Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Khối 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)

doc 10 trang Thủy Hạnh 14/12/2023 250
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Khối 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_khoi_4_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Khối 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TH QUANG TRUNG. MA TRẬN ĐỀ MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ II - KHỐI 4. Năm học: 2019 - 2020 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TT Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu: Văn bản “Chiền chiện bay lên”. Xác định được chi tiết, nhân vật, Số 2 2 1 1 6 hình ảnh trong bài. Nêu câu đúng ý nghĩa chi tiết, hình ảnh trong văn bản. Hiểu đúng ý chính của đoạn. Giải thích các chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp. Câu 1,2 4,5 7 9 Liên hệ một số chi tiết trong số văn bản với thực tiễn để giải Số quyết vấn đề trong thực tiễn. điểm 1 1 1 1 4 2 Kiến thức Tiếng việt - Nhận biết, viết được các Số 1 1 1 1 4 Câu kể đã học: Ai thế nào, câu hoặc ai làm gì, Ai là gì? Câu 3 6 8 10 Trong đoạn văn. Hiểu và số vận dụng được thành ngữ Số nói về chủ điểm: Người ta là điểm 0,5 0,5 1 1 3 hoa đất, Những người quả cảm. Tổng số câu 3 3 2 2 10 Tổng Tổng số điểm 1,5 1,5 2 2 7 An Bình ngày 21 tháng 05 năm 2020 Duyệt của chuyên môn. Duyệt của tổ khối
  2. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TH QUANG TRUNG. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2019-2020. KHỐI 4. MÔN TIẾNG VIỆT Ngày kiểm tra: 02/06/2020 I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: ( 3 điểm) (Thời gian khoảng 3 -5 phút ) Bốc thăm đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời câu hỏi : SỰ SẺ CHIA BÌNH DỊ “ Đôi khi một cử chỉ nhỏ của bạn cũng có thể làm thay đổi Hoặc tạo nên sự khác biệt cho cuộc sống của người khác.” Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau tôi là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, tôi liền nhường chỗ của tôi cho bà. Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên. Nhưng đến lượt tôi thì bưu điện đóng cửa. Khi đó tôi cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền ga, thì công ti điện và ga sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.” Tôi sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, tôi đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Tôi không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn. Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì tôi nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác. Ngọc Khánh
  3. 1. Vì sao nhân vật “tôi” trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau? - Vì thấy hoàn cảnh của mẹ con người phụ nữ thật đáng thương. 2. Sau khi nhường chỗ, vì sao nhân vật “tôi” lại cảm thấy bực mình và hối hận? - Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ là họ đóng cửa. 3. Việc gì xảy ra khiến nhân vật “tôi” lại rời khỏi bưu điện với “niềm vui trong lòng”? - Vì biết rằng việc làm của mình đã giúp cho một gia đình tránh được một đêm đông giá rét. 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? - Cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác.(Hoặc những câu trả lời khác mà phù hợp nội dung) Tấm lòng thầm lặng Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi: - Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không? - Chắc chắn là muốn ạ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế? - Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ. Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy. - Chào chị! - Bố tôi lên tiếng trước. - Chị có phải là mẹ cháu Giêm –mi không? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm –mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường. - Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. – Mẹ Giêm –mi nghi ngờ nói.
  4. Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng, hai người đồng ý cho Giêm –mi phẫu thuật. Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân Giêm –mi đã khỏe mạnh và lành lặn trở lại. Giêm –mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu. Về sau, cậu bé Giêm - mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm- mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi: “Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài”. Bích Thủy 1. Cậu bé trong câu chuyện gặp điều không may gì? (Bị tật ở chân.) 2. Ông chủ đã làm gì cho cậu bé? - Nói với người lái xe riêng đến nhà thuyết phục cha mẹ cậu và đưa cậu bé đi chữa bệnh. 3. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? -Hãy giúp đỡ người khác một cách thầm lặng mà không cần đòi hỏi phải được cảm ơn. Hoặc: - Hãy giúp đỡ các trẻ em nghèo, bệnh tật. 2. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) ( Thời gian khoảng 35 - 40 phút) Đọc thầm bài “Chiền chiện bay lên” và làm bài tập. CHIỀN CHIỆN BAY LÊN Đã vào mùa thu Đám cỏ may đã hết cái thời hoa giăng một dải tím ngắt mặt đê, cỏ đã vào quả để lại những chấm bạc có đuôi nhọn như kim, găm vào đầy hai ống quần, mỗi khi ai sơ ý đi qua lối cỏ. Chim chiền chiện vẫn lang thang kiếm ăn trong các bụi cỏ may già, trên đồng, trên bãi. Chiền chiện giống sẻ đồng nhưng áo không một màu nâu sồng như chim sẻ.
  5. Áo của chiền chiện màu đồng thau, đốm đậm, đốm nhạt rất hài hòa. Chiền chiện chân cao và mảnh, đầu rất đẹp, trông dáng vẻ của chiền chiện như thể một kị sĩ đồng xưa bị tội ở trên trời, nên Thượng đế đã hóa phép ẩn mình trong kiếp chim bé nhỏ. Chiều thu buông xuống dần. Đó là lúc chim cũng kiếm ăn no nê, trên bãi trên đồng. Từ một bờ sông, bỗng một cánh chiền chiện bay lên. Thoạt đầu như một viên đá ném vút lên trời, những viên đá ấy như có một sức thần không rơi xuống, nó cứ lao vút, lao vút mãi lên chín tầng mây Chiền chiện bay lên đấy! Theo với tiếng chim bay lên, từ không trung vọng xuống một tiếng hót trong sáng diệu kì, giọng ríu ran đổ hồi, âm điệu hài hòa đến tinh tế. Giọng hót vừa đượm vẻ hồn nhiên, vừa thơ thới, thanh thản Chim gieo niềm yêu đời vô tư cho những người lam lũ trên mặt đất. Lúc ấy, trên cánh đồng, vẫn người nào việc ấy. Người làm cỏ vẫn làm cỏ, người xới xáo vẫn xới xáo, người cày cuốc vẫn cày cuốc Nhưng tiếng chim hồn hậu đang nhập lặng lẽ vào tâm hồn họ. Đến như tôi, một cậu bé chăn trâu bảy, tám tuổi đầu cũng mê đi trong tiếng hót chiền chiện giữa chiều mà bầu trời, mặt đất, hồn người đều trong sáng Tiếng chim là tiếng hót của thiên sứ gửi lời chào mặt đất. Chiền chiện đã bay lên và đang hót. Ngô Văn Phú Dựa vào nội dung bài tập đọc em hãy khoanh tròn vào chữ đặt trước ý trả lời đúng. (câu 1, 2, 4, 5, 8 ). Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm (6, 7, 9, 10) Câu 1. (M1) Chim chiền chiện kiếm ăn ở đâu? A. Trong các ao ven làng. B. Trong các bụi cỏ may già trên đồng, trên bãi. C. Trong các ruộng lúa đang gặt. D. Trong các khóm hoa. Câu 2. (M1) Chân của chim chiền chiện như thế nào? A. To và khỏe. B. To và mập. C. Thấp và yếu. D. Cao và mảnh. Câu 3. (M1) Nối câu ở cột A đúng theo kiểu câu ở cột B.
  6. A B Tiếng chim là tiếng hót của thiên Ai làm gì? sứ gửi lời chào mặt đất. Ai là gì? Ai thế nào? Câu 4. (M2) Chiền chiện hót khi nào? A. Khi mặt trời đã lặn. B. Khi đang đi kiếm mồi. C. Khi đã kiếm ăn no nê và trong lúc bay lên. D. Khi bình minh lên. Câu 5. (M2) Tác giả miêu tả tiếng hót của con chim chiền chiện như thế nào? A. Trong sáng, diệu kì, giọng ríu ran đổ hồi âm điệu hài hòa đến tinh tế. B. Trong veo, líu lo, thánh thót, như hàng trăm chiếc đàn cùng hòa tấu. C. To, rõ, lảnh lót, vui tươi tràn đầy tình yêu cuộc sống. D. Trầm đục, diệu kì, giọng ríu ran đổ hồi âm điệu hài hòa đến tinh tế. Câu 6: (M2) Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống? A. Một người .vẹn toàn. B. Phát hiện và bồi dưỡng những . trẻ. (tài năng, tài đức, tài hoa) Câu 7: (M3) Tiếng hót chiền chiền gợi cho ta những cảm giác như thế nào? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm. Câu 8: (M3) Cho các câu thành ngữ: “Ba chìm bảy nổi, Vào sinh ra tử, Cày sâu cuốc bẫm, Nhường cơm sẻ áo.” Thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm. Hãy đặt một câu với thành ngữ em vừa tìm được? - Thành ngữ nói về lòng dũng cảm là: - Đặt câu: Câu 9: (M4) Theo em chúng ta cần làm gì để bảo vệ các loài chim? Câu 10: (M4). Em hãy viết một đoạn văn ngắn về bác sĩ Ly trong truyện Khuất phục tên cướp biển đã học. Trong đoạn văn, có sử dụng một trong ba kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
  7. II. Kiểm tra viết Chính tả: Nghe viết (2điểm) (Thời gian làm bài khoảng 15 - 20 phút) Bài viết: Sân gà vịt Chiều chiều, khi mặt trời gần lặn, chú tôi lại đánh một hồi mõ rồi tung thóc ra sân. Nghe hiệu lệnh ấy, hơn bốn chục con gà vịt chạy tíu chân, đổ về quây quần lấy một góc. Tiếng vỗ cánh, tiếng chí chóe hỗn loạn. Cả bầy xô vào tranh nhau ăn. Mấy con gà mẹ xù lông ra, đuôi xòe như chiếc quạt, vừa ăn vừa giữ phần cho con. Con gà mẹ nâu cứ cúi mổ vài hạt lại kêu “tục tục” rối rít. Tập làm văn: Em hãy tả một cây ăn quả hoặc một cây bóng mát mà em yêu thích. Chuyên môn duyệt Tổ khối duyệt Buôn Hồ, ngày 21/05/2020 Người ra đề Nguyễn Thị Thanh Thúy
  8. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TH QUANG TRUNG. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỀM GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN TIẾNG VIỆT KHỐI 4 I. Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Đọc các đoạn trong bài: Sự sẻ chia bình dị, Tấm lòng thầm lặng. Sau đó trả lời các câu hỏi. - Đọc rõ ràng có độ lớn vừa đủ nghe tốc độ đọc đạt hơn 110 tiếng/phút. Giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm. Đạt 2/3 yêu cầu trên và tốc độ 100 – 110 tiếng/phút (0,5 điểm). Đạt 0 - 1 yêu cầu, tốc độ dưới 100 tiếng/phút: 0 điểm. - Đọc đúng từ, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, chỗ tách các cụm từ: có thể còn từ 0 đến 3 lỗi: 1 điểm; Còn từ 4 đến 5 lỗi là 0,5 điểm; Còn trên 5 lỗi là 0 điểm. - Nghe hiểu và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. Trả lời đúng đáp án nhưng chưa thành câu hoặc lặp từ 0,5 điểm, trả lời không đúng đáp án của câu hỏi 0 điểm. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) - Hiểu văn bản 4 điểm; KTKN về từ và câu: 3 điểm. Câu 1. B. Trong các bụi cỏ may già trên đồng, trên bãi. (0,5 điểm) Câu 2. D. Cao và mảnh. (0,5 điểm) Câu 3. Nối : Tiếng chim là tiếng hót của thiên sứ gửi lời chào mặt đất. Ai là gì? (0,5 điểm) Câu 4. C. Khi đã kiếm ăn no nê và trong lúc bay lên. (0,5 điểm) Câu 5. A. Trong sáng, diệu kì, giọng ríu ran đổ hồi âm điệu hài hòa đến tinh tế. (0,5 điểm) Câu 6: (0, 5 điểm) Mỗi câu điền đúng 0, 25 điểm A. Một người tài đức vẹn toàn. B. Phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trẻ. Câu 7: (1 điểm) Đáp án: Học sinh có thể trả lời đúng theo một trong các ý sau đều được: - Gieo niềm yêu đời vô tư cho những con người đang lao động lam lũ. - Tiếng hót của chiền chiền gợi cho ta cảm giác về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc, tự do.
  9. - Tiếng hót của chim chiền chiện gợi cho con người cảm thấy yêu hơn cuộc sống, yêu hơn con người. Câu 8: (1 điểm) - HS tìm đúng thành ngữ: Vào sinh ra tử. (0.5 điểm) - Đặt câu: (0.5 điểm).giáo viên linh động chấm theo câu học sinh đặt. VD: Ông tôi đã từng vào sinh ra tử ở chiến trường Điện Biên Phủ. Hoặc Chú bộ đội đã từng vào sinh ra từ nhiều lần. Câu 9: (1 điểm) Gợi ý tham khảo -Tuyệt đối không săn bắn các loài chim -Tuyên truyền cho mọi người biết ích lợi của chúng -Tạo môi trường thiên nhiên thân thiện để các loài chim được sinh sôi, nảy nở. Câu 10: (1 điểm) giáo viên linh động chấm tùy theo bài viết của học sinh. Ví dụ: Bác sĩ Ly là người nổi tiếng nhân từ và hiền hậu. Nhưng ông cũng rất dũng cảm. Trước thái độ côn đồ của tên cướp biển, ông rất điềm tĩnh và cương quyết. Vì vậy ông đã khuất phục được tên cướp biển. II. Phần kiểm tra viết 1. Chính tả (2 điểm) Bài viết: Sân gà vịt -Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp (1 điểm) -Viết đúng chính tả không mắc quá 3 lỗi: 1 điểm. 2.Tập làm văn (8 điểm) Em hãy tả một cây ăn quả hoặc một cây bóng mát mà em yêu thích. - Phần ý, nội dung 5 điểm cho đoạn bài, bài văn nêu đủ các ý theo yêu cầu của đề bài. + Mở bài: 0,5 điểm. + Thận bài: 4 điểm. + Kết bài 0,5 điểm) - Phần kĩ năng 3 điểm: + 1 điểm cho kĩ năng viết chữ đúng kiểu, cỡ chữ và viết đúng chính tả. + 1 điểm cho kĩ năng dùng từ đặt câu đúng. + 1 điểm cho phần kĩ năng vượt trội ở một trong số các lĩnh vực sau: về ý, cách dùng từ đặt câu, tạo hình ảnh, thể hiện cảm xúc. Chuyên môn duyệt Tổ khối duyệt Buôn Hồ, ngày 21/05/2020 Người ra đề Nguyễn Thị Thanh Thúy