Đề ôn tập số 3 môn Ngữ văn khối 9

pdf 1 trang thienle22 3650
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập số 3 môn Ngữ văn khối 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_on_tap_so_3_mon_ngu_van_khoi_9.pdf

Nội dung text: Đề ôn tập số 3 môn Ngữ văn khối 9

  1. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA ĐỀ ÔN TẬP SỐ 3 NHÓM VĂN 9 MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 9 NĂM HỌC 2019-2020 PHẦN I. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: NHỮNG HẠT ĐẬU CỦA MẸ Chuyện kể rằng, có một chàng trai nọ không thể lo được cho mẹ già, anh cảm thấy bà như một gánh nặng thực sự khi mỗi ngày phải chăm lo cho từng miếng cơm, cốc nước, bà đã già và cũng không còn làm được gì để có thêm thu nhập nữa, nên anh chợt nghĩ có lẽ sẽ tiết kiệm được thời gian và một khoản chi phí nếu như có thể mang bà vào núi. Rồi chàng trai quyết định làm vậy. Tối đến, anh nói với mẹ rằng anh muốn đưa bà đi dạo. Anh cõng bà trên lưng của mình và đưa bà đi theo con đường núi, anh cứ thế đi mãi, đi mãi, đi xa hơn đoạn đường mà họ đã từng đi trước đây, anh muốn chắc chắn rằng bà sẽ không thể trở về nhà được nữa. Bất chợt, chàng trai phát hiện mẹ mình đang đánh dấu đường bằng những hạt đậu khô. Trong cơn tức giận, anh lớn tiếng hỏi: “Mẹ! Mẹ đang làm gì thế?”. Bà mẹ nhẹ nhàng trả lời: “Con trai ngốc, mẹ sợ con sẽ bị lạc nếu không nhớ đường về nhà!” Nghe xong câu nói đó, chàng trai chỉ biết quỳ xuống chân mẹ mà khóc (Nguồn Internet – Hạt giống tâm hồn) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. Em hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong văn bản trên. Câu 3. Tại sao người mẹ lại bí mật rải những hạt đậu khô trên đường đi? Chi tiết đó cho em suy nghĩ gì về tình cảm của người mẹ với người con trai? Câu 4. Từ văn bản trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về điều đó bằng đoạn văn 2/3 trang giấy. PHẦN II. Cho khổ thơ sau: Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. (“Ánh trăng” - Nguyễn Duy) Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Hoàn cảnh ấy có ảnh hưởng như thế nào tới chủ đề của bài thơ? Câu 2. Ở phần trước của bài thơ khi nhắc tới vầng trăng, tác giả đã viết “vầng trăng tròn”; trong phần này của bài thơ, một lần nữa nhà thơ lại viết “tròn vành vạnh”. Theo em, việc lặp lại hình ảnh này có ý nghĩa gì? Câu 3. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu theo hình thức quy nạp để nêu cảm nhận về khổ thơ trên, trong đoạn có sử dụng phép thế và phép lặp (chỉ rõ). HẾT .