Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Đặng Xá

doc 3 trang thienle22 3720
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Đặng Xá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_9_truong_thcs_dang_xa.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Đặng Xá

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM đề KIỂM TRA giữa HỌC Kè II TRƯờNG thcs đặng xá MễN: NGỮ VĂN 9 Năm học 2015 - 2016 Thời gian: 90 phút Phần I: (5 điểm) Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Mở đầu tác phẩm của mình, một nhà thơ viết: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” (Trích: Ngữ văn 9) Câu 1: Chép chính xác 3 câu thơ nối tiếp câu thơ trên. Câu 2: Những câu thơ trên được trích trong tác phẩm nào?Hãy giới thiệu đôi nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Câu 3:Từ những câu đã dẫn kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm xúc trong bài thơ được biểu hiện theo trình tự nào?Sự thật là Người đã đi xa nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ “thăm” và cụm từ “giấc ngủ bình yên”? Câu 4: Khổ thơ thứ nhất của bài thơ là những cảm xúc bồi hồi, xao xuyến của nhà thơ khi đến lăng Bác. Hãy viết đoạn văn(khoảng 10- 12 câu)theo phương pháp lập luận quy nạp để làm sáng tỏ nhận định trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu hỏi tu từ và thành phần khởi ngữ. Câu 5: Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có văn bản viết về hình ảnh cây tre Hãy chỉ ra tên và tác giả của văn bản đó? Phần II: (5 điểm) Đọc đoạn trích:“Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra chuyện ấy làm gì. Chao ôi!” Trích “Làng”- Kim Lân Câu 1: Có ý kiến cho rằng câu nói của ông Hai ở trước đoạn văn này “Hà, nắng gớm, về nào ” là lời độc thoại và câu nói “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này” cũng là lời độc thoại. ý kiến ấy đúng không? Tại sao? Điểm khác biệt giữa hai lời thoại của ông Hai vừa nêu trên. Câu 2: Chỉ ra ý nghĩa của dấu “ ” sau câu văn “Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu ”. Xét về mặt cấu tạo câu văn “Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra” thuộc kiểu câu gì? Câu 3: Chỉ ra và giải nghĩa thành ngữ (nếu có) trong đoạn trích trên. Câu 4: Đoạn trích diễn tả tâm trạng của ông Hai khi nào? Hãy nêu cảm nhận của em về tâm trạng của ông Hai qua đoạn trích trên trong khoảng nửa trang giấy thi? Câu 5:Từ những tình cảm của ông Hai, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay đối với đất nước. ––––––––––––––––––––––––
  2. Gợi ý đáp án, biểu điểm chấm môn Ngữ văn đề thi thử vòng 2- năm học 2014- 2015 Phần 1(5đ) Câu (0,5đ): Chép đúng 3 câu thơ: Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát ÔI ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão tấp mưa sa đứng thẳng hàng. Câu 2(0.75đ): -Tên tác phẩm:Viếng lăng Bác (0,25đ) -Tác giả, hoàn cảnh sáng tác: (0,25) +Viễn Phương(1928) tên thật là Phan Thanh Viễn. + Quê: An Giang. +Là một trong những cây bút có mặt sớm nhất trong lực lượng Văn nghệ giảI phóng miền Nam thời chống Mỹ cứu nước. +Hoàn cảnh sáng tác: 1976, khi đất nước vừa thống nhất, lăng Chủ tịch vừa được khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc và vào lăng viếng Bác. Câu 3(0,5đ): -Cảm xúc trong bài thơ theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác.(0,25) -Tác giả dùng từ “thăm”, “giấc ngủ bình yên” là cách nói giảm tránh nỗi đau Bác đã mất. (0,25) Câu 4:(3đ): a. Nội dung(2đ):Hoàn thành đoạn văn: * Nêu những cảm xúc: - Mở đầu bài thơ là câu thơ như một lời thông báo gợi tâm trạng xúc động của một người từ miền Nam sau bao năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác”Con ở miền Bác”. + Cách dùng đại từ “con”:gần gũi, thân thiết, ấm áp tình thân. +Cách nói giảm, nói tránh: từ”thăm” thay cho “viếng”-> giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát. - Hình ảnh hàng tre mang tính chất tượng trưng, giàu ý nghĩa liên tưởng: + Hình ảnh thân thuộc của làng quê, đất nước Việt Nam, trở thành biểu tượng. + Hàng tre xanh xanh Việt Nam là ẩn dụ đẹp, biểu tượng của tâm hồn thanh cao, sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc: xanh xanh Việt Nam/ Bão táp “Ôi”: từ cảm thán, biểu thị niềm xúc động, tự hào trước hình ảnh hàng tre. * Kết đoạn: đoạn thơ diễn tả xúc động niềm thành kính, cảm xúc bồi hồi, xao xuyến của nhà thơ khi đứng thước lăng Bác. b. Hình thức: đúng kiểu đoạn văn(0.5đ) c.Yêu cầu Tiếng Việt(0.5đ)
  3. Câu 5(0.5đ):Chỉ ra: Cây tre Việt Nam – Thép Mới Hoặc: Tre Việt Nam- Nguyễn Duy Phần 2(5đ): Câu 1(0.75): -Hai câu đều là lời độc thoại(0.25) . -Điểm khác biệt gữa hai lời thoại(0.5): + Câu 1: nhân vật nói với chính mình . + Câu 2: nói với người trong tưởng tượng Câu 2:(0.5đ) -Dờu( ) thể hiện nỗi nghẹn ngào của ông Hai. -Câu văn”Nhìn lũ con ”thuộc kiểu câu đơn. Câu 3(0.5đ) -Thành ngữ:”Không có lửa làm sao có khói”(0.25đ) -GiảI nghĩa(0.25đ):+có lửa cháy lên mới thấy có khói(nghĩa đen) + Sự khẳng định nguyên nhân hay tính xác thực của một sự việc, hiện tượng(nghĩa chuyển). Câu 3(2,25đ): -Đoạn trích diễn tả tâm trạng ông Haisau khi từ chỗ nghe tin dữ trở về(0.25đ). -Cảm nhận(2đ): + Đau khổ , tủi nhục của một người dân làng Việt gian. +Thương con,căm giận và nguyền rủa người làng mình. +Niềm tin, nỗi nghi ngờ cứ giằng xé trong lòng-> tuyệt vọng PhảI yêu làng tha thiết ông Hai mới có tâm trạng như vậy.  người đọc không khỏi cảm phục trước tình cảm và danh dự của ông Hai về làng. Câu 4(1đ):Hs nêu được khoảng 4y trở lên - Biết lấy họ làm tấm gương. - Có y thức trong việc góp phần xây dựng đất nước - Không ngừng học tập. - Nâng cao trách nhiệm của bản thân