Đề kiểm tra giữa kì I môn Vật lí - Lớp 6

docx 8 trang thienle22 4700
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Vật lí - Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_vat_li_lop_6.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Vật lí - Lớp 6

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ Môn: Vật lí - Lớp 6 Đề số 1 Năm học: 2020 - 2021 Thời gian làm bài: 45 phút I . Phần trắc nghiệm: (8 điểm) Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5 cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây: 3 3 3 3 A. V1 = 22,7 cm . B. V2 = 22,5 cm . C. V3 = 20,50 cm . D. V4 = 22,3 cm . Câu 2: Trong các vật sau đây, có thể đo thể tích vật nào bằng bình tràn: A. Viên phấn. B. Viên thuốc. C. Viên bi sắt. D. Một cuộn chỉ. Câu 3: Để đo chiều dài bàn học không nên dùng loại thước nào sau đây: A. Thước dây. B. Thước thẳng. C. Thước cuộn. D. Thước kẹp. Câu 4: Trong các đơn vị đo dưới đây, đơn vị không dùng để đo độ dài là: A. m3 B. cm. C. mm. D. m. Câu 5: Trên một hộp sữa có ghi 250g. Số đó chỉ: A. Khối lượng của sữa chứa trong hộp. B. Sức nặng của hộp sữa. C. Khối lượng của hộp sữa. D. Sức nặng và khối lượng của hộp sữa. Câu 6: Hãy tính 400g ứng với bao nhiêu Niutơn: A. 3N. B. 2N. C. 0,2N. D. 4N. Câu 7: GHĐ và ĐCNN của thanh thước trên là: 0 cm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A. GHĐ là 10 mm và ĐCNN là 2 mm. B. GHĐ là 10 mm và ĐCNN là 1 cm. C. GHĐ là 10 cm và ĐCNN là 1 mm. D. GHĐ là 10 cm và ĐCNN là 2 cm. Câu 8: Trong các đon vị đo dưới đây đơn vị dùng để đo độ dài là: A. m3. B. lít. C. kg. D. m. Câu 9: Chọn câu đúng: A.Ở Việt Nam chỉ dùng đơn vị kg làm đơn vị đo khối lượng. B. Để đo khối lượng người ta dùng cân. C. Chỉ ở Việt Nam mới dùng kg làm đơn vị đo khối lượng. D. Khối lượng là đại lượng không có đơn vị. Câu 10: Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị đo khối lượng: A. Hécta. B. Yến. C. Lạng. D. Tấn. Câu 11: Ở gia đình, những vật thông dụng nào sau đây có thể dùng để đo thể tích chất lỏng khi cần thiết? A. Cốc nước uống. B. Bát nhựa. C. Chai nước coca. D. Chậu đựng nước. Câu 12: Chọn câu trả lời đúng nhất: Có hai bình chia độ dùng để đo thể tích chất lỏng, ĐCNN của hai bình giống nhau đều bằng 1 mm3. A. Khoảng cách giữa hai vạch liên tiếp trên mỗi bình là giống nhau.
  2. B. Khi đo thể tích chất lỏng, độ chính xác khi sử dụng hai bình là như nhau. C. Hai bình phải có GHĐ bằng nhau. D. Hai bình phải giống hệt nhau. Câu 13: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích vật rắn bằng: A. Thể tích bình tràn. B. Thể tích nước còn lại trong bình tràn. C. Thể tích bình chứa. D. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa. Câu 14: Trọng lực là gì? Chọn câu trả lời đúng: A. Trọng lực là lực hút của Trái đất tác dụng lên vật. B. Trọng lực là lực đẩy. C. Trọng lực có thể là lực hút hoặc lực đẩy. D. Trọng lực là lực hút hoặc lực kéo. Câu 15: Chọn câu đúng nhất: A. Mỗi lực đều có phương và chiều xác định. B. Hai lực cân bằng luôn có độ lớn bằng nhau. C. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. D. Cả 3 câu đều đúng. Câu 16: Dùng bình chia độ có GHĐ 100 cm3, lúc đầu chứa 60 cm3 nước. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 87 cm3. Thể tích hòn đá là: 3 3 3 3 A. V1 = 87 cm . B. V2 = 60 cm . C. V3 = 27 cm . V4 = 147 cm . Câu 17: Khối lượng của một vật chỉ: A. Số kilôgam của vật đó. B. Sức nặng của vật đó. C. Lượng chất tạo thành vật đó. D. Chất tạo thành vật đó nặng hay nhẹ. Câu 18: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ: A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng. B. Chỉ làm biến dạng quả bóng. C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng. D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó. Câu 19: Trong phòng thí nghiệm vật lí, người ta thường dùng dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng? A. Cốc nước. B. Bình chia độ. C. Chai nước. D. Bát nhựa. Câu 20: Hai lực cân bằng là: A. Hai lực mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều. B. Hai lực cùng phương, cùng chiều. C. Hai lực mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều. D. Hai lực mạnh như nhau, ngược chiều. Câu 21: Lực nào sau đây là lực đẩy: A. Lực do nam châm tác dụng một viên bi sắt. B. Lực do người tác dụng để đưa cái gàu từ dưới lên trên. C. Lực do gió tác dụng lên cánh buồm của thuyền buồm. D. Lực do dây cao su bị dãn tác dụng lên tay khi dùng tay đề làm dãn dây cao su đó.
  3. Câu 22: Cân ở hình bên dưới có GHĐ và ĐCNN là: A. 5kg và 0,5kg. B. 50kg và 5kg. C. 5kg và 0,05kg. D. 5kg và 0,1kg. Câu 23: Chọn đáp án đúng: 2,34g = lạng A. 2,34. B. 0,234. C. 0,0234. D. 234. Câu 24: Muốn đo khối lượng người ta dùng dụng cụ nào? A. Bình chia độ. B. Bình tràn. C. Cân. D. Thước kẻ. Câu 25: Khi một vật chịu tác dụng của lực có thể làm vật bị: A. Biến dạng. B. Biến đổi chuyển động. C. Vừa biến dạng, vừa biến đổi chuyển động. D. Tất cả đều đúng. Câu 26: Một hòn đá bị ném mạnh vào một gò đất. Lực mà hòn đá tác dụng vào gò đất A. chỉ làm gò đất bị biến dạng. B. chỉ làm biến đổi chuyển động của gò đất. C. làm cho gò đất bị biến dạng, đồng thời làm biến đổi chuyển động của gò đất. D. không gây ra tác dụng gì. Câu 27: Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực? A. Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh. B. Đất xốp khi được cày xới cẩn thận. C. Cành cây đu đưa khi có gió thổi. D. Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại. Câu 28: Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực? A. Xách một xô nước. B. Nâng một tấm gỗ. C. Đẩy một chiếc xe. D. Đọc một trang sách. Câu 29: Một người kéo và một người đẩy cùng một chiếc xe lên dốc. Xe không nhúc nhích. Cặp lực nào dưới đây là cặp lực cân bằng? A. Lực người kéo và lực người đẩy lên chiếc xe. B. Lực người kéo chiếc xe và lực chiếc xe kéo người đó. C. Lực người đẩy chiếc xe và lực chiếc xe kéo lại người đó. D. Cả ba cặp lực nói trên đều không phải là các cặp lực cân bằng. Câu 30: Chọn câu đúng: A. Đo thể tích chất lỏng là so sánh thể tích đó với một thể tích khác được chọn làm chuẩn. B. Đơn vị đo thể tích thường dùng là lít (l) hay mét khối (m3). C. Trong phòng thí nghiệm thường dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng. D. Các câu A, B, C đều đúng. Câu 31: Đơn vị của trọng lực là gì? A. N. B. m. C. m3. D. Kg. Câu 32: Ba khối kim loại : 1kg đồng; 1kg sắt; 1kg nhôm. Khối nào có trọng lượng lớn nhất? A. Khối đồng. B. Khối sắt. C. Khối nhôm. D. Ba khối có trọng lượng bằng nhau.
  4. II. Phần Tự luận (2 điểm) Bài 1: (1,5 điểm) a. Đổi các đơn vị sau: 1,5 dm = m 4,3 lạng = g b. Hãy chỉ ra vật nào tác dụng lực lên vật nào và kết quả tác dụng của lực trong những trường hợp sau: - Dùng tay kéo dãn một đầu dây cao su, đầu kia của dây buộc cố định và tường. - Có 2 viên bi giống hệt nhau, viên bi (A) lăn đến va chạm vào viên bi (B) đang đứng yên. Bài 2: (0,5điểm) Treo một vật có khối lượng 600g như hình vẽ (vật đứng yên) a. Hãy xác định trọng lượng của vật. b. Xác định phương, chiều của các lực tác dụng lên vật? Các lực đó có phải 2 lực cân bằng không? Vì sao?
  5. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ Môn: Vật lí - Lớp 6 Đề số 2 Năm học: 2020 - 2021 Thời gian làm bài: 45 phút I . Phần trắc nghiệm: (8 điểm) Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Để đo chiều dài bàn học không nên dùng loại thước nào sau đây: A. Thước dây. B. Thước thẳng. C. Thước cuộn. D. Thước kẹp. Câu 2: Trong các đơn vị đo dưới đây, đơn vị không dùng để đo độ dài là: A. m3 B. cm. C. mm. D. m. Câu 3: GHĐ và ĐCNN của thanh thước trên là 0 cm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A. GHĐ là 10 mm và ĐCNN là 2 mm. B. GHĐ là 10 mm và ĐCNN là 1 cm. C. GHĐ là 10 cm và ĐCNN là 1 mm. D. GHĐ là 10 cm và ĐCNN là 2 cm. Câu 4: Trong các đon vị đo dưới đây, đơn vị dùng để Đo chiều dài cuốn sách vật lí lớp 6, dùng thước nào sau đây là hợp lí nhất? A. Thước dây, GHĐ 3 m và ĐCNN 1 cm. B. Thước thẳng, GHĐ 20 cm và ĐCNN 1 mm. C. Thước thẳng, GHĐ 30 cm và ĐCNN 1 mm. D. Thước mét. Câu 5: Ở gia đình, những vật thông dụng nào sau đây có thể dùng để đo thể tích chất lỏng khi cần thiết? A. Cốc nước uống. B. Bát nhựa. C. Chai nước coca. D. Chậu đựng nước. Câu 6: Chọn câu trả lời đúng nhất: Có hai bình chia độ dùng để đo thể tích chất lỏng, ĐCNN của hai bình giống nhau đều bằng 1 mm3. A. Khoảng cách giữa hai vạch liên tiếp trên mỗi bình là giống nhau. B. Khi đo thể tích chất lỏng, độ chính xác khi sử dụng hai bình là như nhau. C. Hai bình phải có GHĐ bằng nhau. D. Hai bình phải giống hệt nhau. Câu 7: Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5 cm 3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây: 3 3 3 3 A. V1 = 22,7 cm . B. V2 = 22,5 cm . C. V3 = 20,50 cm . D. V4 = 22,3 cm . Câu 8: Trong các vật sau đây, có thể đo thể tích vật nào bằng bình tràn: A. Viên phấn. B. Viên thuốc. C. Viên bi sắt. D. Một cuộn chỉ. Câu 9: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích vật rắn bằng: A. Thể tích bình tràn. B. Thể tích nước còn lại trong bình tràn. C. Thể tích bình chứa. D. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa. Câu 10: Dùng bình chia độ có GHĐ 100 cm3, lúc đầu chứa 60 cm3 nước. Khi thả hòn đá vào bình , mực nước trong bình dâng lên tới vạch 87 cm3. Thể tích hòn đá là:
  6. 3 3 3 3 A. V1 = 87 cm . B. V2 = 60 cm . C. V3 = 27 cm . V4 = 147 cm . Câu 11: Khối lượng của một vật chỉ: A. Số kilôgam của vật đó. B. Sức nặng của vật đó. C. Lượng chất tạo thành vật đó. D. Chất tạo thành vật đó nặng hay nhẹ. Câu 12: Chọn câu đúng: A. Ở Việt Nam chỉ dùng đơn vị kg làm đơn vị đo khối lượng. B. Để đo khối lượng người ta dùng cân. C. Chỉ ở Việt Nam mới dùng kg làm đơn vị đo khối lượng. D. Khối lượng là đại lượng không có đơn vị. Câu 13: Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị đo khối lượng: A. Hécta. B. Yến. C. Lạng. D. Tấn. Câu 14: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ: A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng. B. Chỉ làm biến dạng quả bóng. C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng. D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó. Câu 15: Trên một hộp sữa có ghi 250g. Số đó chỉ: A. Khối lượng của sữa chứa trong hộp. B. Sức nặng của hộp sữa. C. Khối lượng của hộp sữa. D. Sức nặng và khối lượng của hộp sữa. Câu 16: Hãy tính 400g ứng với bao nhiêu Niutơn: A. 3N. B. 2N. C. 0,2N. D. 4N. Câu 17: Trong phòng thí nghiệm vật lí, người ta thường dùng dụng nào để đo thể tích chất lỏng? A. Cốc nước. B. Bình chia độ. C. Chai nước. D. Bát nhựa. Câu 18: Hai lực cân bằng là: A. Hai lực mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều. B. Hai lực cùng phương, cùng chiều. C. Hai lực mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều. D. Hai lực mạnh như nhau, ngược chiều. Câu 19: Trọng lực là gì? Chọn câu trả lời đúng: A. Trọng lực là lực hút của Trái đất tác dụng lên vật. B. Trọng lực là lực đẩy. C. Trọng lực có thể là lực hút hoặc lực đẩy. D. Trọng lực là lực hút hoặc lực kéo. Câu 20: Chọn câu đúng nhất: A. Mỗi lực đều có phương và chiều xác định. B. Hai lực cân bằng luôn có độ lớn bằng nhau. C. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. D. Cả 3 câu đều đúng. Câu 21: Lực nào sau đây là lực đẩy: A. Lực do nam châm tác dụng một viên bi sắt.
  7. B. Lực do người tác dụng để đưa cái gàu từ dưới lên trên. C. Lực do gió tác dụng lên cánh buồm của thuyền buồm. D. Lực do dây cao su bị dãn tác dụng lên tay khi dùng tay đề làm dãn dây cao su đó. Câu 22: Muốn đo khối lượng người ta dùng dụng cụ nào? A. Bình chia độ. B. Bình tràn. C. Cân. D. Thước kẻ. Câu 23: Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực? A. Xách một xô nước. B. Nâng một tấm gỗ. C. Đẩy một chiếc xe. D. Đọc một trang sách. Câu 24: Một người kéo và một người đẩy cùng một chiếc xe lên dốc. Xe không nhúc nhích. Cặp lực nào dưới đây là cặp lực cân bằng ? A. Lực người kéo và lực người đẩy lên chiếc xe. B. Lực người kéo chiếc xe và lực chiếc xe kéo người đó. C. Lực người đẩy chiếc xe và lực chiếc xe kéo lại người đó. D. Cả ba cặp lực nói trên đều không phải là các cặp lực cân bằng. Câu 25: Chọn câu đúng: A. Đo thể tích chất lỏng là so sánh thể tích đó với một thể tích khác được chọn làm chuẩn. B. Đơn vị đo thể tích thường dùng là lít (l) hay mét khối (m3). C. Trong phòng thí nghiệm thường dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng. D. Các câu A, B, C đều đúng. Câu 26: Khi một vật chịu tác dụng của lực có thể làm vật bị: A. Biến dạng. B. Biến đổi chuyển động. C. Vừa biến dạng, vừa biến đổi chuyển động. D. Tất cả đều đúng. Câu 27: Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực? A. Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh. B. Đất xốp khi được cày xới cẩn thận. C. Cành cây đu đưa khi có gió thổi. D. Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại. Câu 28: Một hòn đá bị ném mạnh vào một gò đất. Lực mà hòn đá tác dụng vào gò đất A. chỉ làm gò đất bị biến dạng. B. chỉ làm biến đổi chuyển động của gò đất. C. làm cho gò đất bị biến dạng, đồng thời làm biến đổi chuyển động của gò đất. D. không gây ra tác dụng gì. Câu 29: Đơn vị của trọng lực là gì? A. N. B. m. C. m3. D. Kg. Câu 30: Cân ở hình bên dưới có GHĐ và ĐCNN là: A. 5kg và 0,5kg. B. 50kg và 5kg. C. 5kg và 0,05kg. D. 5kg và 0,1kg. Câu 31: Chọn đáp án đúng: 2,34g = lạng
  8. A. 2,34. B. 0,234. C. 0,0234. D. 234. Câu 32: Ba khối kim loại: 1kg đồng, 1kg sắt, 1kg nhôm. Khối nào có trọng lượng lớn nhất? A. Khối đồng. B. Khối sắt. C. Khối nhôm. D. Ba khối có trọng lượng bằng nhau. II. Phần Tự luận: (2 điểm) Bài 1: (1,5 điểm) a. Đổi các đơn vị sau: 12 cm = m 5,2 lạng = g b. Hãy chỉ ra vật nào tác dụng lực lên vật nào và kết quả tác dụng của lực trong những trường hợp sau: - Lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu của một lò xo bút bị lại. - Có 2 viên bi giống hệt nhau, viên bi (A) lăn đến va chạm vào viên bi (B) đang đứng yên. Bài 2: (0,5 điểm) Treo một vật có khối lượng 400g như hình vẽ ( vật đứng yên ) a. Hãy xác định trọng lượng của vật. b. Xác định phương, chiều của các lực tác dụng lên vật? Các lực đó có phải 2 lực cân bằng không? Vì sao?