Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 3: Một số vật liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng - Bài 15: Một số lương thực. Thực phẩm

docx 5 trang nhungbui22 13/08/2022 1720
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 3: Một số vật liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng - Bài 15: Một số lương thực. Thực phẩm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_ket_noi_tri_th.docx

Nội dung text: Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 3: Một số vật liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng - Bài 15: Một số lương thực. Thực phẩm

  1. BÀI 15: MỘT SỐ LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM Môn học: KHTN - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: tiết I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Trình bày được tính chất và ứng dụng của lương thực, thực phẩm. - Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của lương thực – thực phẩm. - Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của lương thực – thực phẩm thông dụng. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về vai trò của lương thực, thực phẩm, những mặt tốt và mặt xấu của lipid đối với sức khỏe con người. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra đặc điểm của các nhóm chất dinh dưỡng, hợp tác trong thực hiện thí nghiệm tìm hiểu sự biến đổi của lương thực, thực phẩm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đưa ra đề xuất các phương án bảo quản lương thực, thực phẩm. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Lấy được ví dụ chứng tỏ vai trò của lương thực, thực phẩm. - Nêu được vai trò của lương thực, thực phẩm với đời sống con người. - Trình bày được các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm: nguồn gốc (có ở đâu), tính chất (sự biến đổi), vai trò của từng nhóm chất. - Đề xuất được cách bảo quản các loại lương thực, thực phẩm. - Thực hiện được thí nghiệm tìm hiểu sự biến đổi của lương thực thực phẩm. - Thực hiện được xây dựng khẩu phần cho một bữa ăn gia đình. 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Yêu nước. - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về thời gian. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về dụng cụ, đơn vị đo thời gian và thực hành đo thời gian. - Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm tìm hiểu sự biến đổi của lương thực, thực phẩm. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Hình ảnh về các loại lương thực, thực phẩm và sự biến đổi của chúng. - Đoạn video về sự biến đổi của carbohydrate: YouTube 1
  2. - Phiếu học tập KWL và phiếu học tập Bài 15: MỘT SỐ LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM đính kèm). - Học sinh chuẩn bị (cho mỗi nhóm học sinh): 2 hộp nhựa nhỏ đựng gạo, 1 hộp cho thêm nước cho ướt hết gạo, để nguyên ngoài không khí khoảng 5-10 giờ III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là tìm hiểu về một số lương thực, thực phẩm. a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tìm hiểu về một số lương thực, thực phẩm. b) Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về lương thực, thực phẩm. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập KWL, có thể: lương thực, thực phẩm rất cần thiết cho con người; nếu không có lương thực, thực phẩm thì con người không thể tồn tại; lương thực là gạo, ngô, khoai, sắn; thực phẩm gồm thịt, cá, trứng, sữa; lương thực, thực phẩm dễ bị biến đổi, ẩm mốc, ôi thiu; gồm các loại như tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin, chất xơ; d) Tổ chức thực hiện: - GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu. - GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về vai trò của lương thực, thực phẩm. a) Mục tiêu: - Phân biệt được thế nào là lương thực, thế nào là thực phẩm. - Lấy được ví dụ lương thực, thực phẩm nào có nguồn gốc từ thực vật, từ động vật. - Lấy được ví dụ lương thực, thực phẩm nào có thể ăn sống, lương thực, thực phẩm nào phải nấu chín. - Nêu được vai trò của lương thực, thực phẩm với đời sống con người. - Trình bày được tại sao cần phải bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách. b) Nội dung: - Để duy trì sự sống, phát triển và hoạt động, con người cần có năng lượng (nhiên liệu) và chất dinh dưỡng (nguyên liệu). Vậy con người lấy 2 nguồn này từ đâu? - HS lấy 5 ví dụ về lương thực, 5 ví dụ về thực phẩm trong đời sống hàng ngày. - Học sinh làm việc cặp đôi trong 3 phút, quan sát H4.1, tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa bài 15 và trả lời các câu hỏi sau: + Lương thực, thực phẩm nào có nguồn gốc từ thực vật? Từ động vật? + Lương thực, thực phẩm nào có thể ăn sống? Phải nấu chín? - Quan sát các hình ảnh: thịt, cá, rau bị ôi thiu, gạo, lạc bị mốc. Tại sao phải bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách? 2
  3. c) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể: - Học sinh đưa ra câu trả lời: + Con người lấy năng lượng và chất dinh dưỡng từ thức ăn: lương thực, thực phẩm. + Lương thực: gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mì, lúa mạch + Thực phẩm: thịt gà, thịt lợn, cá, trứng, sữa, đậu phụ, rau, hoa quả - Học sinh tìm kiếm tài liệu, thông tin và thảo luận nhóm đôi. Đáp án có thể là + Lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: gạo, ngô, khoai lang, mía, hoa quả, đậu, đỗ, dầu thực vật, lạc, vừng, rau xanh, mật ong. + Lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: cá, thịt, trứng, bơ, mỡ lợn, sữa. + Lương thực, thực phẩm để ngoài môi trường (nhất là môi trường nóng, ẩm) dễ bị hư hỏng, sinh ra các chất độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, ung thư d) Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ học tập cá nhân, HS trả lời 2 câu hỏi ban đầu. - GV yêu cầu học sinh lấy ví dụ về 5 loại lương thực và 5 loại thực phẩm. HS trình bày cá nhân. - GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp đôi và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập. HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu. GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). GV nhận xét và chốt nội dung về vai trò của lương thực, thực phẩm. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực thực phẩm. a) Mục tiêu: - Trình bày được các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm. - Xác định được vai trò của các nhóm chất. - Thực hiện được thí nghiệm xác định sự biến đổi của lương thực. - Xác định được các loại lương thực, thực phẩm dễ bị biến đổi cần bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách. b) Nội dung: - HS đọc nội dung SGK và kết hợp hoạt động nhóm để hoàn thiện Phiếu học tập phần II theo các bước hướng dẫn của GV. - Rút ra kết luận về các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm. - Lựa chọn được thức ăn, đồ uống an toàn, đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh. c) Sản phẩm: - Đáp án Phiếu học tập phần II Bài 15: MỘT SỐ LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM. - Quá trình hoạt động nhóm: thao tác chuẩn, ghi chép đầy đủ về tìm hiểu các nhóm chất dinh dưỡng. d) Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ học tập: + GV yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thiện bảng tìm hiểu về các nhóm chất dinh dưỡng trong Phiếu học tập. 3
  4. + GV yêu cầu HS tiến hành thảo luận theo nhóm và hoàn thiện nội dung trong Phiếu học tập. - Thực hiện nhiệm vụ: + HS tìm tòi tài liệu, thảo luận và đi đến thống nhất về các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm: nguồn gốc, vai trò (tác dụng). + Các loại thức ăn khác nhau sẽ cung cấp năng lượng và dinh dưỡng khác nhau. Cần ăn đủ các nhóm dinh dưỡng, kết hợp với vận động để có 1 cơ thể khỏe mạnh. - Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm trình bày/ 1 bước trong Phiếu học tập, các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét bổ sung (nếu có). - Kết luận: GV nhận xét về kết quả hoạt đông của các nhóm. - GV chốt nội dung kiến thức. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về sự biến đổi của lương thực, thực phẩm và cách bảo quản chúng. a) Mục tiêu: - Trình bày được các nhóm chất dinh dưỡng có thể bị biến đổi. - Đề xuất được phương án bảo quản các loại chất dinh dưỡng. b) Nội dung: - HS đọc nội dung SGK và kết hợp hoạt động nhóm để hoàn thiện Phiếu học tập phần II theo các bước hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm tìm hiểu sự biến đổi của lương thực. - HS thực hiện thí nghiệm, quan sát các hình ảnh, ghi chép kết quả và trình bày kết quả của nhóm. - Rút ra kết luận về sự biến đổi các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm. - Từ đó đề xuất phương án bảo quản lương thực, thực phẩm. c) Sản phẩm: - Đáp án Phiếu học tập phần III Bài 15: MỘT SỐ LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM. - Quá trình hoạt động nhóm: thao tác chuẩn, ghi chép đầy đủ về tìm hiểu sự biến đổi và phương pháp bảo quản các nhóm chất dinh dưỡng. d) Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ học tập: + GV yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thiện bảng tìm hiểu về các nhóm chất dinh dưỡng trong Phiếu học tập. + GV yêu cầu HS tiến hành thảo luận theo nhóm và hoàn thiện nội dung trong Phiếu học tập. - Thực hiện nhiệm vụ: + HS thực hiện thí nghiệm, ghi chép kết quả và trình bày kết quả của nhóm. + HS tìm tòi tài liệu, thảo luận và đi đến thống nhất về sự biến đổi và cách bảo quản các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm. - Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm trình bày/ 1 bước trong Phiếu học tập, các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét bổ sung (nếu có). - Kết luận: GV nhận xét về kết quả hoạt đông của các nhóm. 4
  5. - GV chốt nội dung kiến thức. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học. b) Nội dung: - HS thực hiện cá nhân phần “Con học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL. - HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy. c) Sản phẩm: - HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên phiếu học tập KWL. d) Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Con học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL và tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi. - Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Báo cáo: GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân. - Kết luận: GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống. b) Nội dung: Tìm hiểu về những mặt tốt và mặt xấu của lipid đối với sức khỏe con người. Xây dựng được thực đơn 1 ngày cho bản thân mình. c) Sản phẩm: - HS làm sơ đồ tư duy hoặc infografic về mặt tốt và mặt xấu của lipid. - Thực đơn 1 ngày của em. d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau. 5