Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (Có đáp án)

doc 12 trang Thủy Hạnh 15/12/2023 840
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2019.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI MA TRẬN ĐỀ MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ I LỚP 4A2 NĂM HỌC 2019 - 2020 STT Chủ Số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng đề câu ( Nhận biết ) ( Thông hiểu) ( Vận dụng) ( Vận dụng Số nâng cao) điểm TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc Số hiểu câu 2 1 1 1 5 1 văn Câu bản số 1,2 5 7 8 Số điểm 2 1 0,5 0,5 4 Kiến Số thức câu 2 1 1 1 5 2 về từ, Câu câu số 3,4 6 9 10 Số điểm 1,0 1,0 0,5 0,5 3 Tổng số câu 4 2 1 1 2 10 Tổng số điểm 3,0 2,0 0,5 0,5 1,0 7 Duyệt của BGH: An Lạc, ngày 13/12 / 2019 GV: Nguyễn Thị Luyến
  2. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - LỚP 4A2 Năm học: 2019 – 2020 Môn: Tiếng Việt Thời gian: 80 phút A. Kiểm tra đọc (40 phút). Thực hiện ở các tiết ôn tập. I. ĐẤc thành tiẤng: Giáo viên gọi học sinh bốc thăm chọn đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học từ tuần 10 đến tuần 17, sau đó trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc. Đoạn từ “Từ đầu hàng trăm lần” Bài Người tìm đường lên các vì sao SGKTV4 tập 1 trang 125 Đoạn từ “Từ đầu lọ thuỷ tinh” Bài Chú đất nung SGKTV4 tập 1 trang 134. Đoạn từ “Từ Ban đêm, trên bãi thả diều hết” Bài Cánh diều tuổi thơ SGKTV4 tập 1 trang 146. Đoạn từ “Từ Làng Tích Sơn hết” Bài Kéo co SGKTV4 tập 1 trang 155,156 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: CÂU CHUYỆN VỀ CHỊ VÕ THỊ SÁU Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo. Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc của mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát. Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ: “ Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”. Một tiếng hô: “Bắn”. Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát. (Trích trong quyển Cẩm nang đội viên) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1: Chị Sáu tham gia hoạt động cách mạng từ năm bao nhiêu tuổi? A/ Mười lăm tuổi B/ Mười hai tuổi C/ Mười sáu tuổi D/ Mười tám tuổi Câu 2: Chị Sáu bị giặc bắt và giam cầm ở đâu? A/ Ở đảo Phú Quý B/ Ở đảo Trường Sa C/ Ở Côn Đảo D/ Ở Vũng Tàu
  3. Câu 3: Trong câu: “Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng.” bộ phận vị ngữ là: A/ Vào năm mười hai tuổi B/ đã theo anh trai C/ đã theo anh trai hoạt động cách mạng D/ hoạt động cách mạng. Câu 4: Trong câu “ Chị Võ Thị Sáu quê ỡ xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa.” có mấy danh từ riêng: A/ Một danh từ riêng là:( Võ Thị Sáu) B/ Ba danh từ riêng là: ( Võ Thị Sáu, Đất Đỏ, Bà Rịa) C/ Bốn danh từ riêng là:( Võ Thị Sáu, Phước Thọ, Đất Đỏ, Bà Rịa ) D/ Hai danh từ riêng là:( Võ Thị Sáu, Phước Thọ) Câu 5: Thái độ đáng khâm phục của chị Sáu đối diện với cái chết như thế nào? A/ Bình tĩnh. B/ Bất khuất, kiên cường. C/ Vui vẻ cất cao giọng hát. D/ Buồn rầu, sợ hãi Câu 6: Tính từ trong câu: “Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước.” là: A/ Hồn nhiên B/ Hồn nhiên, vui tươi C/ Vui tươi, tin tưởng D/ Hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng Câu 7: Em hãy đặt một tên khác cho câu chuyện? Câu 8: Qua câu chuyện trên, em thấy chị Sáu là người như thế nào. Em học tập được điều gì ở chị Sáu ? Câu 9: Em chon câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây để khuyên bạn em phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công: A. Có công mài sắt có ngày nên kim. B. Ba chìm bảy nổi, chin lênh đênh. C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. D. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Câu 10 : Em hãy đặt một câu hỏi để khen chị Sáu dũng cảm? B. Kiểm tra viết (40 phút) 1. Chính tả (15 phút): Nghe – viết Bài: Văn hay chữ tốt Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Văn hay chữ tốt” ( Viết đoạn 3- SGK tập 1 trang 48) 2. Tập làm văn(25 phút): Đề bài: Hãy tả một đồ chơi hoặc một đồ dùng học tập của em mà em yêu thích.
  4. Trường: TH Nguyễn Trãi Thứ ngày tháng 12 năm 2019 Lớp: 4A2 BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I- LỚP 4a2 Họ và tên: Năm học: 2019– 2020 Môn: Tiếng Việt (Kiểm tra đọc hiểu - LTVC) Thời gian: 40 phút Điểm Nhận xét của giáo viên Đọc thành Điểm đọc Điểm chung tiếng Hiểu ĐẤc thẤm bài văn sau: CÂU CHUYỆN VỀ CHỊ VÕ THỊ SÁU Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo. Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc của mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát. Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ: “ Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”. Một tiếng hô: “Bắn”. Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát. (Trích trong quyển Cẩm nang đội viên) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm bài tập theo yêu cầu: Câu 1: Chị Sáu tham gia hoạt động cách mạng từ năm bao nhiêu tuổi? A/ Mười lăm tuổi B/ Mười hai tuổi C/ Mười sáu tuổi D/ Mười tám tuổi Câu 2: Chị Sáu bị giặc bắt và giam cầm ở đâu? A/ Ở đảo Phú Quý B/ Ở đảo Trường Sa C/ Ở Côn Đảo D/ Ở Vũng Tàu Câu 3: Trong câu: “Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng.” bộ phận vị ngữ là: A/ Vào năm mười hai tuổi B/ đã theo anh trai C/ đã theo anh trai hoạt động cách mạng D/ hoạt động cách mạng. Câu 4: Trong câu “ Chị Võ Thị Sáu quê ỡ xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa.” có mấy danh từ riêng:
  5. A/ Một danh từ riêng là:( Võ Thị Sáu) B/ Ba danh từ riêng là: ( Chị Võ Thị Sáu, Đất Đỏ, Bà Rịa) C/ Bốn danh từ riêng là:( Võ Thị Sáu, Phước Thọ, Đất Đỏ, Bà Rịa ) D/ Hai danh từ riêng là:( Võ Thị Sáu, Phước Thọ) Câu 5: Thái độ đáng khâm phục của chị Sáu đối diện với cái chết như thế nào? A/ Bình tĩnh. B/ Bất khuất, kiên cường. C/ Vui vẻ cất cao giọng hát. D/ Buồn rầu, sợ hãi Câu 6: Tính từ trong câu: “Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước.” là: A/ Hồn nhiên B/ Hồn nhiên, vui tươi C/ Vui tươi, tin tưởng D/ Hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng Câu 7: Em hãy đặt một tên khác cho câu chuyện? Câu 8:. Qua câu chuyện trên, em thấy chị Sáu là người như thế nào, Em học tập được điều gì ở chị Sáu ? Câu 9: Em chon câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây để khuyên bạn em phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công: A. Có công mài sắt có ngày nên kim. B. Ba chìm bảy nổi, chin lênh đênh. C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. D. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Câu 10 : Em hãy đặt một câu hỏi để khen chị Sáu dũng cảm?
  6. TH Nguyễn Trãi BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I- LỚP 4a2 Lớp: 4A Năm học: 2019 – 2020 Họ và tên: . .Môn: Tiếng việt( Kiểm tra viết) Thời gian: 40 phút Điểm Nhận xét của giáo viên Điểm Điểm Điểm CT TLV chung Chính tả (15 phút): Nghe – viết Bài: Văn hay chữ tốt TẤp làm văn. Đề bài: Hãy tả một đồ chơi hoặc một đồ dùng học tập của em mà em yêu thích.
  7. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI HƯỚNG DẤN CHẤM ĐIẤM KIẤM TRA CUẤI HẤC KÌ I
  8. Môn: TiẤng ViẤt - LẤp 4a2 Năm hẤc 2019 - 2020 A. KiẤm tra đẤc 1. ĐẤc thành tiẤng (3 điểm) - Đọc rõ ràng và lưu loát đoạn văn 1 điểm. - Trả lời được 1 câu hỏi trong sách giáo khoa 1 điểm. - Đọc đúng tốc độ, ngắt nghỉ hợp lí, đọc diễn cảm 1 điểm. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) Câu 1.(1 đ) ý B/ Mười hai tuổi Câu 2.(1 đ) ý C/ Ở Côn Đảo . Câu 3.(0,5 đ) ý C/ đã theo anh trai hoạt động cách mạng . Câu 4. (0,5 đ) ý C/ Bốn danh từ riêng là:( Võ Thị Sáu, Phước Thọ, Đất Đỏ, Bà Rịa) Câu 5. (1 đ) ý B/ Bất khuất, kiên cường. Câu 6. (1 đ) ý B/ Hồn nhiên, vui tươi Câu 7. (0,5 đ) Học sinh có thể đặt tên là: Câu chuyên về người thiếu niên đũng cảm, Người con gái anh hùng . Câu 8 (0,5 đ) Chị Sáu là người yêu quê hương đất nước. Phải đối diện với cái chết, chị vẫn kiên cường, bất khuất và hiên ngang trước kẻ thù. Noi gương chị chúng em sẽ cố gắng vượt qua mọi khó khăn, học tập thật tốt để sau này lớn lên xây dựng đất nước Việt Nam ngaỳ càng giàu đẹp. Câu 9 (0,5 đ) ý A. Có công mài sắt có ngày nên kim Câu 10.( 0,5 đ)HS tự đặt câu. Ví dụ: Sao mà chị Sáu dũng cảm thế nhỉ? B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Viết chính tả: (2 điểm) Giáo viên đọc bài cho học sinh viết - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. 2. Tập làm văn (8,0 điểm) 1. Mở bài: HS viết đúng mở bài theo yêu cầu tả đồ chơi (1,0 điểm) 2. Thân bài: 4 điểm + Viết đúng nội dung đề bài: 1,5 điểm. + Kĩ năng diễn đạt câu: 1,5 điểm. + Cảm xúc trong từng ý văn, câu văn: 1,0 điểm. 3. Kết bài: Nói lên được tình cảm yêu mến hoặc suy nghĩ của mình về đồ chơi yêu thích: 1,0 điểm. 4. Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm. 5. Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm. 6. Sáng tạo: 1 điểm. 2. Đọc thầm CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.
  9. Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na. Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thich: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học. Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm. Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn. Theo Tâm huyết nhà giáo * Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng: Câu 1: Nết là một cô bé: (0,5 điểm) M1 a. Thích chơi hơn thích học. b. Có hoàn cảnh bất hạnh. c. Yêu mến cô giáo. d. Thương chị. Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm) M1 a. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi . b. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường. c. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ. d. Nết học yếu nên không thích đến trường. Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm) M2 a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về . b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình. c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học. d. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo. Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm) M2 a. Mua cho bạn một chiếc xe lăn. b. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn. c. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai d. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường. Câu 5: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm) M3 Câu 6: Em học được điều gì từ bạn Nết qua câu chuyện trên? (1 điểm) M4 Câu 7: Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm những từ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên? (0,5 điểm) M1 a. đằm thắm, lộng lẫy, dịu dàng b. tươi đẹp, hùng vĩ, sặc sỡ c. Xanh tốt, xinh tươi, thùy mị d. hùng vĩ, dịu dàng, lung linh Câu 8: Câu: “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái” thuộc kiểu câu kể nào? (0,5 điểm) M1
  10. a. Ai là gì? b. Ai thế nào? c. Ai làm gì? d. Không thuộc câu kể nào. Câu 9: Chủ ngữ trong câu: “Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em” là: (1 điểm) M2 a. Năm học sau b. Năm học sau, bạn ấy c. Bạn ấy d. Sẽ vào học cùng các em Câu 10: Trong giờ học, một bạn bên cạnh nói chuyện không nghe cô giảng bài, em đặt một câu khiến đề nghị bạn giữ trật tự trong giờ học: (1 điểm) M3 II/ BÀI KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả nghe - viết: (3 điểm) - Thời gian viết: 15 phút Sầu riêng Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét nữa mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. 2. Tập làm văn: (7 điểm) - Thời gian: 40 phút Đề bài: Tả một cây hoa mà em yêu thích. Đáp án: Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 I. BÀI KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) + Học sinh bốc thăm 1 đoạn văn (trong 5 bài đã học ở sách Tiếng Việt lớp 4 tập 2) rồi đọc thành tiếng. + Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên đưa ra. * Lưu ý: GV ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm. Bài 1: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (SGK / 21- TV 4 tập 2) + Đọc đoạn: “ Năm 1946 của giặc” Trả lời: Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến? Bài 2: Sầu riêng (SGK/ 34 – TV 4 tập II) + Đọc đoạn: “ Sầu riêng kì lạ” Trả lời: Sầu riêng là loại trái quý của vùng nào? + Đọc đoạn: “ Hoa sầu riêng tháng năm ta”. Trả lời: Hoa sầu riêng được miêu tả như thế nào? Bài 3: Hoa học trò (SGK/ 43, - TV 4 tập 2) + Đọc đoạn: “ Nhưng hoa càng đỏ bất ngờ vậy?” Trả lời: Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt? Bài 4: Khuất phục tên cướp biển (SGK/ 66, 67 – TV 4 tập II) + Đọc đoạn: “ Tên chúa tàu nhìn bác sĩ, quát” Trả lời: Tính hung hãn của tên cướp biển được thể hiện qua những chi tiết nào? + Đọc đoạn: “ Cơn tức giận nhốt chuồng” Trả lời: Cặp câu nào trong bài khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển? Bài 5: Thắng biển (SGK/ 76, 77 – TV 4 tập 2)
  11. + Đọc đoạn: “ Mặt trời lên cao dần điên cuồng” Trả lời: Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe dọa của cơn bão biển? + Đọc đoạn: “ Một tiếng reo cứng như sắt” Trả lời: Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển? Biểu điểm chấm đọc thành tiếng: - Đọc vừa đủ nghe, rõ rang, tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm (1 điểm) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng từ (không đọc sai quá 5 tiếng) (1 điểm) - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: (1 điểm) 2. Kiểm tra đọc hiểu (đọc hiểu văn bản kết hợp kiến thức Tiếng Việt): (7 điểm) Câu 1: Ý b; Câu 2: Ý a; Câu 3: Ý b; Câu 4: Ý c. Câu 5. Trả lời: Trong cuộc sống mỗi người có một hoàn cảnh, ai cũng muốn mình được hạnh phúc, không ai muốn gặp điều bất hạnh(0,5 điểm). Vì vậy, chúng ta cần phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau để cuộc sống tươi đẹp hơn . (0,5 điểm) – Tùy theo bài làm của HS để GV tính điểm. Câu 6: Tùy vào bài làm của HS để giáo viên tính điểm: Nếu HS nêu được 1 điều có ý nghĩa thì sẽ tính 1 điểm. VD: Em học được ở bạn Nết sự kiên trì vượt qua khó khăn để học tập thật tốt dù bị tật nguyền; Hoặc: Em học tập ở bạn Nết lòng lạc quan, vượt lên chính mình, chăm chỉ học hành Câu 7: Ý b; Câu 8 Ý c. Câu 9. Ý c Câu 10: Học sinh đặt câu đúng yêu cầu và đủ ý, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm cảm (1 điểm). * Lưu ý: Ví dụ: Bạn hãy giữ trật tự để nghe cô giảng bài! Bạn nên giữ trật tự cho mình còn nghe cô giảng bài! - Các câu 1, 2, 3, 4, 7, 8 (tính mỗi câu 0,5 điểm) - Các câu: 5, 6, 9, 10 (tính mỗi câu 1 điểm). II. Bài kiểm tra viết: (10 điểm). 1. Chính tả: (3 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu (0,5 điểm), chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ (0,25 điểm), trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp. (0,25 điểm) - Viết đúng chính tả cả đoạn: 2 điểm. * Điểm viết được trừ như sau: - Mắc 1 lỗi trừ 0,25đ; mắc 2- 3 lỗi trừ 0,5đ; mắc 4 lỗi trừ 0,75đ; mắc 5 lỗi trừ 1đ; mắc 6 lỗi trừ 1,25đ; mắc 7 - 8 lỗi trừ 1,5đ; mắc 9 lỗi trừ 1,75đ; mắc 10 lỗi trở lên trừ 2đ. * Lưu ý: Nếu HS viết thiếu 2, 3 chữ chỉ trừ lỗi sai, không trừ điểm tốc độ. Nếu HS viết bỏ một đoạn thì tính trừ hai lần (lỗi sai và tốc độ). Phần chữ viết, trình bày: Tuỳ theo mức độ mà trừ có sự thống nhất trong tổ. 2. Tập làm văn: (7 điểm) * Học sinh viết được một bài văn tả một cây hoa mà em yêu thích. a) Điểm thành phần được tính cụ thể như sau: I. Mở bài: (1,5 điểm) II. Thân bài: (4 điểm) . Cụ thể: a) Nội dung: (1,5 điểm) b) Kĩ năng: (1,5 điểm) c) Cảm xúc: (1 điểm) III. Kết bài : (1,5 điểm)
  12. b) Đánh giá: + Học sinh viết được bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích. + Khả năng tạo lập văn bản, khả năng dùng từ, đặt câu, liên kết câu, khả năng lập ý, sắp xếp ý, lỗi chính tả, dấu câu, chữ viết, trình bày. + Khả năng thể hiện tình cảm của HS với đồ chơi đó. c) Chú ý: Bài đạt điểm tối đa (7 điểm) phải viết đúng thể loại, đủ 3 phần (MB, TB, KB). Giáo viên căn cứ vào ý diễn đạt, cách trình bày bài văn mà trừ điểm cho phù hợp. - Nội dung từng phần phải đảm bảo. - Nếu lạc đề tùy vào mức độ nội dung của cả bài mà trừ điểm cho hợp lí.