Đề kiểm tra Tiếng Việt 9 – Kì I (Tiết 74 theo PPCT)

doc 7 trang thienle22 3960
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Tiếng Việt 9 – Kì I (Tiết 74 theo PPCT)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_tieng_viet_9_ki_i_tiet_74_theo_ppct.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Tiếng Việt 9 – Kì I (Tiết 74 theo PPCT)

  1. ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 9 – KÌ I NĂM HỌC 2018- 2019 A.Ma trận Các cấp độ nhận thức Chủ đề Vận dụng Cộng Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1 Nhớ Các phương nội châm hội dung thoại các phương châm hội thoại Câu C1 Số câu:1 Điểm (1.0) Sốđiểm:1.0 = 10% Chủ đề 2 Hiểu Vận Cách dẫn đặc dụng trực tiếp và điểm đặt câu cách dẫn của sử gián tiếp dẫn dụng trực dẫn tiếp trực và tiếp dẫn gián tiếp Câu C1 C1 Số câu: 1 Điểm (1,0) (1,0) Số điểm: 2.0 = 20 % Chủ đề 3 Nhớ Hiểu Hiểu Viết Sâu sắc, Từ vựng khái đặc ý đoạn tinh tế niệm điểm nghĩa văn trong biệt của của đảm cảm thụ, ngữ xã nói biện bảo sáng tạo hội, quá, pháp hình trong hoán nghĩa tu từ thức, diễn đạt dụ của từ đúng chủ đề Câu C2,4 C 3,5 C2 C2 C2 Số câu: 5 Điểm (0.5) (0.5) (2.0) (2.0) (2.0) Số điểm: 7 = 70 % Tổng số câu 3 4 2 7 Tổngsốđiểm 1.5 3,5 5,0 10
  2. Tỉ lệ % 15 35 50 100
  3. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA NĂM HỌC 2018 -2019 TRƯỜNG THCS LỆ CHI Môn: Ngữ văn Tiết 74 theo PPCT) Đề 1 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần trắc nghiệm (2điểm): Câu 1. Thành ngữ nào dưới đây vi phạm phương châm về lượng trong hội thoại ? A. Dây cà ra dây muống. B. Nói nhăng nói cuội. C. Ông nói gà , bà nói vịt. D. Ăn ốc nói mò. Câu 2: Thành ngữ nào dưới đây vi phạm phương châm về chất trong hội thoại ? A. Dây cà ra dây muống B. Khua môi múa mép C. Nói có sách, mách có chứng D. Ông nói gà , bà nói vịt. Câu 3: Từ láy nào sau đây , từ láy nào có nghĩa giảm so với nghĩa của từ gốc ? A. Sạch sành sanh. B. Sát sàn sạt. C. Thăm thẳm. D. Trăng trắng. Câu 4: Thế nào là cách dẫn trực tiếp? A. Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có sự điều chỉnh thích hợp. B. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó trong dấu ngoặc kép. C. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó trong dấu ngoặc đơn. D. Thay đổi toàn bộ nội dung và hình thức diễn đạt trong lời nói của một người hoặc một nhân vật. Câu 5 Trong các từ “xuân” sau đây ( Truyện Kiều - Nguyễn Du), từ nào mang nghĩa chuyển? A.Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân. C. Làn thu thủy nét xuân sơn. B. Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. D. Ngày xuân con én đưa thoi. Câu 6: Câu thơ : Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính trong bài thơ “ Đồng chí “ sử dụng biện pháp tu từ gì ? A: Ẩn dụ và nhân hóa B: So sánh và nhân hóa C: Ẩn dụ và so sánh D: Nói giảm , nói tránh Câu 7: Hoán dụ là gọi tên sự vật, sự việc, hiện tượng này bằng tên sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng qua đó làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 8: Lời dặn của bà trong bài thơ Bếp lửa “ Bố ở chiến khu bố còn việc bố Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên” So sánh sự việc sảy ra với lời dặn của bà em thấy phương châm hội thọai nào không được tuân thủ? A Phương châm về lượng B Phương châm về chất C Phương châm quan hệ, D Phương châm lịch sự Phần tự luận (8điểm): Câu 1 (4 điểm): a.Tìm lời dẫn trong đoạn trích sau. Cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp. Cháu bỗng dưng tự hỏi : Cái nhớ xe, nhớ người ấy thực ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói : “Đấy, bác cũng chẳng “ thèm” người là gì?”. b. Đặt 2 câu để dẫn câu sau theo cách dẫn trực tiếp : Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
  4. Câu 2 ( 4 điểm) Nguyễn Du đã có những câu thơ khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp như sau: “Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.” (Trích Truyện Kiều) Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 – 12 câu, nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một câu bị động. (Gạch chân và chú thích rõ)
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần trắc nghiệm (2điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐA A B D B A A A B Phần tự luận (8điểm) Câu 1 (4điểm) a. Mức tối đa (4.0 điểm) : * Về phương diện nội dung - Câu a, HS chỉ ra được: + Cái nhớ xe, nhớ người thực ra là cái gì vậy ? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng là dẫn gián tiếp. (1 điểm) + “ Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì ?” là dẫn trực tiếp.(1 điểm). -Câu b, HS dẫn câu đã cho theo lối trực tiếp đúng : 1 điểm/1 câu Câu 2: (4 điểm) Học sinh có nhiều cách diễn đạt để hoàn thành đoạn văn nhưng cần biết triển khai lí lẽ và dẫn chứng hợp lí: * Về nội dung: 3 đ - Hình ảnh ẩn dụ “con én đưa thoi” + “thiều quang” → Hình ảnh khái quát về khung cảnh thiên nhiên trong buổi sáng mùa xuân. - Bức tranh tuyệt mĩ: + Hình ảnh “cỏ non”, “chân trời”, “bông hoa lê” đã mở ra một cảnh tượng khoáng đạt. + Màu sắc của cỏ non xanh, bông hoa lê trắng là sự kết hợp hài hòa tuyệt diệu + NT đảo ngữ “trắng điểm” làm cho cảnh vật trở nên sinh động → Tâm hồn con người hồn nhiên, nhạy cảm, tha thiết với thiên nhiên.  Ngòi bút tài hoa, giàu chất tạo hình, ngôn ngữ biểu cảm, gợi nhiều hơn tả đã tạo nên bức tranh tuyệt mĩ. * Về hình thức: - Đạt yêu cầu về số câu và kiểu đoạn văn diễn dịch. 0,5 đ - Có sử dụng một câu ghép và thành phần biệt lập phụ chú (Nếu không chú thích rõ ràng thì không cho điểm) 0,5 đ
  6. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA NĂM HỌC 2018 -2019 TRƯỜNG THCS LỆ CHI Môn: Ngữ văn Tiết 74 theo PPCT) Đề 2 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần trắc nghiệm (2điểm): Câu 1: Câu nói “ Thế nào rồi cũng xong.” của lão Hạc ( Lão Hạc- Nam Cao) đã vi phạm phương châm hội thoại nào ? A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Phương châm về quan hệ D. Phương châm cách thức Câu 2: Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần chú ý đến yếu tố nào ? A. Người giao tiếp B. Lời nói của người đối thoại C. Đặc điểm của tình huống giao tiếp D. Không cần chú ý đến yếu tố nào Câu 3: Trong những tổ hợp từ sau , tổ hợp từ nào là thành ngữ ? A. Gần mực thì đen , gần đèn thì rạng B. Uống nước nhớ nguồn C. Đánh trống bỏ dùi D. Thương người như thể thương thân Câu 4: Từ láy nào sau đây , từ láy nào có nghĩa giảm so với nghĩa của từ gốc ? A. Sạch sành sanh B. Sát sàn sạt C. Thăm thẳm D. Trăng trắng Câu 5: Từ “ lá” trong câu “Công viên là lá phổi của thành phố.”thuộc hiện tượng từ nào ? A. Từ đồng nghĩa B Từ trái nghĩa C. Từ nhiều nghĩa D. Từ đồng âm Câu 6: Từ "ăn" trong dòng nào là nghĩa gốc? A. Tàu ăn than. B. Tôi ăn cơm. C. Chị ấy ăn ảnh. D. Họ làm việc ăn ý. Câu 7: Từ “vô”, “mầy” trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thuộc lớp từ nào? A. Từ toàn dân. B. Từ ngữ địa phương. Câu 8: Câu văn : “Này , bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không ?”chứa thành phần biệt lập nào ? A. Gọi đáp B. Cảm thán C. Phụ chú D. Tình thái Phần tự luận (8điểm): Cho đoạn văn sau: ‘’ Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó là trẻ con làng Việt gian đấy? Chúng nó bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu Ông lão nắm chặt tay lại mà rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này ” (Trích “Làng” - Kim Lân) 1. Tìm lời dẫn trong đoạn trích sau. Cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp. 2. Chỉ ra các câu nghi vấn trong đoạn trích trên. Việc sử dụng kiểu câu ấy đã góp phần tạo nên ngôn ngữ nhân vật độc đáo thế nào? 4. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp, làm rõ tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc. Trong đoạn có sử dụng một thành phần biệt lập và phép nối. (Gạch chân và chú thích rõ) HƯỚNG DẪN CHẤM Phần trắc nghiệm (2điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐA D C C D C B B A
  7. Phần tự luận (8điểm) 1. Tìm lời dẫn trong đoạn trích : Chúng nó là trẻ con làng Việt gian đấy? Chúng nó bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu 1 đ Đó là lời dẫn gián tiếp. 1đ 2- Câu nghi vấn: 2 câu: 1 đ Góp phần tạo nên ngôn ngữ độc đáo của nhân vật: Tạo nên ngôn ngữ độc thoại nội tâm, bên cạnh ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại, góp phần thể hiện chiều sâu tâm trạng của nhân vật ông Hai. 1 đ 3: 4đ - HT: Đủ số câu và hình thức đoạn: 0,5đ - Câu cảm thán và phép nối : 1đ - ND: + Tâm trạng sững sờ (dc): 0,5đ + Tâm trạng đau đớn, tủi hổ (dc): 0,5đ + Tâm trạng tuyệt vọng và bế tắc (dc): 0,5đ + Nghệ thuật: Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, đôc thoại nội tâm, câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc: 1 đ