Đề kiểm tra giữa kì I môn Vật lí - Lớp 8 - Đề 1

pdf 4 trang thienle22 4430
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Vật lí - Lớp 8 - Đề 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_vat_li_lop_8_de_1.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Vật lí - Lớp 8 - Đề 1

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ Môn: Vật lí - Lớp 8 Đề số 1 Năm học: 2020 - 2021 Thời gian làm bài: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM (8 điểm) Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian gọi là: A. chuyển động cơ học. B. đứng yên. C. quán tính. D. vận tốc. Câu 2. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của vận tốc? A. m/s. B. km/h. C. kg/m3. D. m/phút. Câu 3. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Tốc độ cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động. B. Tốc độ được xác định bằng quãng đường đi được trong thời gian vật chuyển động. C. Đơn vị thường dùng của vận tốc là m/s và km/h. D. Tốc kế là dụng cụ đo độ dài quãng đường. Câu 4. Thế nào là chuyển động không đều? A. Là chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian. B. Là chuyển động có vận tốc không đổi. C. Là chuyển động có vận tốc như nhau trên mọi quãng đường. D. Là chuyển động có vận tốc không thay đổi theo thời gian. Câu 5. Vận tốc của một ô tô là 36 km/h. Điều đó cho biết gì ? A. Ô tô chuyển động được 36 km. B. Ô tô chuyển động trong 1 giờ. C. Trong mỗi giờ ô tô đi được 36 km. D. Ô tô đi 1km trong 36 giờ. Câu 6. Chuyển động của đầu van xe đạp so với vật mốc là trục bánh xe khi xe chuyển động thẳng trên đường là chuyển động: A. thẳng. B. tròn. C. cong. D. phức tạp, là sự kết hợp giữa chuyển động thẳng và chuyển động tròn. Câu 7. Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều? A. Chuyển động của điểm trên cánh quạt đang quay ổn định. B. Quãng đường vật đi được tăng theo thời gian. C. Xe lửa đang vào nhà ga. D. Chiếc xe đang chạy xuống dốc. Câu 8. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì: A. Quãng đường vật đi được trong những khoảng thời gian khác nhau là khác nhau. B. Một vật có thể đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác. C. Vận tốc của vật so với các vật mốc khác nhau là khác nhau. D. Dạng quỹ đạo chuyển động của vật phụ thuộc vào vật chọn làm mốc. Câu 9. Công thức tính vận tốc trung bình trên quãng đường gồm 2 đoạn s1 và s2 là: ! ! ! !! ! !! A. � = !. B. � = !. C. � = ! ! . D. � = ! !. !! !! !!!!! ! Câu 10. Quan sát một đoàn tàu đang chạy vào ga, trong các câu mô tả sau đây, câu mô tả nào là sai? A. Đoàn tàu đang chuyển động so với nhà ga. B. Đoàn tàu đang đứng yên so với người lái tàu. C. Đoàn tàu đang chuyển động so với hành khách đang ngồi trên tàu. 1
  2. D. Đoàn tàu đang chuyển động so với hành khách đang đứng dưới sân ga. Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Cùng một quãng đường, vật nào đi với thời gian nhiều hơn thì có vận tốc lớn hơn. B. Cùng một thời gian, vật nào đi được quãng đường ngắn hơn thì có vận tốc lớn hơn. C. Cùng một thời gian, vật nào đi được quãng đường dài hơn thì có vận tốc lớn hơn. D. Vật nào chuyển động được lâu hơn thì có vận tốc lớn hơn. Câu 12. Một học sinh vô địch trong giải điền kinh ở nội dung chạy cự li 1000m với thời gian là 2 phút 5 giây. Vận tốc của học sinh đó là? A. 40 m/s. B. 8 m/s. C. 4,88 m/s. D. 120 m/s. Câu 13. Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn? A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe. B. Ma sát giữa các viên bi với trục của bánh xe. C. Ma sát khi dùng xe kéo một khúc cây mà khúc cây vẫn đứng yên. D. Ma sát khi đánh diêm. Câu 14. Trong các phương án sau, phương án nào có thể làm giảm được lực ma sát? A. Tăng diện tích mặt tiếp xúc. B. Tăng lực ép của vật lên mặt tiếp xúc. C. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. D. Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc. Câu 15. Muốn biểu diễn một véctơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố ? A. Phương, chiều. B. Điểm đặt. C. Độ lớn. D. Cả 3 ý trên. Câu 16. Khi xe đang chuyển động, muốn xe dừng lại, người ta dùng phanh để: A. tăng ma sát trượt. B. tăng ma sát lăn. C. tăng ma sát nghỉ. D. tăng quán tính. Câu 17. Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát nghỉ? A. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà. B. Quả dừa rơi từ trên cao xuống. C. Chuyển động của cành cây khi gió thổi. D. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc. Câu 18. Hoa đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng 2 cách hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng, hoặc kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát lớn hơn? A. Lăn vật. B. Kéo vật. C. Cả 2 cách như nhau. D. Không so sánh được. Câu 19. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về lực ma sát? A. Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác. B. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy. C. Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt. D. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy. Câu 20. Một chiếc xe khách đang chuyển động trên đường thẳng thì phanh đột ngột, hành khách trên xe sẽ như thế nào? Chọn kết quả đúng ? A. Bị ngã người tới phía trước. B. Bị nghiêng người sang bên phải. C. Bị nghiêng người sang bên trái. D. Bị ngã người ra phía sau. Câu 21. Hai lực cân bằng là hai lực: A. cùng điểm đặt, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau. B. cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau. C. đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau. D. đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau. 2
  3. Câu 22. Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động. A. Gió thổi cành lá đung đưa. B. Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tennít bị bật ngược trở lại. C. Một vật đang rơi từ trên cao xuống. D. Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần. Câu 23. Người thợ may sau khi đơm cúc áo thường quấn thêm vài vòng chỉ quanh cúc để: A. Tăng ma sát lăn. B. Tăng ma sát nghỉ. C. Tăng ma sát trượt. D. Tăng quán tính. Câu 24. Ý nghĩa của vòng bi là: A. Thay ma sát nghỉ bằng ma sát trượt. B. Thay ma sát trượt bằng ma sát lăn. C. Thay ma sát lăn bằng ma sát trượt. D. Thay ma sát nghỉ bằng ma sát trượt. Câu 25. Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng trọng lực của vật nặng có khối lượng 1kg? A. Hình 1 2N B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4 Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Câu 26. Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang khi có lực tác dụng là 35 N. Lực ma sát tác dụng lên vật trong trường hợp này có độ lớn là: A. Fms = 35N. B. Fms = 50N. C. Fms > 35N. D. Fms 45 N. C. F < 45 N. D. F = 4,5 N. Câu 28. Vật 1 và 2 đang chuyển động với các vận tốc v1 và v2 thì chịu các lực tác dụng như hình vẽ. Trong các kết luận sau kết luận nào đúng? A. Vật 1 tăng vận tốc, vật 2 giảm vận tốc. B. Vật 1 tăng vận tốc, vật 2 tăng vận tốc. v 1 F2 v C. Vật 1 giảm vận tốc, vật 2 tăng vận tốc. 1 2 2 D. Vật 1 giảm vận tốc, vật 2 giảm vận tốc. F1 Câu 29. Điều nào sau đây là đúng nhất khi nói về áp lực? A. Áp lực là lực ép của vật lên mặt giá đỡ. B. Áp lực là lực do mặt giá đỡ tác dụng lên vật. C. Áp lực luôn bằng trọng lượng của vật. D. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. Câu 30. Phương án nào trong các phương án sau đây có thể làm tăng áp suất của một vật tác dụng xuống mặt sàn nằm ngang? A. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép. B. Giảm áp lực và giảm diện tích bị ép. C. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép. D. Giảm áp lực và tăng diện tích bị ép. Câu 31. Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì: 3
  4. A. để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất. B. để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất. C. để tăng áp suất lên mặt đất. D. để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất. Câu 32. Một hình hộp chữ nhật có kích thước 20cm x 10cm x 5cm được đặt trên mặt bàn nằm ngang.Biết trọng lượng riêng của chất làm nên vật là d=2.104 N/m3. Áp suất lớn nhất và nhỏ nhất tác dụng lên mặt bàn là bao nhiêu ? A. Pmax=4000Pa; Pmin=1000Pa. B. Pmax=10000Pa; Pmin =2000Pa. C. Pmax=4000Pa; Pmin=1500Pa. D. Pmax=10000Pa; Pmin=5000Pa. II. TỰ LUẬN (2 điểm) Câu 33 (0,5 điểm): Biểu diễn lực kéo 150 000 N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (Tỉ xích 1cm ứng với 50 000N). Câu 34 (1,5 điểm): Hai người đạp xe. Người thứ nhất đi quãng đường 300m7 hết 1 phút. Người thứ hai đi quãng đường 7,5km hết 0,5 giờ. a. Người nào đi nhanh hơn? b. Nếu hai người cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều thì sau 20 phút, hai người cách nhau bao nhiêu km? Phiếu chấm loại 40 câu Hết 4 Sử dụng phần mềm TNMaker chấm bài thi trắc nghiệm khách quan