Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
de_khao_sat_chat_luong_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022_s.docx
Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG BẮC NINH NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn - Lớp 9 Câu 1 (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Ông hai hì hục vỡ một vạt đất rậm ngoài bờ suối từ sáng đến giờ, ông tính để trồng thêm vài trăm gốc sắn ăn vào những tháng đói sang năm. Có một mình, ông phải làm cố, hai vai ông mỏi nhừ. Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá. Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá. (Ngữ văn 9, Tập 1) Thực hiện các yêu cầu: a. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? b. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? c. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu văn được in đậm trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu gì? d. Anh/Chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 - 12 câu) trình bày suy nghĩ về lòng yêu nước? Câu 2 (6,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập 2)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG BẮC NINH NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn - Lớp 9 (Hướng dẫn chấm có 02 trang) Câu Ý Nội dung Điểm 1 a Tác phẩm: Làng 0,5 (4,0đ) Tác giả: Kim Lân 0,5 b Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0,5 c Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu văn in đậm thuộc kiểu câu: Câu rút gọn 0,5 d * Về hình thức: Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: diễn dịch, quy nạp ; 0,25 Chuẩn chính tả, ngữ pháp * Về nội dung: - Lòng yêu nước là tình cảm yêu mến, tự hào của công dân đối với 0,25 quê hương, đất nước, nơi sinh ra và lớn lên. Nguồn gốc của lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu quê hương. - Biểu hiện của lòng yêu nước: yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của đất 0,5 nước; cống hiến xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp; đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước; quảng bá hình ảnh đẹp của đất nước quê hương. Trong những năm đất nước chiến tranh giặc giã, tình yêu đất nước thể hiện ở ý chí quyết tâm, chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng hi sinh bảo vệ Tổ quốc, là sự đóng góp sức người sức của hậu phương cho tiền tuyến Thời bình, là sự đóng góp tài sức, tâm trí, của cải xây dựng đất nước giàu đẹp, tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc 0,5 - Sức mạnh của lòng yêu nước: Có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước, là động lực để con người chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ độc lập tự do, chủ quyền của đất nước; là động lực để cống hiến, xây dựng đất nước giàu mạnh.; giúp con người sống có trách nhiệm hơn với bản thân và cộng đồng. 0,5 - Phê phán những kẻ thờ ơ với vận mệnh của đất nước, không có ý thức bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước, dân tộc. Mỗi công dân cần ý thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình với quê hương đất nước, có những hành động cụ thể thể hiện tình cảm của cá nhân. 2 Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: 6,0 Mùa xuân người cầm súng Cứ đi lên phía trước. (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập 2)
- a Yêu cầu chung: Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận; Xác định đúng vấn 0,5 đề nghị luận; Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc. 1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khái quát đoạn thơ 0,5 - Giới thiệu tác giả: Thanh Hải tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Trong thời kỳ chống Mĩ cứu nước, Thanh Hải ở lại quê hương hoạt động và là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu. - Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tác giả. - Đoạn thơ ngợi ca vẻ đẹp của mùa xuân đất nước cách mạng cùng tình yêu đất nước tha thiết của thi nhân. 2 Khám phá, ngợi ca vẻ đẹp mùa xuân đất nước qua hình ảnh người cầm 1,5 súng và người ra đồng - Hai hình ảnh biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng của đất nước ta là cùng chiến đấu ở tiền tuyến và lao động xây dựng hậu phương vững chắc. - Hình ảnh người cầm súng đi liền với hình ảnh lộc giắt đầy quanh lưng gợi liên tưởng đến vòng lá ngụy trang của người chiến sỹ đang nảy những chồi non, lộc biếc cùng các anh ra trận để bảo vệ tổ quốc. - Hình ảnh người ra đồng đi liền với hình ảnh lộc trải dài nương mạ gợi liên tưởng đến những cánh đồng màu mỡ, xanh tươi của những bàn tay khéo léo gieo trồng. - Điệp từ mùa xuân, lộc, gợi quang cảnh mùa xuân tươi đẹp đang vươn những chồi non, lộc non. Gợi thành quả trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Điệp từ tất cả đi liền với những từ láy hối hả, xôn xao làm cho nhịp thơ trở nên nhanh, gấp, gợi một nhịp sống sôi động, hối hả, khẩn trương trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- 3 Trước mùa xuân của đất nước, nhà thơ đã bày tỏ niềm tự hào và niềm tin 1,5 vào tương lai tươi sáng: Đất nước bốn ngàn năm/Vất vả và gian lao/Đất nước như vì sao/Cứ đi lên phía trước. - Hệ thống tính từ vất vả, gian lao đã giúp tác giả đúc kết chặng đường 4000 năm dựng nước và giữ nước với biết bao thăng trầm, thử thách. Trong suốt chiều dài lịch sử ấy, đất nước ta đã trải qua biết bao đau thương và mất mát, song đã khẳng định được sức mạnh, ý chí và bản lĩnh của dân tộc mình. - Hình ảnh so sánh đất nước như vì sao gợi những liên tưởng và ý nghĩa sâu sắc: + Gợi liên tưởng đến nguồn sáng lấp lánh, tồn tại vĩnh hằng trong không gian và thời gian. + Gợi ý nghĩa về dân tộc Việt Nam ta trong suốt chiều dài lịch sử, từ trong đêm tối nô lệ đã phá tan xiềng xích, thoát khỏi phong kiến, thực dân để tỏa sáng. + Gợi niềm tin của tác giả vào một tương lai tươi sáng, rộng mở với khí thế đi lên không gì ngăn cản nổi. - Điệp từ đất nước cộng với cấu trúc song hành đất nước bốn ngàn năm đất nước như vì sao diễn tả sự vận động đi lên của lịch sử và khẳng định sự trường tồn vĩnh cửu của đất nước. - Cụm từ cứ đi lên thể hiện ý chí, lòng quyết tâm và niềm tin sắt đá của nhà thơ và cả dân tộc về tương lai tươi sáng của đất nước. 4 Nghệ thuật: Nghệ thuật điệp từ, so sánh, cấu trúc song hành cùng giọng 1,0 thơ vừa thiết tha sôi nổi, vừa trang trọng đã gói trọn niềm yêu mến tự hào, tin tưởng của nhà thơ vào đất nước. Thể thơ 5 chữ gần với dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung. Hình ảnh thơ tự nhiên giản dị, giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát. 5 Đánh giá và nâng cao 0,5 - Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã cho ta thấy vẻ đẹp của hồn thơ Thanh Hải tha thiết yêu đời, yêu quê hương, đất nước. - Liên hệ bản thân. b Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo. 0,25 c Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 0,25 tiếng Việt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Tổng điểm: 1+2 10,0