Đề cương Vật lý 6

docx 3 trang thienle22 7460
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Vật lý 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_vat_ly_6.docx

Nội dung text: Đề cương Vật lý 6

  1. ĐỀ CƯƠNG VẬT LÝ 6 A. Lý thuyết 1. Có mấy loại ròng rọc? Ròng rọc có ứng dụng gì trong đời sống? Ví dụ? 2. Phát biểu kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí. So sánh khả năng nở vì nhiệt của 3 chất rắn, lỏng, khí? 3. Tương ứng với mỗi loại chất rắn, lỏng, khí lấy ví dụ 3 ứng dụng của sự nở vì nhiệt? B. Bài tập I. Trắc nghiệm Câu 1: Trong các câu sau đây, câu nào là không đúng? A. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực B. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực C. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực D. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi hướng của lực Câu 2: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực? A. Ròng rọc cố định B. Ròng rọc động C. Mặt phẳng nghiêng D. Đòn bẩy Câu 3: Lí do chính của việc đặt ròng rọc cố định ở đỉnh cột cờ là để có thể A. Tăng cường độ của lực dùng để kéo cờ lên cao B. Giảm cường độ của lực dùng để kéo cờ lên cao C. Giữ nguyên hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao D. Thay đổi hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao Câu 4: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách nào là đúng? A. Đồng, thủy ngân, không khí. B. Thủy ngân, đồng, không khí. C. Không khí, thủy ngân, đồng. D. Không khí, đồng, thủy ngân. Câu 5: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra nung nóng một vật rắn? A. Khối lượng của vật tăng. B. Khối lượng của vật giảm. C. Khối lượng riêng của vật giảm. D. Khối lượng riêng của vật giảm. Câu 6: Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây? A. Hơ nóng nút. B. Hơ nóng cổ lọ. C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ. D. Hơ nóng đáy lọ.
  2. Câu 7: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một chất lỏng? A. Khối lượng của chất lỏng tăng. B. Trọng lượng của chất lỏng tăng. C. Thể tích của chất lỏng tăng. D. Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích của chất lỏng đều tăng. Câu 8: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thuỷ tinh? A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng. B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm. C. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi. D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, rồi sau đó mới tăng. Câu 9: Khi so sánh sự nở vì nhiệt của ôxi, hiđrô, cácbônic có 4 ý kiến sau: A. Ôxi dãn nở vì nhiệt lớn nhất. B. Hiđrô dãn nở vì nhiệt lớn nhất. C. Cacbônic dãn nở vì nhiệt lớn nhất. D. Cả 3 khí dãn nở như nhau. Câu 10: Chọn câu đúng : A. Khi nhiệt độ giảm, trọng lượng riêng khối khí giảm. B. Khi nhiệt độ tăng, trọng lượng riêng khối khí tăng. C. Khi nhiệt độ tăng hoặc giảm, trọng lượng riêng khối khí không thay đổi. D. Khi nhiệt độ tăng, trọng lượng riêng khối khí giảm. II. Tự luận 1. Tại sao chỗ nối của hai đầu thanh ray đường tàu lại phải có một khe hẹp ? 2. Tại sao khi đun nước ta không nên đổ thật đầy ấm ? 3. Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh? 4. Băng kép có cấu tạo như thế nào? Băng kép có những ứng dụng gì ? 5. Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng? 6. Em hãy giải thích hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm sau đây :
  3. 7. Đổ nước nóng vào một bình kín rồi cắm vào một ống hút. Khi nhiệt độ tăng nước dâng lên trong ống. Bạn A giải thích : Nước nóng nên nở ra dâng lên trong ống hút. Bạn B giải thích : Lớp không khí bên trong nóng lên nở ra rồi đẩy nước lên trong ống. Em có ý kiến như thế nào về sự giải thích của hai bạn ấy ?