Bài tập Ngữ Văn lớp 9C (Lần 3)

docx 3 trang thienle22 4611
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Ngữ Văn lớp 9C (Lần 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_ngu_van_lop_9c_lan_3.docx

Nội dung text: Bài tập Ngữ Văn lớp 9C (Lần 3)

  1. Bài tập Ngữ Văn lớp 9C (Lần 3) (Từ ngày 23/3 đến 29/3) I. Kiến thức cơ bản : 1. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ ” –Thanh Hải - Học thuộc và chép lại chính xác - Giới thiệu vài nét về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ - Nêu mạch cảm xúc và bố cục - Nêu ý nghĩa nhan đề - Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật. 2. Bài thơ “Viếng lăng Bác ” –Viễn Phương - Học thuộc và chép lại chính xác - Giới thiệu vài nét về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ - Nêu mạch cảm xúc và bố cục - Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật. II. Bài tập 1. Trình bày sơ đồ tư duy (chi tiết ) của hai bài thơ trên. 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong các khổ thơ sau: a. "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
  2. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ." b. ”Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao” 3. Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ ”, nhà thơ Thanh Hải viết : “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng .” a. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng ở hai câu thơ đầu và nêu tác dụng. b. Chỉ ra và gọi tên một thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn. c. Ở khổ thứ tư của bài thơ có những hình ảnh thơ được lặp lại từ đoạn thơ này. Đó là những hình ảnh nào? Hãy trình bày ngắn gọn ý nghĩa sự trở lại của những hình ảnh đó . d. Dựa vào đoạn thơ trên , hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách tổng phân hợp để làm rõ những cảm xúc của Thanh Hải về vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đất trời.Trong đoạn có sử dụng phép nối và thành phần khởi ngữ .(Gạch chân phép nối và thành phần khởi ngữ ).
  3. e.Từ bài thơ, với những hiểu biết xã hội, hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của mỗi cá nhân –đặc biệt là thế hệ trẻ đối với cuộc sống . 4. Mở đầu bài thơ “Viếng lăng Bác”, Viễn Phương viết : “ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bátt ngát ” Và cuối bài thơ là: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.” a. Hãy giải thích nghĩa của từ “trung hiếu” trong khổ thơ cuối. b. Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh hàng tre bát ngát ở câu thơ thứ hai (Đã thấy trong sương hàng tre bát ngátt) và cây tre trung hiếu ở câu cuối (Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này) của bài thơ. c. Dựa vào khổ cuối bài thơ, em hãy viết một đoạn văn nghị luận từ 8 đến 10 câu theo cách lập luận tổng hợp-phân tích -tổng hợp để làm rõ tâm trạng lưu luyến của nhà thơ đối với Bác. Trong đoạn có sử dụng phép thế và câu cảm thán (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép thế và câu cảm thán). Lưu ý : Hs làm vào vở mới