra bài học cần chân thành. Không cho điểm đoạn có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực. Nếu đoạn quá dài hoặc quá ngắn hoặc nhiều đoạn trừ 0,5 điểm. PHẦN II - Hoàn cảnh sáng tác: viết năm 1977 in trong tập thơ Từ chiến hào 0.5 đến thành phố. Câu 1 - Vì Thu sang khiến người đọc nhận thấy cảnh vật thiên nhiên đã 0.25 chuyển hẳn sang mùa thu không còn dấu hiệu của mùa hạ nên không thể hiện được hết cảm xúc , ý tưởng của tác giả - Còn với nhan đề Sang thu, thi nhân sử dụng nghệ thuật đảo ngữ
  3. nhấn mạnh vào động từ sang khiến người đọc thấy được cảnh vật 0.25 thiên nhiên đang chuyển dần sang thu nhưng đất trời thiên nhiên như còn đang vương vấn với mùa hạ - Như vậy đặt tên Sang thu gợi được cảm giác chuyển mùa từ hạ 0.25 sang thu mỗi lúc một rõ dần - Cũng từ nhan đề ấy, tác giả gửi gắm một triết lí: ở độ tuổi sang thu, con người thường điềm tĩnh, vững vàng hơn trước những biến 0.25 cố, những bất thường của cuộc sống. Câu 2 Học sinh chỉ đúng được một biện pháp tu từ 0.5 Câu 3 -Hình thức: đúng dạng đoạn T-P-H, đủ số câu 0.5 Sử dụng đúng câu hỏi tu từ, thành phần cảm thán ( có chú thích rõ 0.5 ràng ) - Nội dung: + Khai thác các tín hiệu nghệ thuật ( thủ pháp đối, biện phấp tu 2,5 từ nhân hóa, hình ảnh thơ giàu tính tạo hình, giàu liên tưởng ) để làm rõ những cảm nhận tinh tế của thi nhân trước những tín hiệu thu sang ở không gian cao, rộng, rõ ràng hơn: thu của thiên nhiên , tạo vật với hình ảnh dòng sông lững lờ trôi + Cảm nhận về sự sang thu của thiên nhiên , tạo vật với hình ảnh những cánh chim vội vã bay đi tìm nơi tránh rét nhưng đó chỉ là cái vội vã mới chớm + Cảm nhận về sự sang thu của thiên nhiên , tạo vật với hình ảnh giàu tính tạo hình gợi liên tưởng đẹp ; đám mây mùa hạ đang vắt nửa mình sang thu ->Qua đó thể hiện những cảm nhận tinh tế và tình yêu thiên nhiên tha thiết của thi nhân - Lưu ý: - HS có cách diễn đạt khác mà đảm bảo đủ ý thì vẫn cho điểm. - Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần, lẻ đến 0,25, không làm tròn số.