Đề kiểm tra cuối học kì II môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (Có đáp án)

doc 10 trang Thủy Hạnh 15/12/2023 1790
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_toan_tieng_viet_lop_4_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TH NGUYỄN TRÃI MA TRẬN ĐỀ MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ II LỚP 4A2 NĂM HỌC 2020 - 2021 STT Chủ Số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng đề câu ( Nhận biết ) ( Thông hiểu) ( Vận dụng) ( Vận dụng Số nâng cao) điểm TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc Số hiểu câu 2 1 1 1 5 1 văn Câu bản số 1,2 5 7 8 Số điểm 2 1 0,5 0,5 4 Kiến Số thức câu 2 1 1 1 5 2 về từ, Câu câu số 3,4 6 9 10 Số điểm 1,0 1,0 0,5 0,5 3 Tổng số câu 4 2 1 1 2 10 Tổng số điểm 3,0 2,0 0,5 0,5 1,0 7 An Lạc, ngày 05 /5 /2021 Hiệu trưởng. Khối trưởng Người ra đề Nguyễn Thị Hương Lê thị Huệ
  2. PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TH NGUYỄN TRÃI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II- LỚP 4A2 Năm học: 2020 - 2021 Môn: Tiếng Việt - Thời gian: 70 phút A. Kiểm tra đọc 1. Đọc thành tiếng ( 3 điểm) Học sinh bốc thăm để đọc một trong các bài Tập đọc đã học từ tuần 20 đến tuần 30 Sách Tiếng Việt 4, tập 2. Sau đó, trả lời câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc do giáo viên yêu cầu.( Thực hiện trong các tiết ôn tập) 2. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt ( 7 điểm) Đọc thầm bài: Nếu ước mơ đủ lớn Tôi chú ý đến cô bé ấy khi thấy cô rất ham mê bóng rổ. Có lần, hai bác cháu nói chuyện, cô bé bảo: “Cháu muốn vào đại học. Nhưng cháu chỉ có thể theo học nếu có học bổng. Cháu nghĩ nếu chơi bóng thật xuất sắc, sẽ nhận được học bổng. Ba cháu bảo nếu ước mơ đủ lớn, những chuyện khác chỉ là chuyện nhỏ.” Một hôm, thấy cô bé buồn, tôi hỏi, cô trả lời: - Các huấn luyện viên bảo cháu hơi thấp, không thể chơi cho đội hạng nhất. Như vậy thì nói gì đến học bổng được nữa! - Ý ba cháu thế nào? - Ba cháu bảo: “Các huấn luyện viên sai bét, vì họ không hiểu được sức mạnh của ước mơ. Nếu con thực sự muốn thì không gì có thể ngăn cản con, ngoại trừ một điều - thái độ của chính mình!” Năm cuối bậc phổ thông, đội bóng của cô giành giải vô địch toàn quốc, cô được cấp học bổng vào đại học. Vừa vào trường, cô nhận được tin dữ: ba bị ung thư. Trước khi qua đời, ông nắm lấy bàn tay cô, gắng sức nói: “Tiếp tục ước mơ con nhé! Đừng để ước mơ của con chết theo ba.” Những năm tiếp theo quá khó khăn đối với cô. Nhưng cô đã hoàn tất chương trình đại học một cách xuất sắc. Bởi vì mỗi khi muốn bỏ cuộc, cô lại nhớ lời ba: “Nếu ước mơ đủ lớn, con có thể làm được mọi việc”. Và tôi nghe cô nói với bạn bè: “Nếu ước mơ đủ lớn, những điều còn lại chỉ là chuyện nhỏ.” Theo Nguyễn Thị Thu Hà * Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau: - Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em chọn. - Viết ý kiến của em vào chỗ trống. Câu 1. Cô bé buồn phiền vì điều gì? A. Không đủ chiều cao để chơi cho đội bóng rổ hạng nhất. B. Không đủ tiền để tham gia khoá huấn luyện của đội bóng quốc gia. C. Không có học bổng để theo học đại học. D. Các huấn luyện viên không nhận vào đội bóng rổ của trường. Câu 2. Những dòng nào dưới đây nêu đúng điều bố cô bé đã nói với cô? A. Nếu con thực sự muốn thì không gì có thể ngăn cản con. B. Nếu ước mơ đủ lớn, con có thể làm được mọi việc. C. Nếu ước mơ đủ lớn, những chuyện khác chỉ là chuyện nhỏ. D. Cần phải biết khắc phục nhược điểm của bản thân.
  3. Câu 3. Câu nào dưới đây có bộ phận trạng ngữ? A. Tôi chú ý đến cô bé ấy khi thấy cô rất ham mê bóng rổ. B. Năm cuối bậc phổ thông, đội bóng của cô giành giải vô địch toàn quốc. C. Các huấn luyện viên bảo cháu hơi thấp, không thể chơi cho đội hạng nhất. D. Cháu nghĩ nếu chơi bóng thật xuất sắc, sẽ nhận được học bổng. Câu 4. Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? “Một hôm, thấy cô bé buồn, tôi hỏi, cô trả lời: - Các huấn luyện viên bảo cháu hơi thấp, không thể chơi cho đội hạng nhất.” A. Đánh dấu phần chú thích trong câu. B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của cô bé. C. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của người bố. D. Báo hiệu bộ phận đứng sau là ý nghĩ của nhân vật. Câu 5. Câu nói “Đừng để ước mơ của con chết theo ba.” ý nói gì? A. Đừng ước mơ như ba! B. Đừng chết theo ba! C. Đừng ước mơ! D. Đừng từ bỏ ước mơ! Câu 6. Trong câu “ Tay anh bù nhìn cầm một cái vọt tre mềm như cần câu.”Chủ ngữ là: A. Tay, cần câu. B. Tay anh bù nhìn. C. Anh bù nhìn. D. Cái vọt tre. Câu 7. Theo em, ước mơ thế nào là đủ lớn? Câu 8. Em cũng đã từng ước mơ. Em hãy kể một ước mơ và cho biết em đã làm gì để thực hiện ước mơ đó? Câu 9. Nối câu văn bên trái với kiểu câu bên phải sao cho phù hợp. 1. Căn nhà trống vắng. A. Câu kể “Ai làm gì?”. 2. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. B. Câu kể “Ai thế nào?”. 3. Bạn giỏi quá! C. Câu kể “Ai là gì?”. 4. Các thanh niên lên rừng làm rẫy. D. Câu cầu khiến. E. Câu cảm. Câu 10. Viết câu văn tả hình dáng của một con vật trong đó có sử dụng từ ngữ gợi tả và biện pháp so sánh. B. Kiểm tra viết (10 điểm) I. Chính tả nghe – viết (2 điểm) Bài viết: Đường đi Sa Pa - Sách tiếng việt 4 tập II trang 102 Viết từ đầu đến lướt thướt liễu rủ II. Tập làm văn (8 điểm) Hãy tả về một con vật (con mèo, con chó, con gà ) mà em yêu thích nhất. An Lạc, ngày 05 /5 /2021 Hiệu trưởng. Khối trưởng Người ra đề Nguyễn Thị Hương Lê thị Huệ
  4. Trường: TH Nguyễn Trãi BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II- LỚP 4A2 Lớp: 4A2 Năm học: 2020 - 2021 Họ và tên: Môn: Tiếng việt( Kiểm tra đọc) Thời gian: 30 phút Điểm Lời nhận xét của cô giáo Đọc thầm bài văn sau và làm bài tập theo yêu cầu: Nếu ước mơ đủ lớn Tôi chú ý đến cô bé ấy khi thấy cô rất ham mê bóng rổ. Có lần, hai bác cháu nói chuyện, cô bé bảo: “Cháu muốn vào đại học. Nhưng cháu chỉ có thể theo học nếu có học bổng. Cháu nghĩ nếu chơi bóng thật xuất sắc, sẽ nhận được học bổng. Ba cháu bảo nếu ước mơ đủ lớn, những chuyện khác chỉ là chuyện nhỏ.” Một hôm, thấy cô bé buồn, tôi hỏi, cô trả lời: - Các huấn luyện viên bảo cháu hơi thấp, không thể chơi cho đội hạng nhất. Như vậy thì nói gì đến học bổng được nữa! - Ý ba cháu thế nào? - Ba cháu bảo: “Các huấn luyện viên sai bét, vì họ không hiểu được sức mạnh của ước mơ. Nếu con thực sự muốn thì không gì có thể ngăn cản con, ngoại trừ một điều - thái độ của chính mình!” Năm cuối bậc phổ thông, đội bóng của cô giành giải vô địch toàn quốc, cô được cấp học bổng vào đại học. Vừa vào trường, cô nhận được tin dữ: ba bị ung thư. Trước khi qua đời, ông nắm lấy bàn tay cô, gắng sức nói: “Tiếp tục ước mơ con nhé! Đừng để ước mơ của con chết theo ba.” Những năm tiếp theo quá khó khăn đối với cô. Nhưng cô đã hoàn tất chương trình đại học một cách xuất sắc. Bởi vì mỗi khi muốn bỏ cuộc, cô lại nhớ lời ba: “Nếu ước mơ đủ lớn, con có thể làm được mọi việc”. Và tôi nghe cô nói với bạn bè: “Nếu ước mơ đủ lớn, những điều còn lại chỉ là chuyện nhỏ.” Theo Nguyễn Thị Thu Hà * Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau: - Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em chọn. - Viết ý kiến của em vào chỗ trống. Câu 1. Cô bé buồn phiền vì điều gì? A. Không đủ chiều cao để chơi cho đội bóng rổ hạng nhất. B. Không đủ tiền để tham gia khoá huấn luyện của đội bóng quốc gia. C. Không có học bổng để theo học đại học. D. Các huấn luyện viên không nhận vào đội bóng rổ của trường. Câu 2. Những dòng nào dưới đây nêu đúng điều bố cô bé đã nói với cô? A. Nếu con thực sự muốn thì không gì có thể ngăn cản con. B. Nếu ước mơ đủ lớn, con có thể làm được mọi việc. C. Nếu ước mơ đủ lớn, những chuyện khác chỉ là chuyện nhỏ. D. Cần phải biết khắc phục nhược điểm của bản thân.
  5. Câu 3. Câu nào dưới đây có bộ phận trạng ngữ? A. Tôi chú ý đến cô bé ấy khi thấy cô rất ham mê bóng rổ. B. Năm cuối bậc phổ thông, đội bóng của cô giành giải vô địch toàn quốc. C. Các huấn luyện viên bảo cháu hơi thấp, không thể chơi cho đội hạng nhất. D. Cháu nghĩ nếu chơi bóng thật xuất sắc, sẽ nhận được học bổng. Câu 4. Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? “Một hôm, thấy cô bé buồn, tôi hỏi, cô trả lời: - Các huấn luyện viên bảo cháu hơi thấp, không thể chơi cho đội hạng nhất.” A. Đánh dấu phần chú thích trong câu. B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của cô bé. C. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của người bố. D. Báo hiệu bộ phận đứng sau là ý nghĩ của nhân vật. Câu 5. Câu nói “Đừng để ước mơ của con chết theo ba.” ý nói gì? A. Đừng ước mơ như ba! B. Đừng chết theo ba! C. Đừng ước mơ! D. Đừng từ bỏ ước mơ! Câu 6. Trong câu “ Tay anh bù nhìn cầm một cái vọt tre mềm như cần câu.”Chủ ngữ là: A. Tay, cần câu. B. Tay anh bù nhìn. C. Anh bù nhìn. D. Cái vọt tre. Câu 7. Theo em, ước mơ thế nào là đủ lớn? Câu 8. Em cũng đã từng ước mơ. Em hãy kể một ước mơ và cho biết em đã làm gì để thực hiện ước mơ đó? Câu 9. Nối câu văn bên trái với kiểu câu bên phải sao cho phù hợp. 1. Căn nhà trống vắng. A. Câu kể “Ai làm gì?”. 2. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. B. Câu kể “Ai thế nào?”. 3. Bạn giỏi quá! C. Câu kể “Ai là gì?”. 4. Các thanh niên lên rừng làm rẫy. D. Câu cầu khiến. E. Câu cảm. Câu 10. Viết câu văn tả hình dáng của một con vật trong đó có sử dụng từ ngữ gợi tả và biện pháp so sánh.
  6. Trường: TH Nguyễn Trãi BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II- LỚP 4A2 Lớp: 4A2 Năm học: 2020 - 2021 Họ và tên: Môn: Tiếng việt( Kiểm tra viết) Thời gian: 40 phút Điểm viết Nhận xét của giáo viên Điểm CT Điểm TLV Điểm chung 1. Chính tả: Nghe – viết 2. Tập làm văn. Đề bài: Hãy tả về một con vật (con mèo, con chó, con gà ) mà em yêu thích nhất. Bài làm
  7. PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TH NGUYỄN TRÃI HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn: Tiếng Việt - Lớp 4a2 Năm học 2020 - 2021 A. Kiểm tra đọc ( 10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) trong đó: 1. Đọc (2 điểm) - Đọc đúng tiếng, từ trong đoạn văn: 0,5 điểm + Đọc sai 3 tiếng đến 5 tiếng: 0,25 điểm + Đọc sai 6 tiếng trở lên: 0 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 3 đến 4 chỗ: 0,25 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 5 chỗ trở lên: 0 điểm - Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm - Tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 90 tiếng/phút): 0,5 điểm + Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,25 điểm + Đọc trên 2 phút: 0 điểm 2. Trả lời câu hỏi (1 điểm) Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc (tùy theo mức độ có thể ghi 1- 0,75 – 0,5 – 0,25 điểm. II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (8 điểm) Câu 1.( 1 điểm) ý A Câu 2.( 1điểm) 3 ý A,B,C Câu 3.( 0, 5 điểm) ý B Câu 4.( 0, 5 điểm) ý B Câu 5.( 1 điểm) ý D Câu 6.( 1 điểm) ý B Câu 7.( 0,5 điểm) Gợi ý: Ước mơ đủ lớn là một ước mơ có ý nghĩa, mang lại hạnh phúc cho bản thân mình và nhiều người khác, đồng thời phải là ước mơ cho người ta phấn đấu không ngừng, cố gắng hết mình, vượt qua mọi khó khăn để đạt được. Câu 8.( 0, 5 điểm) Ví dụ học sinh có thể viết: Em ước mơ sau này lớn lên sẽ trở thành phi công, được lái chiếc máy bay bay lượn trên bầu trời. Em luôn phấn đấu học thật giỏi và chăm tập thể dục để rèn luyện sức khỏe tốt ngay từ bây giờ . Câu 9.( 0,5 điểm) : 1, nối với B 2, nối với C 3, nối với E 4, nối với A Câu 10.( 0, 5 điểm) Tham khảo: Cô nàng vẹt có chiếc mỏ dài, nhọn hoắt, phần trên dài hơn phần dưới, khoằm xuống uốn cong như một chiếc lưỡi câu.
  8. B. Kiểm tra viết.( 10 điểm) 1. Viết chính tả: (2 điểm) Bài viết: Đường đi Sa Pa - Sách tiếng việt 4 tập II trang 102 Đọc cho HS viết đoạn từ: Viết từ đầu đến lướt thướt liễu rủ Bài viết đẹp, viết đúng cỡ chữ, không sai lỗi : được 2 điểm. Bài viết xấu, chữ viết không đúng độ cao, kích thước, toàn bài trừ 0,5 điểm. 2. Tập làm văn: (8 điểm) a. Yêu cầu. - Học sinh xác định đúng đề bài, kiểu bài tả con vật: viết được bài văn hoàn chỉnh đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), kết hợp bộc lộ cảm xúc của người viết. Độ dài bài viết khoảng 12 đến 16 câu. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch. b. Cách đánh giá, cho điểm: * Mở bài (1 điểm) * Thân bài (4 điểm): - Nội dung (1,5 điểm) - Kĩ năng (1,5 điểm) - Cảm xúc (1 điểm) * Kết bài (1 điểm) * Chữ viết, chính tả (0,5 điểm). Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm). Sáng tạo (1 điểm) - Đảm bảo các yêu cầu trên: 8 điểm An Lạc, ngày 05 /5 /2021 Hiệu trưởng. Khối trưởng Người ra đề Nguyễn Thị Hương Lê thị Huệ