Đề kiểm tra cuối năm Địa lí 9 - Trường THCS Bát Tràng

docx 14 trang thienle22 3060
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối năm Địa lí 9 - Trường THCS Bát Tràng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_nam_dia_li_9_truong_thcs_bat_trang.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối năm Địa lí 9 - Trường THCS Bát Tràng

  1. PGD&ĐT GIA LÂM ĐỀ THI NĂM HỌC 2019- 2020 TRƯỜNG THCS BÁT TRÀNG MÔN: ĐỊA LÍ 9 (Đề có 05 trang, 40 câu TN) Thời gian : 60 phút Mã đề 01 1. Khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng loại hình GTVT nào nhiều nhất? A. Đường sắt. B. Đường bộ C. Đường sông D. Đường biển. 2. Loại hình giao thông vận tải xuất hiện sau nhất ở nước ta là: A. Đường sắt. B. Đường bộ C. Đường hàng không D. Đường ống. 3. Nét văn hóa riêng của mỗi dân tộc được thể hiện ở những mặt. A. Ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán. B. Kinh nghiệm,lao động sản xuất, ngôn ngữ. C. Các nghề truyền thống của mỗi dân tộc,trang phục. D. Ngôn ngữ, trang phục, đia bàn cư trú. 4. Mật độ dân số ở thành phố nào cao nhất Việt Nam? A. Hà Nội B. T.P Hồ Chí Minh C. Hải Phòng D. Đà Nẵng. 5. Dựa vào Atlat trang 15, hãy cho biết những đô thị nào có quy mô dân số trên 1 triệu người. A. Hà Nội. Hải Phòng, Thành phố HCM. B. Hà Nội, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh. C. Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ. D. Thành Phố HCM, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu. 6. Phân theo trình độ, nguồn lao động nước ta chủ yếu là: A. Đã qua đào tạo B. Lao động trình độ cao C. Lao động đơn giản D. Tất cả chưa qua đào tạo. 7. Cho bảng số liệu sau đây: DÂN SỐ VÀ DIỆN TÍCH VÙNG ĐBSH VÀ CẢ NƯỚC NĂM 2006 Địa phương Dân số( nghìn người) Diện tích(km2) Cả nước 84155,8 331212 Đồng bằng sông Hồng 18207,9 14863 Mật độ dân số của cả nước và Đồng bằng sông Hồng năm 2006 là: A. 253 người/km2 và 1230 người/km2 B. 254 người/km2 và 1225 người/km2 C. 254 người/km2 và 1230 người/km2 D. 252 người/km2 và 1225 người/km2 8. Vùng có trung tâm thương mại lớn nhất cả nước là A. Đồng bằng Sông Hồng B. Đồng bằng Sông Cửu Long 1
  2. C. Đông Nam Bộ D. Tây Nguyên. 9. Thương mại bao gồm 2 hoạt động là A. nội thương và ngoại thương. C. mua và bán trên thị trường. B. xuất khẩu và nhập khẩu. D. vận chuyển và trao đổi hàng hóa. 10. Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất vùng trung du miền núi phía bắc là A. Đồng B. Sắt C. Đá vôi D. Than đá. 11. Những chỉ số phát triển nào ở Tây Bắc cao hơn Đông Bắc? A. Mật độ dân số B. Tỷ lệ gia tăng dân số và hộ nghèo C. Thu nhập và tỷ lệ biết chữ D. Tuổi thọ, tỷ lệ thị dân. 12. Phân tích bảng số liệu cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991- 2016 (%) rút ra nhận xét sau: A. Tỉ trọng nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm; công nghiệp và dịch vụ tăng. B. Tỉ trọng nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng; công nghiệp và dịch vụ tăng. C. Tỉ trọng nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm; công nghiệp và dịch vụ giảm. D. Tỉ trọng nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm; công nghiệp giảm và dịch vụ tăng. 13. Vai trò của dịch vụ đối với nền kinh tế nước ta thể hiện ở việc A. mở rộng thị trường ra các nước, các khu vực mới. B. thu hút ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế. C. giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. D. đóng góp ngày càng lớn vào tổng GDP cả nước. 14. Tỉ trọng đóng góp của khu vực dịch vụ trong cơ cấu GDP của nước ta A. có xu hướng tăng dần B. có xu hướng giảm dần. C. ít biến động qua các năm. D. tăng nhưng không ổn định. 15. Nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp là A. nhân tố tự nhiên. B. nhân tố kinh tế- xã hội. C. thị trường tiêu thụ. D. khoáng sản. 16. Nhân tố nào sau đây làm cho mỗi vùng ở nước ta có thế mạnh khác nhau trong phát triển công nghiệp? A. Vị trí địa lí. B. Điều kiện khí hậu. C. Yếu tố địa hình. D. Sự phân bố tài nguyên. 17. Rừng nước ta có 3 loại: A. Rừng sản xuất. B. Rừng phòng hộ. C. Rừng đặc dụng. Với 3 chức năng cơ bản: 1. Cung cấp nguyên nhiên liệu cho công nghiệp, dân dụng và xuất khẩu 2. Bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ giống loài quý hiếm 3. Phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường. Cách ghép đôi nào sau đây là đúng? 2
  3. A. A – 1; B – 2; C – 3B. A – 2; B – 3; C – 1 C. A – 3; B – 1; C – 2 D. A – 1; B – 3; C – 2. 18. Biện pháp quan trọng hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp nước ta là: A. Chọn lọc lai tạo giống B. Sử dụng phân bón thích hợp C. Tăng cường thuỷ lợi D. Cải tạo đất, mở rộng diện tích. 19. Nền kinh tế nước ta bước vào giai đoạn đổi mới từ khi nào? A. 1930 B. 1945 C. 1975 D. 1986. 20. Cho bảng số liệu: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 2000 - 2010 (Đơn vị: tỷ đồng) Năm 2000 2010 Nông- lâm- thủy sản 108 356 407 647 Công nghiệp- xây dựng 162 220 814 065 Dịch vụ 171 070 759 202 Tổng số 441646 1980 914 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế nước ta năm 2000 và năm 2010 là A. cột chồng B. tròn C. miền D. đường biểu diễn. 21. Hoạt động kinh tế chủ yếu ở khu vực đồi núi phá tây vùng Bắc Trung Bộ là A. nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, nuôi trâu bò đàn B. nuôi trồng thủy sản, sản xuất lương thực, cây công nghiệp hằng năm C. trồng cây công nghiệp hàng năm, đánh bắt thủy sản D. sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ 22.Vùng đất cát pha duyên hải ở Bắc Trung Bộ dược trồng trên diện tích lớn A. cây lúa và hoa màu B. cây lạc và vừng C. cây cao su và cà phê D. cây thực phẩm và cây ăn quả 23.Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt thuộc A. Tỉnh quảng Nam và Quảng Ngãi B. Tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên C. TP Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa D. Tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận 24.Các vịnh biển không thuộc vùng DHNTB là A. Vân Phong, Nha Trang B. Hạ Long, Diễn Châu C. Cam Ranh, Dung Quất D. Quy Nhơn, Xuân Đài 25.Không thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là tỉnh A. Khánh Hòa B. Bình Định C. Quảng Nam D. Quảng Ngãi 26.Tại sao Nam Trung Bộ có sản lượng khai thác thuỷ sản cao hơn Bắc Trung Bộ? A. Có bờ biển dài hơn B. Nhiều tàu thuyền hơn C. Nhiều ngư trường hơn D. Khí hậu thuận lợi hơn. 3
  4. 27. Tỉnh nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam- Lào-Campuchia A. Gia Lai B. Đắk Lắk C. Kon Tum D. Lâm Đồng 28. Một trong những đặc điểm về địa hình ở Tây Nguyên là: A. Địa hình núi cao bị cắt xẻ mạnh. B. Địa hình cao nguyên xếp tầng. C. Địa hình núi xen kẽ với đồng bằng D. Địa hình cao nguyên đá vôi tiêu biểu. 29. Nguyên nhân cơ bản của việc đánh bắt ven bờ là: A. Biển nhiều thiên tai. B. Cá chủ yếu ở ven bờ C. Tàu thuyền nhỏ D. Chính sách. 30. Vùng biển ở bên trong đường cơ sở tiếp giáp với đất liền là A. lãnh hải. B. tiếp giáp lãnh hải. C. nội thủy. D. vùng đặc quyền kinh tế. 31. Các đảo ven bờ ở nước ta là A. Phú Quốc, Cát Bà, Lí Sơn.B.Phú Quốc, Cát Bà, Hoàng Sa. C. Phú Quốc,Trường Sa, Lí Sơn. D. Bạch Long Vĩ, Hoàng Sa, Trường Sa. 32. Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển Quốc gia ven biển có quyền xác định lãnh hải nước ta rộng (tối đa) bao nhiêu Hải lý? A. 20 hải lý B. 25 hải lý C. 12 hải lý D. 35 hải lý 33.Các tỉnh, thành phố nào của Đông Nam Bộ tiếp giáp Cam –pu – chia? A. Bình Dương, Bình Phước B. TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu. C. Tây Ninh, Bình Phước. D. Đồng Nai, Bình Dương. 34. Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở ĐNB là: A. Đát xám và đất phù sa B. Đất badan và đất feralit C. Đất phù sa và đất feralit D. Đất badan và đất xám trên phù sa cổ. 35. Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở ĐBSCL là: A. Đất phèn B. Đất mặn. C. Đất phù sa ngọt. D. Đất cát ven biển 36. Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở ĐBSCL, chiếm tỉ trọng lớn nhất là ngành A. Sản xuất vât liệu xây dựng B. Sản xuất hàng tiêu dùng. C. Công nghiệp cơ khí D. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. 37. Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống A. sông Hồng và sông Thái Bình B. sông Hồng và sông Đà C. sông Hồng và sông Cầu D. sông Hồng và sông Lục Nam 38.Tài nguyên khoáng sản có giá trị ở ĐBSH là A. than nâu, bôxít, sắt, dầu mỏ. B. đá vôi, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên C. apatit, mangan, than nâu, đồng D. thiếc, vàng, chì, kẽm 4
  5. 39. Di sản thiên nhiên – điểm du lịch lớn nhất nước ta là: A. Vịnh Hạ Long B. Huế C. Đà Lạt D. Vườn quốc gia U Minh Hạ. 40. Đối với sự phát triển kinh tế ngành du lịch có tác dụng. A. Đem lại nguồn thu nhập lớn, nâng cao trình độ dân trí. B. Phát triển số lượng và chất lượng đường giao thông, nhà hàng, khách sạn. C. Mở rộng giao lưu giữa nước ta với thế giới,cải thiện đời sống nhân dân. D. Phát triển ngoại thương, cải thiện đời sống nhân dân. 5
  6. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM ĐÁP ÁN ĐỀ 01– NĂM HỌC2019 - 2020 TRƯỜNG THCS BÁT TRÀNG 1 B 20 B 2 D 21 A 3 A 22 B 4 B 23 C 5 B 24 B 6 C 25 B 7 B 26 C 8 C 27 C 9 A 28 D 10 D 29 C 11 B 30 C 12 A 31 A 13 C 32 A 14 D 33 C 15 D 34 D 16 D 35 C 17 D 36 D 18 C 37 A 19 D 38 C 39 A 40 C 6
  7. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊA 9 TRƯỜNG THCS BÁT TRÀNG ĐỀ 01– NĂM HỌC2019 - 2020 Nội dung kiến Tổng thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Địa lí kinh tế và dân cư Số câu: 5 5 6 16 câu Số điểm: 1.25đ 1,25đ 1,5đ 4 điểm Tỷ lệ phầm trăm: 12.5% 12,5% 15% 40% Địa lí vùng kinh tế Số câu: 15 5 4 24 câu Số điểm: 3.75đ 1,25đ 1đ 6 điểm Tỷ lệ phầm trăm: 37.5% 12,5% 10% 60 % Tổng số câu: 20 câu 10 câu 10 câu 40 câu Tổng số điểm: 5 điểm 2,5 điểm 2,5 điểm 10 điểm Tỷ lệ phầm trăm: 50 % 25 % 25 % 100 % 7
  8. PGD&ĐT GIA LÂM ĐỀ THI THỬ NĂM HỌC 2019- 2020 TRƯỜNG THCS BÁT TRÀNG MÔN: ĐỊA LÍ 9 (Đề có 05 trang, 40 câu TN) Thời gian : 60 phút Mã đề 02 1. Loại hình giao thông vận tải ở nước ta có tỉ trọng tăng nhanh nhất là: A. Đường sắt B. Đường bộ C. Đường hàng không D. Đường sông. 2. Loại hình giao thông vận tải đường biển nước ta phát triển khá nhanh vì. A. Ngành đóng tàu biển của Việt Nam đang phát triển. B. Nhiều cảng biển được xây dựng hiện đại. C. Đường biển ngày càng hoàn thiện hơn. D. Nền ngoại thương Việt Nam phát triển khá nhanh. 3. Hoạt động kinh tế đối ngoại ở nước ta phát triển nhất là A. xuất khẩu lao động. B. ngoại thương C.thu hút đầu tư. D. du lịch quốc tế. 4. Nhóm hàng nào sau đây không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta? A. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản. B. Tư liệu sản xuất và máy móc, thiết bị. C. Hàng thủ công và tiểu thủ công nghiệp. D. Hàng nông- lâm – thủy sản. 5. Dịch vụ được chia thành ba nhóm ngành là A. dịch vụ sản xuất, tiêu dùng và công cộng. B. cá nhân, sản xuất và công cộng. C. cá nhân, du lịch và nghề nghiệp. D. tiêu dùng, du lịch và nghề nghiệp. 6. Ý nào sau đây không phải là vai trò của ngành dịch vụ A. Tạo nhiều việc làm B. Nâng cao đời sống nhân dân. C. Đóng góp lớn vào GDP. D. Tạo ra sản phẩm độc đáo. 7.Cho bảng cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991- 2016 (%) Năm 1991 1995 2002 2016 Nông, lâm, ngư nghiệp 40,5 27,2 23,0 16,3 Công nghiệp- Xây dựng 23,8 28,8 38,5 42,8 Dịch vụ 35,7 44 38,5 40,9 Biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991- 2016 là A. Cột B. Miền C. Đường D. Tròn 8. Ở nước ta, công nghiệp trọng điểm là những ngành có đặc điểm A. sử dụng khoa học và công nghệ hiện đại, tiên tiến. B. phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên và nguồn lao động. C. đòi hỏi lao động có trình độ cao, tác phong chuyên nghiệp. D. phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường trong và ngoài nước. 8
  9. 9. Các ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu tập trung chủ yếu ở các vùng A. TD&MN Bắc Bộ, ĐB sông Hồng. B. ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long C. ĐB sông Hồng và Đông Nam Bộ. D. Đông Nam Bộ và TD&MN Bắc Bộ. 10. Rừng nào sau đây là rừng đặc dụng? A. Các dải rừng nhập mặn ven biển. B. Rừng phi lao chắn cát. C. Rừng cao su và rừng bạch đàn. D. Các vườn quốc gia. 11. Sự giảm tỉ trọng của cây lương thực cho thấy ngành trồng trọt nước ta đang A. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. B. Phát triển đa dạng cây trồng. C. Tận dụng triệt để tài nguyên đất. D. Phát huy thế mạnh nền nông nghiệp nhiệt đới. 12. Theo sự đổi mới hiện nay, nước ta có bao nhiêu thành phần kinh tế cơ bản? A. 4 thành phần. B. 5 thành phần. C. 6 thành phần. D. 7 thành phần 13.Khoáng sản chính của vùng DHNTB là A. Sắt, đá vôi, cao lanh. B. Than nâu, mangan, thiếc. C. Đồng, Apatít, vàng D. Cát thủy tinh, ti tan, vàng 14.Hoạt động kinh tế ở khu vực đồng bằng ven biển vùng DHNTB chủ yếu là A. chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp hằng năm và lâu năm B. nuôi bò, nghề rừng, trồng cà phê. C. công nghiệp, thương mại, thủy sản D. trồng cây công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, giao thông. 15. Khó khăn lớn nhất về khí hậu đối với sản xuất và đời sống ở Tây Nguyên là: A. Hay có những hiện tượng thời tiết thất thường. B. Nắng lắm, mưa nhiều làm cho đất bị rửa trôi. C. Mùa mưa thường xuyên gây ra lũ lụt. D. Mùa khô kéo dài dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng 16. Về mật độ dân số, Tây Nguyên hiện là vùng: A. Có mật độ thấp sau Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Dân cư trù mật do nhập cư từ các vùng khác. C.Có mật độ dân số thấp nhất cả nước. D.Có mật độ trung bình so với các vùng khác. 17. Theo thứ tự lần lượt từ đất liền trở ra, vùng biển nước ta bao gồm các bộ phận A. tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải, nội thủy. B. lãnh hải, nội thủy, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế. C. vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải, nội thủy, tiếp giáp lãnh hải. D. nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế. 18. Đảo có diện tích lớn nhất nước ta là 9
  10. A. Phú Qúy B. Cát Bà C. Phú Quốc D. Côn Đảo. 19. Thực trạng khai thác hải sản xa bờ nước ta là A. phương tiện khai thác hiện đại. B. việc khai thác đảm bảo cân bằng sinh thái C. khai thác gấp 2 lần khả năng cho phép. D. khai thác chỉ bằng 1/5 mức cho phép. 20. Tổng trữ lượng hải sản khai thác nước ta chủ yếu là A. cá biển B. tôm C. ngọc trai D. hải sâm 21. Khó khăn của ĐNB đối với phát triển kinh tế là : A. Chỉ có hai tỉnh và thành phố giáp biển (TP HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu) B. Đất đai kém màu mỡ, thời tiết thất thường C. Ít khoáng sản, rừng và tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường. D. Tài nguyên sinh vật hạn chế và có nguy cơ suy thoái 22.Đặc điểm không đúng với vùng ĐNB là : A. Dân cư đông đúc, mật độ dân số khá cao B. Thị trường tiêu thụ hạn chế do đời sống nhân dân ở mức cao C. Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. D. Có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước. 23.ĐBSCL là : A. Vùng trọng điểm cây công nghiệp lớn nhất cả nước B. Vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước. C. Vùng trọng điểm chăn nuôi gia súc lớn nhất cả nước D. Vùng trọng điểm cây thực phẩm lớn nhất cả nước 24.So với các vùng khác, đặc điểm không phải của ĐBSCL là A. Năng suất lúa cao nhất cả nước B. Diện tích và sản lượng lúa cả năm cao nhất. C. Bình quân lương thực theo đầu người cao nhất D. Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước. 25. Các trung tâm kinh tế quan trọng không phải của Bắc Trung Bộ là A. Thanh Hóa, Vinh, Hà Tĩnh B. Vinh, Đồng Hới, Đông Hà C. Thanh Hóa, Vinh, Huế D. Đà Nẵng, Tuy Hòa. 26. Để hạn chế tác hại của gió tây khô nóng, vùng Bắc Trung Bộ cần. A. Xây dựng các hồ chứa nước và bảo vệ rừng. B. Bảo vệ rừng và trồng rừng phòng hộ. C. Dự báo đề phòng thời gian hoạt động của gió tây khô nóng. D. Trồng rừng điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái. 27. Các tỉnh không thuộc đồng bằng sông Hồng là 10
  11. A. Bắc Giang, Lạng Sơn B. Thái Bình, Nam Định C. Hà Nam, Ninh Bình D. Bắc Ninh, Vĩnh Phúc 28. Ngành công nghiệp trọng điểm không phải của ĐBSH là A. công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm B. công nghiệp khai khoáng C. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng D. công nghiệp cơ khí và sản xuất vật liệu xây dựng 29. Về mùa đông khu vực Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc là do: A. Hướng địa hình B. Tây Bắc xa khối không khí lạnh hơn C. Đông Bắc ít thực vật hơn D. Đông Bắc giáp biển. 30. Để bảo vệ địa hình, tài nguyên đất vùng trung du - miền núi Bắc Bộ phát triển theo hướng. A. Mô hình nông - lâm kết hợp. B. Trồng rừng phòng hộ vùng núi cao. C. Khai thác đi đôi với bảo vệ và trồng rừng. D. Tăng cường công tác "Phủ xanh đất trống, đồi trọc" 31. Nghề thủ công của các dân tộc Thái, Tày là. A. Làm đồ gốm. B. Dệt thổ cẩm. C. Khảm bạc. D. Trạm trổ. 32. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nông thôn nước ta cao hơn thành thị do. A. Ở nông thôn khó áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. B. Nông thôn có nhiều ruộng đất nên cần nhiều lao động. C. Mặt bằng dân trí và mức sống của người dân thấp. D. Quan niệm "Trời sinh voi, trời sinh cỏ" còn phổ biến. 33.Quá trình đô thị hóa ởnước ta đang diễn ra ở mức độ . A. Thấp B. Rất thấp C.Trung bình D: Cao 34. Phân theo cơ cấu lãnh thổ, nguồn laođộng nước ta chủ yếu phân bố ở: A. Nông thôn B. Thành thị C. Vùng núi D. Hải đảo. 35. Cho bảng số liệu về sự biến đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta năm 1999 và năm 2005 (%) Độ tuổi Năm 1999 Năm 2005 Từ 0 đến 14 tuổi 33.5 27 Từ 15 đến 59 tuổi 58.4 64 Trên 60 tuổi 8.1 9 Tỉ lệ dân số phụ thuộc của năm 1999 và 2005 lần lượt là: A. 63,5 và 52,3 C. 71,2 và 50,3 B. 71,2 và 56,3 D. 81,2 và 51,3 11
  12. 36.Trên thế giới, nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số: A. Thấp B.Trung Bình C.Cao D. Rất cao 37. Nguyên nhân dẫn đến nguồn lao động thất nghiệp nhiều là: A. Nguồn lao động tăng nhanh B. Các nhà máy, xí nghiệp còn ít C. Các cơ sở đào tạo chưa nhiều D. Tất cả các ý trên. 38.Cũng theo xu hướng hiện nay, lĩnh vực nào tỷ trọng lao động ngày càng tăng? A. Nông nghiệp B. Công nghiệp C. Dịch vụ D. Không có sự thay đổi. 39.Nông sản nổi tiếng ở Buôn Ma Thuột và Đà Lạt là: A. Chè, điều và mía. B. Cao su và hoa, quả nhiệt đới. C. Hồ tiêu, bông và thuốc lá. D. Cà phê và hoa, rau quả ôn đới. 40.Ngoài những thử thách trong nước, ta đang phải đối mặt với thử thách từ bên ngoài là: A. Du nhập lao động B. Du nhập máy móc, thiết bị C. Du nhập hàng hoá D. Sự đầu tư. 12
  13. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM ĐÁP ÁN ĐỀ 02– NĂM HỌC2019 - 2020 TRƯỜNG THCS BÁT TRÀNG 1 C 20 A 2 D 21 C 3 B 22 B 4 B 23 A 5 A 24 A 6 D 25 D 7 B 26 A 8 B 27 A 9 D 28 B 10 D 29 A 11 D 30 A 12 D 31 B 13 D 32 C 14 C 33 D 15 D 34 A 16 C 35 A 17 D 36 C 18 C 37 D 19 D 38 C 39 D 40 C 13
  14. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊA 9 TRƯỜNG THCS BÁT TRÀNG ĐỀ 02– NĂM HỌC2019 - 2020 Nội dung kiến Tổng thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Địa lí kinh tế và dân cư Số câu: 5 5 6 16 câu Số điểm: 1.25đ 1,25đ 1,5đ 4 điểm Tỷ lệ phầm trăm: 12.5% 12,5% 15% 40% Địa lí vùng kinh tế Số câu: 15 5 4 24 câu Số điểm: 3.75đ 1,25đ 1đ 6 điểm Tỷ lệ phầm trăm: 37.5% 12,5% 10% 60 % Tổng số câu: 20 câu 10 câu 10 câu 40 câu Tổng số điểm: 5 điểm 2,5 điểm 2,5 điểm 10 điểm Tỷ lệ phầm trăm: 50 % 25 % 25 % 100 % 14