Đề ôn tập số 5 môn Ngữ văn khối 9
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập số 5 môn Ngữ văn khối 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_on_tap_so_5_mon_ngu_van_khoi_9.pdf
Nội dung text: Đề ôn tập số 5 môn Ngữ văn khối 9
- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA ĐỀ ÔN TẬP SỐ 5 NHÓM VĂN 9 MÔN : NGỮ VĂN KHỐI 9 NĂM HỌC 2019-2020 Phần I. Bày tỏ tình cảm với người bà kính yêu, trong bài thơ “Bếp lửa”, tác giả Bằng Việt xúc động viết: Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa Tu hú kêu trên những cánh đồng xa Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế ” Câu 1. Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo và cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Câu 2. Câu cuối của đoạn thơ em vừa chép thực hiện hành động nói nào? Nêu cách thực hiện hành động nói đó. Câu 3. Theo em, tiếng chim tu hú xuất hiện trong đoạn thơ có ý nghĩa như thế nào đối với người cháu? Trong chương trình Ngữ văn THCS có một bài thơ cũng gợi về âm thanh tiếng chim tu hú. Đó là bài thơ nào? Ghi rõ tên tác giả của bài thơ. Câu 4. Viết một đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ vừa chép (bao gồm cả những câu thơ đã cho). Em hãy gạch chân và chú thích một câu bị động, một khởi ngữ. Phần II. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: “Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá. Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết. Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại. Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ. Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cãi, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp” (Thời gian là vàng, Phương Liên, Ngữ văn 9, tập hai) Câu 1. Văn bản trên nghị luận về vấn đề gì? Cách lập luận trong văn bản có sức thuyết phục như thế nào? Câu 2. Nêu tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng trong văn bản. Câu 3. Từ văn bản trên kết hợp với hiểu biết của bản thân, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ về ý kiến: Hiện nay, nếu mỗi học sinh lớp 9 biết tận dụng thời gian thì sau này họ sẽ làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. HẾT