Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
de_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_20.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II BẮC NINH NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 (Đề có 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút(không kể thời gian giao đề) Câu 1. (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. ( .) Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém. (Ngữ văn 9,Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam) a)Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. b)Xét về cấu tạo, câu văn in đậm thuộc kiểu câu nào? c)Chỉ ra thành phần khởi ngữ trong câu văn in đậm. d) Từ đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-12 câu) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của tinh thần tự học đối với mỗi học sinh trong đại dịch Covid-19. Câu 2. (6,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân (Viếng lăng Bác - Viễn Phương Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam) Hết
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II BẮC NINH NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Ngữ văn - Lớp 9 (Hướng dẫn chấm có 04 trang) Phần/Câu Nội dung Điểm 1 4,0 a - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0,5 b - Xét về cấu tạo, câu văn in đậm là câu ghép. 0,5 - Thành phần khởi ngữ trong câu văn in đậm: việc học tập, việc 1,0 c làm người HDC: Học sinh trả lời đúng 01 khởi ngữ đạt 0,5 điểm. d 2,0 * Về hình thức -Đoạn văn bắt đầu bằng chữ cái in hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dầu chấm xuống dòng; đảm bảo số câu theo yêu cầu, có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. - Trình bày mạch lạc, chuẩn chính tả, ngữ pháp * Về nội dung Mở đoạn:Để phòng chống dịch bệnh Covid-19, nhiều địa 0,25 phương, nhiều trường học tạm dừng cho học sinh đến trường là cần thiết, thay vào đó là học trực tuyến, hoặc kết hợp học trực tiếp và trực tuyến, tinh thần tự học của mỗi học sinh càng có vai trò quan trọng. HDC: Học sinh có thể mở đoạn bằng nhiều cách nhưng giới thiệu được vấn đề nghị luận vẫnđạt điểm tối đa. Thân đoạn: 1,5 - Tinh thần tự học là gì ? Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện, trau dồi thu nhận,tích lũy kiến thức và hình thành kĩnăng sống. - Vai trò của tự học: + Từ những hướng dẫn của thầy cô, tự học giúp học sinh chủ động, tự giác học tập qua các chương trình dạy học trên sóng truyền hình, các bài giảng online, đọc sách nhằmôn tập những bài đã học, bù lấp lỗ hổng kiến thức hoặc tìm hiểu kiến thức nâng cao để không ngừng tiến bộ trong học tập. + Tự học giúp học sinh rèn luyện tính chăm chỉ, tự lập,bền bỉ, trách nhiệm
- +Học sinh tự học sẽ được bạn bè, thầy cô tin tưởng, yêu mến là tiền đề để đạt thành tích cao trong học tập, thành công trong cuộc sống. + Phê phán những bạn học sinh còn lười nhác, ỷ lại, chưa có tinh thần tự học. 0,25 Kết đoạn:Tinh thần tự học của mỗi học sinh góp phần đảm bảo chất lượng học tập trong thời gian nghỉ phòng chống dịch đồng thời góp phần giúp giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, xây dựng một xã hội tốt đẹp. HDC: Học sinh diễn đạt bằng các ý tương đương vẫn đạt điểm tối đa. Cảm nhận về hai khổ thơ trong bài thơ Viếng lăng Bác của 2 6,0 tác giả Viễn Phương * Yêu cầu chung - Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về một đoạn thơ: mở bài, thân bài, kết bài. - Xác định đúng vấn đề nghị luận: cảm xúc của nhà thơ khi đếnviếng Bác. - Triển khai vấn đề thành các luận điểm rõ ràng, khoa học. Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc. * Yêu cầu cụ thể Học sinh có thể bộc lộ cảm nhận về đoạn thơ theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 1) Mở bài 0,5 - Giới thiệu về tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác. - Khái quát đoạn thơ: Đoạn thơ nằm ở phần đầu tác phẩm thể hiện những cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác. HDC: Học sinh diễn đạt bằng nhiều cách nhưng giới thiệu được vấn đề nghị luận vẫn đạt điểm tối đa. 2) Thân bài 5,0 a) Cảm nhận về nội dung: * Khổ 1: 1,5 - Mở đầu khổ thơ là lời giới thiệu về việc nhà thơ từ miền Nam xa xôi ra thăm lăng Bác.Cách xưng hô con-Bác gần gũi mà thành kính. Nhà thơ dùng từthăm chứ không dùng viếngnhằm giảm bớt đau thương và thể hiện niềm tin Bác vẫn sống mãi cùng dân tộc. - Đứng trước lăng, nhà thơ xúc động khi nhìn thấy hình ảnh
- hàng trebát ngátbình yên mà thân thuộc. - Câu cảm thán Ôi! diễn tả nỗi xúc động nghẹn ngào khi đứng trước lăng Bác. - Hàng tre xanh xanhViệt Nammang ý nghĩabiểu tượng cho tinh thầnđoàn kết, ý chí kiên cường của con người Việt Namtrước bão táp mưa savẫn hiên ngang, bất khuấtđể đi tới thắng lợi. Hàng tre xanhgợi hình ảnh cả dân tộc đang quây quần bên Bác. => Khổ thơ là niềm xúc động bồi hồi, niềm tự hào của những người con miền Nam khi được đến viếng lăng Bác. * Khổ 2: 2,0 - Hình ảnh mặt trời trong lăng nhằm ngợi ca công lao to lớn,tầm vóc vĩ đại,khẳng định sức sống bất tử của Bác. Người nhưvầng dương tỏa ánh sáng của lí tưởng cách mạng để đem về độc lập tự do, cuộc sống ấm no, hạnh phúccho nhân dân. - Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ, kết tràng hoa diễn tả tìnhcảm thành kính thiêng liêng, niềm kính yêu vô hạn của cả dân tộc thương nhớ Bác, ngày ngày kính dâng lên Người. - Câu thơ cuối với hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng bảy mươi chín mùa xuân gợi nhắc đến cuộc đời Bác. Người đã dâng hiến cả đời mình, dâng hiến những gì đẹp đẽ nhất cho đất nước để làm nên những mùa xuân chiến thắng.Hình ảnh Bác sống mãi trong sự nghiệp của dân tộc. => Khổ thơ ngợi ca công lao trời biển của Bác, đồng thời thể hiện tình cảm thương nhớ, kính yêu, biết ơn vô hạn của dân tộc dành cho Người. b) Cảm nhận về nghệ thuật: 1,0 - Thể thơ tám chữ sáng tạo; giọng điệu thiết tha, sâu lắng; ngôn ngữ thơ giản dị mà cô đọng; kết hợp hài hòa hình ảnh tả thực và liên tưởng độc đáo. - Cách dùng từ ngữ xưng hô giản dị; nghệ thuật nói giảm, nói tránh;điệp ngữ; ẩn dụ; nhân hóa; thành ngữ được sử dụng nhuần nhuyễn. c) Đánh giá:Bằng nhiều biện pháp tu từ đặc sắc, có giá trị gợi 0,5 hình, gợi cảm; các từ ngữ và hình ảnh chọn lọc Đoạn thơ đã thể hiện tấm lòng thành kính và niềm xúc động, nghẹn ngào của nhà thơ khi lần đầu tiên được ra lăng viếng Bác. Đặc biệt là những cảm xúc khi đứng trước lăng Bác và lúc hòa cùng dòng người vào lăng viếng Bác.
- HDC: Học sinh trình bày bằng cách khác nhưng làm rõ được vấn đề nghị luận vẫn đạt điểm tối đa. 3) Kết bài 0,5 - Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ góp phần làm nên thành công của bài thơ Viếng lăng Bác. - Đoạn thơ khơi gợi tình cảm với Bác kính yêu. HDC: Học sinh diễn đạt cách khác nhưng đảm bảo yêu cầu vẫn đạt điểm tối đa. Tổng điểm 10,0 *Lưu ý: Điểm hình thức bao gồm điểm từng câu. Khi chấm thực hiện không cho điểm hình thức. Nếu bài làm trình bày cẩu thả, sai từ 5 lỗi chính tả trở lên có thể trừ từ 0,25 đến 0,5 điểm.