Đề cương ôn tập Vật lí 9

doc 8 trang thienle22 5090
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Vật lí 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_vat_li_9.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập Vật lí 9

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 9 Câu 1. Đặt một nam châm thẳng trước một vòng dây như hình vẽ. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện vòng dây sẽ tăng lên nếu: A. Nam châm đứng yên, vòng dây di chuyển về phía bên phải B. Nam châm và vòng dây di chuyển về phía trái cùng với một vận tốc C. Nam châm và vòng dây cùng di chuyển về phía bên phải nhưng vận tốc của nam châm lớn hơn vận tốc của vòng dây D. Nam châm và vòng dây cùng di chuyển về phía trái nhưng vận tốc của nam châm lớn hơn vận tốc của vòng dây, Câu 2. Xét hình vẽ của câu 1. Dòng điện cảm ứng sẽ xuất hiện trong trường hợp nào sau đây: A. Nam châm và vòng dây đứng yên B. Nam châm và vòng dây cùng di chuyển sang phải với tốc độ như nhau C. Nam châm di chuyển sang phải và vòng dây di chuyển sang trái với cùng một tốc độ, D. Cả ba trường hợp trên đều có dòng điện cảm ứng Câu 3:(M2) Hình dưới đây biểu diễn đường sức từ của một thanh nam châm (Hình 32.2).Thanh nam châm đứng yên vuông góc với vòng dây dẫn V di chuyển.Tại những vị trí nào đường sức từ xuyên qua vòng dây V nhiều nhất? A. Tại điểm 3. B. Tại điểm 2. C.Tại điểm 1. D. Tại 1, 2, 3 như nhau. Hình 32.2 Câu 4:(M1) Đường sức từ xuyên qua vòng dây dẫn kín biến thiên khi: A. Có sự chuyển động tương đối giữa nam châm và vòng dây . B. Có sự chuyển đông tương đối giữa ống dây có dòng điện và vòng dây . C. Vòng dây chuyển động không song song với đường sức từ. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 5:(M3) Ba vòng dây dẫn V được đặt trước ba ống dây dẫn AB giống hệt nhau về hình dạng, kích thước và số vòng. Từ trường của ba ống dây xuyên qua ba vòng dây dẫn V được biểu diễn như hình vẽ 32.4. Xác định mối quan hệ của cường độ dòng điện qua ba ống dây. Hình 32.4 A. I 1 = I 2=I 3 . B I 1 > I 2> I3. C. I2> I1> I3. D. I 1 < I 2< I3. Câu 6:(M3) Bố trí hai ống dây 1 và 2 như hình 32.5. R là biến trở ở cuộn 2. Trong trường hợp nào đường sức từ của ống dây 2 xuyên qua ống dây 1 thay đổi? A. Con chạy của biến trở dịch về bên trái. B. Con chạy của biến trở dịch về bên phải. C. Con chạy của biến trở đứng yên. D. Cả A, B đều đúng. Hình 32.5 Câu 7:(M3) Bố trí thí nghiệm như hình 6. Khi các vòng dây dẫn cắt các đường sức từ thì dòng điện cảm ứng qua điện kế G trong ba trường hợp như thế nào?
  2. Hình 32.6 A. Dòng điện cảm ứng qua điện kế G ở trường hợp a lớn nhất. B. Dòng điện cảm ứng qua điện kế G ở trường hợp b lớn nhất. C. Dòng điện cảm ứng qua điện kế G ở trường hợp c lớn nhất. D. Dòng điện cảm ứng qua điện kế G ở ba trường hợp bằng nhau. Câu 8:(M1) Hãy chọn câu phát biểu đúng. Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là: A. Các đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không đổi. B. Các đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên. C. Các đường sức từ song song với mặt phẳng tiết diện S của cuộn dây. Hình 33.1 D. Cả A,B, C đều đúng. Câu 9:(M1) Nối hai đầu của một đoạn dây dẫn AB bằng đồng với hai cực của điện kế G đặt trong từ trường của nam châm hình móng ngựa (Hình 33.1). Trong những trường hợp nào sau đây kim điện kế G không bị lệch? A. Di chuyển dây AB về phía trái song song với đường sức từ. B. Di chuyển dây AB về phía phải song song với đường sức từ. C. Di chuyển dây AB lên, xuống cắt các đường sức từ. D. Cả A, B kim điện G đều không bị lệch. Câu 10:(M2) Một mạch điện gồm: một nguồn điện, một ống dây, một khóa K và một biến trở R h. Bên ngoài ống dây được lồng một vòng dây dẫn Cnối với điện kế G (Hình 33.3). Trong những trường hợp nào sau đây điện kế G bị lệch? A. Đóng và mở khóa K tức khắc. B. Tăng biến trở. C. Giảm biến trở. D. Cả A, B, C đều đúng. Hình 33.3 Câu 11:(M2) Cho khung dây dẫn có thể quay xung quanh trục OO' đặt trong từ trường của một nam châm hình móng ngựa (Hình 33.4). Tại những vị trí nào của khung, đường sức từ đi qua khung lớn nhất? A. Mặt phẳng khung song song với đường sức từ. B. Mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ. C. Mặt phẳng khung hợp với đường sức từ một góc 30°. D. Mặt phẳng khung hợp với đường sức từ D một góc 45°. Hình 33.4 Câu 12:(M2) Theo bài 11, giả sử ban đầu mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ và cho khung quay nửa vòng ngược với chiều kim đồng hồ. Hỏi số đường sức từ sẽ biến đổi như thế nào? A. Không biến đổi và có giá trị lớn nhất. B. Không biến đổi và có giá trị nhỏ nhất bằng 0.
  3. C. Có giá trị lớn nhất và giảm dần bằng 0 khi khung quay được vòng, rồităng dần đến giá trị lớn nhất khi khung quay được nửa vòng. D. Có giá trị nhỏ nhất bằng 0 và tăng dần đến giá trị lớn nhất khi khungquay được vòng, rồi giảm dần bằng 0 khi khung quay được nửa vòng. Câu 13:(M3) Máy phát điện xoay chiều đơn giản gồm một khung dây dẫn quay xung quanh từ trường của một nam châm vĩnh cửu. Khi cho khung quay nửa vòng ngược chiều kim đồng hồ, vị trí mới của khung lần lượt được diễn tả bằng hình 33.6. Trong cả hại trường hợp, dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung sẽ có chiều như thế nào? Hình 33.6 A. Chiều từ B đến A (hình a), chiều từ A đến B (hình b). B. Chiều từ A đến B (hình a), chiều từ B đến A (hình b). C. Chiều từ A đến B trong cả hai trường hợp. D. Chiều từ B đến A trong cả hai trường hợp. Câu 14:(M3) Dòng điện xoay chiều đang sử dụng ở Việt Nam có tần số: A. 50Hz. B. 55Hz.C.60Hz. D. 65Hz. Câu 15:(M1) Dòng điện xoay chiều là dòng điện: A. Đổi chiều liên tục không theo chu kì. B. Lúc thì có chiều này lúc thì có chiều ngược lại. C. là dòng điện luân phiên đổi chiểu liên tục theo chu kì. D. Cả A, Cđều đúng. Câu 16:(M1) Dòng điện xoay chiều có thể được tạo ra bởi: A. Ác quy xe máy. B. Sấm sét. C. Máy phát điện một chiều. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 17:(M1) Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín? A. Cho cuộn dây dẫn kín quay tròng từ trường của một nam châm điện. B. Đưa nam châm lại gần cuộn dây. C. Đưa cuộn dây dẫn kín lại gần nam châm điện. C. Tăng dòng điện chạy trong nam châm điện đặt gần ống dây dẫn kín. Câu 18:(M1) Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều dựa vào hiện tượng: A. Hưởng ứng điện. B. Cảm ứng điện từ. C. Tự cảm. D. Cả A, B, Cđều đúng. Câu 19:(M2) Máy phát điện xoay chiều đơn giản gồm một khung dây dẫn quay xung quanh từ trường của một nam châm vĩnh cửu. Khung dây dẫn được gắn chặt với hai vành khuyên tì lên hai thanh quét, hai thanh quét được nối với bóng đèn Đ. Khi khung quay nửa vòng theo chiều ngược kim đồng hồ (Hình 34.2) thì chiều của dòng điện qua đèn Đ như thế nào? A. Ban đầu chiều dòng điện đi từ EĐF, sau đó đi từ FĐE. B. Ban đầu chiều dòng điện đi từ FĐE, sau đó đi từ EĐF. C. Chiều dòng điện đi từ EĐF không thay đổi. D. Chiều dòng điện đi từ FĐE không thay đổi. Hình 34.2 Câu 20:(M2)Như bài 19, trong một chu kì (một vòng quay) dòng điện đổi chiều mấy lần? A. Một lần B. Hai lần C. Ba lần D. Bốn lần Câu 21:(M2)Trong máy phát điện xoay chiều, vành khuyên và thanh quét quay theo khung dây dẫn hay đứng yên? A. Cả hai đều quay theo khung. B. Thanh quét quay, vành khuyên đứng yên. Hình 34.2
  4. C. Vành khuyên quay, thanh quét đứng yên. D. Cả hai đều đứng yên. Câu 22:(M2) Bộ góp điện (hai vành khuyên và thanh quét) trong máy phát điện xoay chiều có khung dây quay có tác dụng gì? A. Làm cho khung dây quay được chắc chắn. B. Khi rô to quay, dây dẫn không bị xoắn lại. C. Để duy trì dòng điện ổn định. D. Dùng để xoắn các dây nối với mạch ngoài. Câu 23:(M1) Chọn câu phát biểu đúng.Trong máy phát điện xoay chiều: A. Phần quay là stato, phần đứng yên là rôto. B. Khung dây là rôto và nam châm là stato. C. Tuỳ từng trường hợp, khung dây và nam châm có thể là rôto hoặc có thể là stato. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 24:(M1) Dùng những cách nào sau đây để làm quay rôto máy phát điện? A. Năng lượng của thác nước. B. Dùng động cơ nổ. C. Năng lượng gió. D. Cả A, B, Cđều đúng. Câu 25:(M3)Về cấu tạo, máy phát điện một chiều và máy phát điện xoay chiều khác nhau ở bộ phận nào? (Hình 34.4) Hình 34.4 A. Nguyên tắc cấu tạo B. Cổ góp lấy điện. C. Công suất máy phát điện. D. Từ trường của nam châm Câu 26:(M3)Công suất máy phát điện phụ thuộc vào: A. Số vòng dây cung cấp điện của máy phát điện. B. Độ lớn của từ trường nam châm. C. Độ lớn cổ góp. D. Cả A, B đều đúng. Câu 27. Trong máy phát điện xoay chiều, khi nam châm quay thì trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điện xoay chiều. câu giải thích nào sau đây đúng? A. vì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luôn tăng. B. vì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng, giảm. C. vì từ trường qua tiết diện S của cuộn dây không biến đổi. D. vì từ trường qua tiết diện S của cuộn dây luôn tăng. Câu 28. Máy phát điện khác động cơ điện ở chỗ A. Trong động cơ điện, roto là nam châm, còn trong máy phát điện rô to là cuộn dây. B. Trong động cơ điện, roto là cuộn dây, còn trong máy phát điện rô to là nam châm. C. Động cơ điện biến điện năng thành cơ năng, còn trong máy phát điện biến cơ năng thành điện năng. D. Máy phát điện có kích thước lớn hơn động cơ điện. Câu 29. Trong máy phát điện xoay chiều, trường hợp có rô to là nam châm, khi hoạt động thì nam châm có tác dụng A. tạo ra từ trường. B. làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng. C. làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm. D. làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm. Câu 30. Cho mạch điện như hình 35.1. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đóng khóa K và sau đó đổi chiều dòng điện? A. Cuộn dây đẩy thanh nam châm ra xa. B. Cuộn dây hút thanh nam châm lại gần. C. Không có hiện tượng nào xảy ra. D. Cuộn dây hút thanh nam châm, sau đó đẩy ra. Câu 31.Quan sát cần cẩu tại các nhà máy luyện cán thép. Hãy giải thích tại sao cần cẩu lại không hề có móc? Hình 35.1 A. Nhờ lực hút của nam châm điện. B. Nhờ lực hút của sắt, thép. C. Nhờ các vật cần mang có nhiều móc. D. Cả A, B, Cđều đúng. Câu 32:(M1)Dụng cụ nào sau đây chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng quang?
  5. A. Bóng đèn dùng sợi đốt. B. Ấm điện. C. Bóng đèn huỳnh quang. D. Cả A, C đều đúng. Câu 33:(M2) Khi đo cường độ dòng điện xoay chiều, sơ đồ mạch điện nào sau đây đúng? (Hình 35.3). A. Hình a. B. Hìnhb. C. Hìnhc. D. Cả A, B, C. Hình 35.3 Câu 34:(M2) Khi đo hiệu điện thế xoay chiều, sơ đồ mạch điện nào mắc không đúng? (Hình 35.4). A. Hình a. B. Hìnhb. C. Hìnhc. D. Cả A, B, C đều không đúng. Hình 35.4 Câu 35:(M1) Để đo cường độ dòng điện một chiều, ta cần chú ý điều gì? A. Mắc đúng cực điện. B. Mắc nối tiếp ampe kế với mạch cần đo. C. Cả A, B đều đúng. D. Cả A, B đều sai. Câu 36 (M2) Có thể dùng ampe kế một chiều để đo dòng điện xoay chiều được không? A. Được, chỉ cần mắc nối tiếp với mạch cần đo là đủ. B. Được, chỉ cần mắc song song với mạch cần đo là đủ. C. Không được, dòng điện đổi chiều quá nhanh nên ampe kế không thể đo được. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 37:(M1) Khi đo hiệu điện thế một chiều ta dùng: A. Vôn kế xoay chiều. B. Vôn kế một chiều. C. Ampe kế xoay chiều. D. Ampe kế một chiều. Câu 38:(M2) Tại sao trên vôn kế một chiều ta thấy có ghi dấu (+) và (-)? A. Để phân biệt hai cực. B. Để đầu (+) gắn vào nơi có điện áp cao, đầu (-) gắn vào nơi có điện áp thấp, C. Cả A, B đều đúng. D. Cả A, B đều sai. Câu 39:(M3) Một bóng đèn có ghi: 6V-3W có thế măc vào những mạch nào sau đây để đạt độ sáng tối đa? A. Hiệu điện thế một chiều 9V. B. Hiệu điện thế xoay chiều 6V. C. Hiệu điện thế một chiều 6V. D. Cả B, C đều đúng. Câu 40:(M3) Tính chất từ của ống dây thế nào khi mắc hai đầu ống dây vào nguồn điện xoay chiều ? A. Ống dây không trở thành nam châm. B. Ống dây trở thành nam châm có hai cực không đổi. C. Ống dây trở thành nam châm có hai cực luôn thay đổi liên tục.D. Cả A, B, C đều sai. Câu 41:(M1) Khi tải điện năng đi xa, điện năng hao phí trên đường dây dẫn chủ yếu là do: A. Tác dụng từ của dòng điện. B. Tác dụng hóa học của dòng điện. C. Hiện tượng toả nhiệt trên đường dây. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 42:(M1) Từ công thức tính hao phí P hf = R , để giảm hao phí trên đường dây khi truyền tải điện người ta thường dùng cách nào? A. Giảm điện trở R. B. Giảm công suất của nguồn điện. C. Tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn điện. D. Câu A, C đều đúng. Câu 43:(M2) Cùng một công suất nguồn điện, nếu dùng hiệu điện thế 500000V và hiệu điện thế 250000V thì công suất hao phí khi dùng hiệu điện thế 250000Vgấp bao nhiêu lần so với khi dùng hiệu điện thế 500000V? A. Gấp 2. B. Gấp 4. C. Gấp 3. D. Gấp 5. Câu 44:(M2) Đường dây tải điện Bắc - Nam có hiệu điện thế 500000V, có chiều dài 1700Km. Biết rằng cứ 1000m dây dẫn thì có điện trở 0,1Ω. Cần truyền công suất là 10000000kW từ Bắc vào Nam thì công suất hao phí sẽ là: A. 0,68.1010W. B. 6,8.1010w. C. 0,70.1012w. D. 0,66.1011w. Câu 45:(M2) Công suất hao phí ở bài 44 có thể dùng để thắp sáng bao nhiêu bóng đèn 100W? A. 68.107 bóng. B. 7.1012 bóng. C. 68.1012 bóng. D. 7 1010bóng Câu 46:(M2) Với cùng một công suất điện truyền đi, công suất hao phí sẽ thay đổi thế nào nếu chiều dài đường dây tải điện tăng gấp đôi? A. Giảm 2 lần.B. Giảm 4 lần. C. Tăng 2 lần.D. Tăng 4 lần.
  6. Câu 47:(M2) Muốn truyền tải một công suất 2kW trên dây dẫn có điện trở2Ω, thì công suất hao phí trên đường dây là bao nhiêu? Cho biết hiệu điện thế trên hai đầu dây dẫn là 200V. A. 2000W. B. 200W. C. 400W. D. 4000W. Câu 48:(M3) Như bài 47, công suất hao phí trên đường dây thay đổi thế nào nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 2000V? A. Giảm 100 lần B. Giảm 10 lần C. Tăng 100 lần D. Tăng 10 lần Câu 49:(M3) Đường dây 500kV dùng để truyền tải điện năng từ nhà máy điện đến thành phố.Biết điện năng về tới thành phố có công suất 270.10 6W (270MW). Công suất hao phí trên đường dây là 30.10 6w (30MW). Hỏi cường độ dòng điện trên dây dẫn là bao nhiêu? A. 600A. B. 60A. C. 540A. D. 54A. Câu 50:(M3) Như bài 49, hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tại thành phố là bao nhiêu? A. 45kV. B. 500kV. C. 450kV. D. 4500V. Câu 51:(M3) Như bài 49, hỏi điện trở của hệ thống dây tải điện là bao nhiêu? A. 73,3Ω. B. 83,3Ω. C. 93,3Ω. D. 103,3Ω. Câu 52:(M1) Thiết bị có vai trò quan trọng “nhất” trong quá trình truyền tải điện đi xa là: A. Cột điện. B. Máy biến thế. C. Dây dẫn to. D. Tất cả đều quan trọng như nhau. Câu 53:(M1) Máy biến thế là một thiết bị có tác dụng gì? A. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. C. Biến đổi hiệu điện thế xoay chiều. B. Biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều. D. Biến đổi hiệu điện thế một chiều. Câu 54:(M1) Trong máy biến thế, các bộ phận có tên như sau: A. Cuộn dây cho dòng điện vào là cuộn sơ cấp, cuộn dây lấy dòng điện ra là cuộn thứ cấp. B. Cuộn dây cho dòng điện vào là cuộn thứ cấp, cuộn dây lấy dòng điện ra là cuộn sơ cấp. C. Cuộn dây cho dòng điện vào là cuộn cung cấp, cuộn dây lấy dòng điện ra là cuộn thứ cấp. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 55:(M1) Máy biến thế, máy phát điện đều dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ, nhưng chúng khác nhau ở chỗ nào? A. Máy biến thế biến đổi hiệu điện thế xoay chiều, còn máy phát điện phát sinh ra dòng điện. B. Máy biến thế đổi dòng điệnmột chiều thành xoay chiều, còn máy phát điện tạo ra dòng điện. C. Máy biến thế đổi dòng điện xoay chiều thành một chiều, còn máy phát diện tạo ra dòng điện. D. Cả A, B, Cđều sai Câu 56:(M1) Phát biểu nào sau đây về máy biến thế là không đúng? A. Số vòng dây cuộn thứ cấp nhiều gấp n lần số vòng cuộn sơ cấp là máy tăng thế. B. Số vòng dây cuộn sơ cấp nhiều gấp n lần số vòng cuộn thứ cấp là máy hạ thế. C. Số vòng dây cuộn thứ cấp ít hơn số vòng cuộn sơ cấp là máy tăng thế. D. Số vòng dây cuộn thứ cấp ít hơn số vòng cuộn sơ cấp là máy giảm thế. Câu 57:(M2) Máy biến thế đặt tạicác trạm biến thế (trạm biến điện) thường được nhúng vào dầu với mục đích gì? A. Để máy biến thế dễ dàng dịch chuyển. B. Để các bộ phận không bị ăn mòn. C. Làm mát máy biến thế. D. Tất cả những điều trên đều sai. Câu 58:(M2) Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 500 vòng dây, muốn tăng hiệu điện thế lên bốn lần thì cuộnthứ cấp phải quấn bao nhiêu vòng? A. 125 vòng. B. 2000 vòng. C. 1500 vòng. D. 1750 vòng. Câu 37.8:(M2) Như bài 58, có thể dùng máy biến thế đó để hạ thế được không? Nếu được thì giảm bao nhiêu lần? A. Không được. B. Được, giảm 2 lần. C. Được, giảm 3 lần. D. Được, giảm 4 lẩn. Câu 59(M1): Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng: A. Tia sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác. B. Tia sáng bị gãy khúc khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môitrường trong suốt khác. C. Tia sáng truyền, từ môi trường trong suốt này sang môi trường không trong suốt khác. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 60(M1): Quan sát chiếc đũa khi nhúng vào nước (Hình 40.1).Hãy chọn câu phát biểu đúng? A. Ta thấy chiếc đũa sáng hơn do hiện tượng phản xạ ánh sáng. B. Ta thấy chiếc đũa bị gãy khúc tại mặt ngăn cách hai môi trường do hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Hình 40.1 C. Ta thấy chiếc đũa dường như dài hơn do hiện tượng ánh sáng bị tán xạ. D. Phần đũa ngập trong nước nhỏ hơn phần đũa trên mặt nước do ánh sáng bị nước hấp thụ. Câu 61(M1): Từ hình 40.2, hãy cho biết phát biểu nào sau đâylà không chính xác. A. SI là tia tới, IK là tia khúc xạ, IN là pháp tuyến.
  7. B. SI là tia khúc xạ, IK là tia ới, IN là pháp tuyến. C. Góc SIN là góc tới. D. Góc KIN' là góc khúc xạ. Câu 62(M2): Dùng kẹp gắp một viên bi dưới đáy chậu lúc không có nước và lúc chậu đầy nước. Phát biểu nào sau đây chính xác? A. Chậu có nước khó gắp hơn vì bi có nước làm giảm ma sát. B. Chậu có nước khó gắp hơn vìcó hiện tượng tán xạánh sáng. Hình 40.2 C. Chậu có nước khó gắp hơn vì ánh sáng từ viên bi truyền đến mắt bị khúc xạ nên khó xác định vị trí của viên bi. D. Chậu có nước khó gắp hơn vì có hiện tượng phản xạ ánh sáng. Câu 63(M2): Nhìn một vật ở dưới nước dường như ta thấy vật gần hơn thực tế, vì: A. Góc tối nhỏ hơn góc khúc xạ nên thấy ảnh của vật được nâng lên so với vật. B. Góc tới lớn hơn góc khúc xạ nên thấy ảnh của vật được nâng lên so với vật. C. Góc tới bằng góc khúc xạ nên thấy ảnh của vật được nâng lên so với vật. D. Góc tới xấp xỉ góc khúc xạ nên thấy ảnh của vật được nâng lên so với vật. Câu 64(M2): Hãy chọn câu phát biểu đúng. A. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm trong cùng mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ. B. Khi ánh sáng đi từ không khí vào nước thì tia tới và tia khúc xạ không nằm trong cùng mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ. C.Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm trong cùng mặt phẳng tới. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ. D. Khi ánh sáng đi từ không khí; vào nước thì tia tới và tia khúc xạ nằm trong cùng mặt phẳng tới. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ. Câu 65(M3): Trường hợp nào tia tới và tia khúc xạ trùng nhau? A. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ. B. Góc tới lớn hơn góc khúc xạ. C. Góc tới bằng góc khúc xạ. D. Góc tới bằng 0. Câu 66(M3): Các học sinh vẽ các tia khúc xạ và tia tới như hình40.3. Cho biết PQ là mặt phân cách giữa không khí và nước, I là điểm tới và SI là tia tới, IN là pháp tuyến. Hãy cho biết trường họp nào là đúng? A. Hình a B. Hình b C. Hình c D. Hình d Hình 40.3 Câu 67(M1): Chiếu một tia sáng tới SI đi từ môi trường (a) sang môi trường (b) và cho tia khúc xạ IR (Hình 40.4). Những phát biểu nào sau đây đúng? A. Môi trường (a) là môi trường trong suốt, còn môi trường (b) thì không. B. Môi trường (a) là môi trường của chất rắn hoặc lỏng, còn môi trường (b) là môi trường của không khí C. Môi trường (a) là không khí còn môi trường (b) là của chất rắn hoặc lỏng. Hình 40.4 D. Khi góc tới SIN tăng đến 90o thì tia khúc xạ IR trùng với mặt phân cách xy. Câu 68(M2): Chiếu một tia sáng SI đi từ môi trường không khí đến môi trường nước. Hình vẽ nào sau đây không đúng? (Hình 40.5)
  8. A. Hình a B. Hình b C. Hình c D. Hình d