Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

doc 8 trang Thủy Hạnh 08/12/2023 710
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_6_nam_hoc_2020_2021_co_da.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

  1. TỔ BỘ MÔN SINH HỌC MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN: SINH HỌC 6 Năm học: 2020 - 2021 Vận dụng Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Chủ đề (20%) (30%) Cấp độ thấp Cấp độ cao (30%) (20%) - Đặc điểm - Phân biệt các - Vận dụng hình thái, cấu cách phát tán những hiểu biết Chương VII tạo của quả của quả và hạt. về điều kiện nảy Quả và hạt khô; phân biệt - Phân biệt hạt mầm của hạt (6 tiết ) quả khô với của cây Một lá giải thích một quả thịt. mầm và Hai lá số biện pháp xử - Các bộ phận mầm. lý trong gieo của hạt. trồng. - Các điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt. Số câu: câu câu câu câu Số điểm: 1,5 Số điểm: Số điểm: Số điểm: Số điểm: Tỉ lệ 20% Tỉ lệ: . . Tỉ lệ: . Tỉ lệ: . Tỉ lệ: . ChươngVIII - Các ngành - Sự khác nhau Các nhóm thực thực vật xếp từ cơ bản giữa vật thấp đến cao. thực vật có hoa (9 tiết ) - Đặc điểm của với cây Hạt rêu, dương xỉ, trần. Hạt trần, Hạt - Phân biệt của kín. Một lá mầm và - Khái niệm Hai lá mầm. phân loại thực vật, các bậc phân loại thực vật. Số câu: câu câu câu câu Số điểm: 1,5 Số điểm: Số điểm: Số điểm: Số điểm: Tỉ lệ 30% Tỉ lệ: . . Tỉ lệ: . Tỉ lệ: . Tỉ lệ: . - Vai trò của - Vai trò gián - Giải thích - Vận dụng kiến thực vật trong tiếp của thực nguyên nhân thức về vai trò Chương IX việc điều hoà vật trong việc gây ra của của thực vật giải Vai trò của thực khí hậu, giảm ô cung cấp thức những hiện thích các hiện vật nhiễm môi ăn cho con tượng xảy ra tượng thực tế. (6 tiết ) trường, với người thông trong tự nhiên - Lợi ích của nguồn nước, qua ví dụ cụ (như xói mòn, việc trồng cây với đất. thể về dây hạn hán, lũ lụt). gây rừng. - Vai trò của chuyền thức ăn - Phân tích 1
  2. thực vật đối (thực vật những tác hại với động vật và động vật của thực vật có con người. con người). hại đối với sức - Thực vật gây khỏe con người. hại cho con - Giải thích người. nguyên nhân - Ví dụ về giá dẫn đến sự suy trị sử dụng của giảm tính đa cây đối với đời dạng thực vật. sống con Hậu quả của sự người. suy giảm tính đa - Khái niệm đa dạng thực vật. dạng thực vật, đặc điểm của sự đa dạng. Kể tên các thực vật quý hiếm. Số câu: câu câu câu câu Số điểm: 5,0 Số điểm: Số điểm: Số điểm: Số điểm: Tỉ lệ 30% Tỉ lệ: . . Tỉ lệ: . Tỉ lệ: . Tỉ lệ: . - Hình dạng, - Trình bày các - Giải thích kích thước, cấu hình thức dinh nguyên nhân tạo, sinh sản dưỡng của vi làm thức ăn bị của vi khuẩn. khuẩn. ôi thiu Biện Chương X - Vai trò của vi pháp giữ thức Vi khuẩn – Nấm khuẩn đối với ăn khỏi bị ôi – Địa y con người và tự thiu. (4 tiết ) nhiên - Cấu tạo, hình thức sinh sản, tác hại và công dụng của nấm. Số câu: câu câu câu câu Số điểm: 2,0 Số điểm: Số điểm: Số điểm: Số điểm: Tỉ lệ 30% Tỉ lệ: . . Tỉ lệ: . Tỉ lệ: . Tỉ lệ: . Tổng số câu: câu câu câu câu Tổng số điểm: 10 2 điểm 3 điểm 3 điểm 2 điểm Tỉ lệ %: 100% 20% 30% 30% 20% 2
  3. TỔ BỘ MÔN SINH HỌC ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH HỌC - LỚP 6 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề gồm 02 trang) ĐỀ 1 I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: 1. Loại lá cây nào dưới đây có thể tiết ra các chất có tác dụng diệt khuẩn? A. Tràm B. Mồng tơi C. Lá ngón D. Chuối 2. Vi khuẩn sinh sản chủ yếu theo hình thức nào? A. Phân đôi B. Nảy chồi C. Tạo thành bào tử D. Tiếp hợp 3. Vi khuẩn gây bệnh cho con người và động vật là những vi khuẩn có lối sống A. cộng sinh. B. hoại sinh. C. kí sinh. D. tự dưỡng. 4. Loại nấm nào dưới đây được sử dụng làm thức ăn cho con người? A. Nấm than B. Nấm rơm C. Nấm men D. Nấm lim 5. Những loài nấm độc thường có điểm đặc trưng nào sau đây? A. Tỏa ra mùi hương quyến rũ B. Thường sống quanh các gốc cây C. Có màu sắc rất sặc sỡ D. Có kích thước rất lớn 6. Ở rêu không tồn tại cơ quan nào dưới đây ? A. Rễ giả B. Thân C. Hoa D. Lá 7. Trong truyện “Sự tích dưa hấu” trên đảo hoang, Mai An Tiêm vô tình có được hạt giống dưa hấu do loài chim mang tới. Đây là hình thức phát tán nào? A. tự phát tán. B. phát tán nhờ động vật. C. phát tán nhờ gió. D. phát tán do con người. 8. Trong các nhóm quả sau đây, nhóm nào gồm toàn quả khô? A. Quả cải, quả cà chua, quả nhãn. C. Quả ổi, quả bưởi, quả chuối. C. Quả đậu bắp, quả chi chi, quả chò. D. Quả thìa là, quả bông, quả nho. 9. Thứ tự các ngành thực vật từ thấp đến cao là A. Rêu Dương xỉ Hạt trần Hạt kín. B. Rêu Dương xỉ Hạt kín Hạt trần. C. Rêu Hạt trần Dương xỉ Hạt kín. D. Hạt kín Hạt trần Dương xỉ Rêu. 10. Nhóm thực vật đầu tiên sống trên cạn, có rễ giả, chưa có hoa, sinh sản bằng bào tử? A. Tảo B. Dương xỉ C. Rêu D. Hạt trần 11. Cây nào sau đây có hại cho sức khỏe con người? A. Cây nhân sâm B. Cây hà thủ ô C. Cây đinh lăng D. Cây cần sa 12. Vai trò của khí oxi do thực vật chế tạo A. cung cấp nguyên liệu cho sản xuất, xây dựng. B. cung cấp thức ăn cho động vật người. C. cung cấp nguyên liệu làm thuốc, làm cảnh. D. giúp các sinh vật thực hiện quá trình hô hấp. II.TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm) Vận dụng những hiểu biết về các điều kiện nảy mầm của hạt, giải thích cơ sở của các việc phải làm đất tơi xốp trước khi gieo hạt. Câu 2 (1,0 điểm) Phân biệt thực vật thuộc lớp Một lá mầm và lớp Hai lá mầm? Câu 3 (4,0 điểm) a. Tại sao người ta nói: “rừng như một lá phổi xanh của con người”? 3
  4. b. Trồng cây gây rừng đem lại những lợi ích gì? Câu 4 (1,0 điểm) Các thức ăn: rau, quả, thịt, cá, để lâu mà không qua ướp lạnh, phơi khô, ướp muối thì sẽ có hiện tượng gì? Có sử dụng được không? Vì sao? - HẾT – 4
  5. TỔ BỘ MÔN SINH HỌC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN: SINH HỌC 6 Thời gian làm bài: 45 phút (Hướng dẫn chấm gồm . trang) ĐỀ 1 I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm ) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A A C B C C B C A C D D II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 *Cơ sở của việc phải làm đất tơi xốp trước khi gieo hạt nhằm mục đích (1,0 làm cho đất thoáng, khi gieo hạt xuống có đủ không khí để hô hấp mới 1,0 điểm điểm) nảy mầm tốt. *Phân biệt thực vật thuộc lớp Một lá mầm và lớp Hai lá mầm Lớp 1 lá mầm Lớp 2 lá mầm Câu 2 - Rễ chùm. - Rễ cọc. 1,0 điểm (1,0 - Thân cỏ, thân cột. - Thân gỗ, thân cỏ, thân leo. điểm) - Gân lá hình cung, gân song song. - Gân lá hình mạng. - Phôi có 1 lá mầm. - Phôi có 2 lá mầm. a. *Người ta nói “ Rừng cây như một lá phổi xanh” của con người vì: - Cây xanh giúp cân bằng lượng oxi và cacbonic trong không khí, giúp cho động vật và con người tồn tại. 2,0 điểm - Lá cây cản bụi và khí độc, làm không khí trong lành và làm giảm ô nhiễm môi trường. Câu 3 - Tán lá rừng che bớt ánh nắng góp phần làm giảm nhiệt độ của không (4,0 khí. điểm) - Rừng cung cấp khí oxi cho con người và động vật hô hấp để tồn tại. b. Phải “trồng cây gây rừng” vì: - Rừng điều hòa nhiệt độ, khí hậu, giảm bớt sự ô nhiễm môi trường. - Rừng hạn chế lũ lụ do mưa bão, duy trì được lượng nước ngầm và độ 2,0 điểm phì nhiêu của đất. - Tạo môi trường sống thuận lợi cho sự phát triển của động vật. - Cung cấp cho con người củi đốt, gỗ làm nhà, xây dựng, Câu 4 Các thức ăn: rau, quả, thịt, cá, để lâu mà không qua ướp lạnh, phơi (1,0 khô, ướp muối thì sẽ bị ôi thiu và không thể sử dụng được nữa. Nguyên 1,0 điểm điểm) nhân là do vi khuẩn hoại sinh đã phân hủy các thức ăn này. 5
  6. TỔ BỘ MÔN SINH HỌC ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH HỌC - LỚP 6 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề gồm 02 trang) ĐỀ 2 I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: 1. Cơ quan sinh sản của thông có tên gọi là gì? A. Hoa B. Túi bào tử C. Quả D. Nón 2. Ba điều kiện bên ngoài cần thiết cho sự nảy mầm của hạt là A. không khí, nhiệt độ và độ pH thích hợp. B. không khí, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. C. ánh sáng, nhiệt độ và độ pH thích hợp. D. ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. 3. Quả khô có đặc điểm A. khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng. B. khi chín thì vỏ dày, mọng nước. C. khi chín thì vỏ dày, chứa đầy thịt quả. D. khi chín vỏ khô, mềm, chứa đầy thịt quả. 4. Bộ phận nào của thực vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giữ nước? A. Rễ B. Hoa C. Lá D. Thân 5. Đặc điểm nào dưới đây có ở dương xỉ mà không có ở rêu? A. Sinh sản bằng bào tử B. Thân thật C. Có lá thật sự D. Thân có mạch dẫn 6. Hoạt động nào của cây xanh giúp bổ sung vào bầu khí quyển lượng khí ôxi mất đi do hô hấp và đốt cháy nhiên liệu? A. Trao đổi khoáng B. Quang hợp C. Thoát hơi nước D. Hô hấp 7. Trong các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm và điều hòa khí hậu, biện pháp khả thi, tiết kiệm và mang lại hiệu quả lâu dài nhất là A. ngừng sản xuất công nghiệp. B. xây dựng hệ thống xử lí chất thải. C. trồng cây gây rừng. D. di dời các khu chế xuất lên vùng núi. 8. Loại cây nào dưới đây thường được trồng ven bờ biển để chắn gió và bão cát ? A. Xà cừ B. Xương rồng C. Phi lao D. Lim 9. Nguồn nước nào dưới đây đóng vai trò chủ chốt trong đời sống sinh hoạt của con người ? A. Nước ngầm B. Nước bốc hơi C. Nước bề mặt D. Nước biển 10. Trong các loại cây dưới đây, cây nào vừa là cây ăn quả, vừa là cây làm cảnh, lại vừa là cây làm thuốc? A. Sen B. Cần sa C. Mít D. Dừa 11. Chất độc được biết đến nhiều nhất trong khói thuốc lá là gì ? A. Hêrôin B. Nicôtin C. Côcain D. Solanin 12. Nhóm nào dưới đây gồm những thực vật quý hiếm? A. Sưa, xoan, bằng lăng, phi lao B. Lim, sến, táu, bạch đàn C. Trắc, gụ, giáng hương, cẩm lai D. Đa, bồ đề, chò, điền thanh II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm) Vận dụng những hiểu biết về các điều kiện nảy mầm của hạt, giải thích cơ sở của việc phải bảo quản tốt hạt giống. 6
  7. Câu 2 (1,0 điểm) Giữa cây Hạt trần và cây Hạt kín có nhiều điểm phân biệt, trong đó đặc điểm phân biệt nào là quan trọng nhất? Câu 3 (3,0 điểm) a. Bên cạnh những lợi ích mà thực vật đem lại cho con người còn có một số thực vật gây hại cho sức khỏe con người. Đó là những cây nào? Thái độ của em đối với những loại cây này? b. Giải thích nguyên nhân khiến cho đa dạng thực vật ở Việt Nam ngày càng bị suy giảm. Hậu quả của sự suy giảm đó. Câu 4 (2,0 điểm) a. Phân biệt vi khuẩn kí sinh với vi khuẩn hoại sinh? Vi khuẩn gây chua khi muối dưa, cà, làm giấm là vi khuẩn kí sinh hay hoại sinh? b. Vì sao quần áo để nơi ẩm thấp lại xuất hiện những chấm đen? - HẾT – 7
  8. TỔ BỘ MÔN SINH HỌC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN: SINH HỌC 6 Thời gian làm bài: 45 phút (Hướng dẫn chấm gồm . trang) ĐỀ 2 I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm ) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C B A A D B C C A A B C II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 *Cơ sở của các việc phải bảo quản tốt hạt giống để bảo đảm cho hạt (1,0 giống không bị mối mọt, nấm, mốc phá hoại, hạt mới có sức nảy mầm 1,0 điểm điểm) cao. *Giữa cây Hạt trần và cây Hạt kín có nhiều điểm phân biệt, trong đó Câu 2 điểm quan trọng nhất để phân biệt thực vật hạt trần với thực vật hạt kín (1,0 là cách chúng bảo vệ hạt. Hạt của thực vật hạt trần chưa được bảo vệ, điểm) nằm lộ trên các lá noãn hở; hạt của thực vật hạt kín được bảo vệ trong 1,0 điểm quả. a. Bên cạnh những lợi ích mà thực vật đem lại cho con người còn có một số thực vật gây hại cho sức khỏe con người. Đó là cây thuốc phiện, cây cần sa, cây thuốc lá. Thái độ của em đối với những loại cây này: hết 1,0 điểm sức thận trọng khi khai thác hoặc tránh sử dụng các loại cây này. Câu 3 b. *Nguyên nhân làm đa dạng của thực vật Việt Nam ngày càng bị suy (3,0 giảm: do dân số tăng nhanh nhu cầu sống tăng điểm) khai thác bừa bãi, tàn phá tràn lan các khu rừng để lấy đất canh tác, xây nhà và các công trình, 2,0 điểm *Hậu quả: nhiều loài cây bị giảm sút về số lượng, môi trường sống bị thu hẹp hoặc mất đi, nhiều loài trở nên hiếm hoặc có nguy cơ bị tiêu diệt. a. Vi khuẩn hoại sinh là những vi khuẩn sống bằng chất hữu cơ do phân huỷ xác động và thực vật. 1,0 điểm Vi khuẩn kí sinh là những vi khuẩn sống nhờ trên cơ thể sinh vật Câu 4 khác. (2,0 Vi khuẩn gây chua khi muối dưa cà, làm giấm là vi khuẩn hoại sinh. điểm) b. Quần áo để nơi ẩm thấp xuất hiện những chấm đen vì: trong không khí có những bào tử của mốc trắng. Khi bào tử mốc trắng rơi vào đống 1,0 điểm quần áo để lâu ngày ẩm thấp là điều kiện thuận lợi cho mốc trắng phát triển làm xuất hiện những chấm đen trên quần áo. 8