Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I môn Vật lí 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Nguyễn Trãi
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I môn Vật lí 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_6_nam_hoc_2019.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I môn Vật lí 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Nguyễn Trãi
- TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2019 – 2020. MÔN: VẬT LÍ 6 I. Lí thuyết Câu 1: GHĐ và ĐCNN của thước là gì? Trả lời: GHĐ là độ dài lớn nhất ghi trên thước. ĐCNN là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. Câu 2: Em hãy cho biết đơn vị độ dài, thể tích, khối lượng, lực, khối lượng riêng, trọng lượng riêng là gì? Dụng cụ đo độ dài. đo thể tích, đo khối lượng, đo là gì? Trả lời Đại lượng dụng cụ đo đơn vị kí hiệu độ dài thước m l thể tích bình chia độ, ca đong m3, lít V khối lượng cân kg m lực lực kế N F khối lượng riêng kg/m3 D trọng lượng riêng N/m3 d Câu 3: Lực là gì? Đơn vị của lực. Nêu kết quả tác dụng lực. Cho 1 VD lực tác dụng lên vật làm vật biến đổi chuyển động, 1 VD lực tác dụng lên vật làm vật biến dạng. Trả lời: - Lực là tác dụng đẩy, kéo .của vật này lên vật khác. Đơn vị lực là Niutơn (N). - Kết quả tác dụng lực: một lực tác dụng lên vật làm vật bị biến dạng hoặc biến đổi chuyển động. (Học sinh tự cho ví dụ.) Câu 4: Kể tên các máy cơ đơn giản mà em biết. Dùng máy cơ đơn giản cho ta lợi ích gì? Trả lời: Các máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. Dùng máy cơ đơn giản giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn. Câu 5: Hai lực cân bằng là gì? Cho ví dụ trong thực tế về hai lực cân bằng? Trả lời: Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, có cùng phương nhưng ngược chiều, có độ mạnh bằng nhau. (Học sinh tự cho ví dụ.) Câu 6: Trọng lực là gì? Phương và chiều của trọng lực? viết công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng ( nêu rõ các đại lượng có trong công thức) Trả lời: - Trọng lực là lực hút của Trái Đất. Trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều từ trên xuống. - Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật: P = 10.m trong đó: P là trọng lượng của vật (N); m là khối lượng của vật (kg) 1
- Câu 7: Khối Lượng riêng, trọng lượng riêng của một chất là gì? Viết công thức tính khối lượng riêng, trọng lượng riêng của một chất? Và nêu rõ từng đại lượng, đơn vị đo trong công thức. Trả lời: Khối lượng riêng Trọng lượng riêng Khối lượng riêng của một chất được xác định Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng khối của một đơn vị thể tích chất đó bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích chất m đó D P V d Trong đó: V D: khối lượng riêng (kg /m3) Trong đó: m: khối lượng (kg) d: trọng lượng riêng (N /m3) V: thể tích (m3) P: trọng lượng (N) V: thể tích (m3) Câu 8: Khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3, điều đó có nghĩa là gì? Trả lời: Khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m 3, điều đó có nghĩa là cứ 1m 3 nhôm thì có khối lượng là 2700kg Câu 9: Nêu hai thí dụ về sử dụng mặt phẳng nghiêng. ( Hs tự nêu vd) Câu 10: Tại sao đi lên dốc càng thoai thoải càng dễ hơn? Trả lời: Do tính chất của mặt phẳng nghiêng "mặt phẳng càng nghiêng ít, thì lực để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ" nên đi lên càng thoai thoải càng dễ dàng hơn II. Bài tập Bài 1: Đổi các đơn vị sau. a) 0,75m3 = dm3. b) 15mm = m. c) 1,2l = cm3 = cc. d) 25g = kg. Bài 2: Các kết quả đo độ dài trong ba bài báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau: a) l1 = 20,1cm b) l2 = 21cm c) l3 = 20,5cm. Hãy cho biết ĐCNN của thước đo dùng trong mỗi bài thực hành. Bài 3: Các kết quả đo thể tích trong hai bản báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau: 3 3 a) V1 = 15,4cm b) V1 = 15,5cm Hãy cho biết độ chia nhỏ nhất của bình chia độ dùng trong mỗi bài thực hành. Biết rằng 3 3 3 trong phòng thí nghiệm chỉ có các bình chia độ có ĐCNN là 0,1cm ; 0,2cm và 0,5cm . Bài 4: Trên vỏ hộp sữa có ghi: “Khối lượng tịch 397g”; Trên vỏ túi bột giặt OMO có ghi 500g. Các con số 397g và 500g cho ta biết điều gì? Bài 5: Một bình chia độ chứa nước, mực nước trong bình ngang với vạch 120cm 3. Thả chìm một quả cầu đặc có khối lượng 300g vào trong bình chia độ thì mực nước trong bình dâng lên đến vạch 180cm3. a) Tính thể tích của quả cầu. b) Tính khối lượng riêng của chất làm quả cầu. 2
- Bài 6: a) Quan sát bình chia độ ở hình bên và cho biết giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất của mỗi bình. b) Người ta đổ chất lỏng vào 2 bình. Em hãy ghi lại kết quả thể tích chất lỏng đo được ở mỗi bình. Bài 7: Chiều dài tự nhiên của lò xo là 8cm, treo một vật có trọng lượng 2N vào lò xo, khi lò xo đứng yên chiều dài của lò xo lúc này là 12cm. Tính độ biến dạng của là xo, và cường độ lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên vật? Bài 8: Treo một vật nặng vào lò xo. Em hãy trả lời các câu hỏi sau : a) Vật đã tác dụng vào lò xo một lực gì? Lò xo sẽ như thế nào? Lò xo tác dụng lực gì lên vật? b) Tại sao khi treo vật vào lò xo, vật không bị rơi xuống đất ? Bài 9: Hãy tính khối lượng và trọng lượng của một khối đá. Biết khối đá có thể tích 520dm 3 và khối lượng riêng của đá là 2600kg/m3. Bài 10: Một khối sắt có khối lượng là 15,6 tấn,có khối lượng riêng 7800kg/m3 a) Tính trọng lượng của khối sắt trên. b) Tính trọng lượng riêng của khối sắt. Bài 11: Biết 10 lít cát có khối lượng 15kg. a) Tính thể tích của 1 tấn cát. b) Tính trọng lượng của một đống cát 3m3. Bài 12: Trong các công việc sau đây, nên dùng loại máy cơ đơn giản nào: a) Thợ nề kéo một sô vữa lên cao để xây nhà. b) Đưa một cái lốp xe nặng từ mặt đất lên sàn xe otô. c) Nhổ cái đinh bằng búa tay. d) Kéo lá cờ lên đỉnh của trụ cờ. Bài 13: Dùng hệ thống pa lăng gồm một ròng rọc cố định và một ròng rọc động để kéo vật có trọng lượng 500N lên cao. ( bỏ qua ma sât) Hãy tính cường độ của lực kéo. III. Trắc Nghiệm 1. Một quả nặng có trọng lượng 0,1N. Khối lượng của quả nặng là: A. 1g. B. 10g. C. 100g. D. 1000g. 3
- 2. Đưa từ từ một cực của một thanh nam châm lại gần một quả nặng bẳng sắt đang được treo trên một sợi chỉ. Lực hút của nam châm đã đưa ra sự biến đổi nào? A. Quả nặng bị biến dạng. C. Quả nặng chuyển động lại gần nam châm. B. Quả nặng dao động. D. Quả nặng chuyển động ra xa nam châm. 3. Cặp lực nào dưới đây là hai lực cân bằng? A. Lực mà hai em bé cung đẩy vào hai bên một cánh cửa làm cành cửa quay. B. Lực của một lực sĩ đang giơ quả tạ trên cao và trọng lực tác dụng lên quả tạ. C. Lực một người đang kéo dãn một dây lò xo và lực mà dây lò xo kéo lại tay người. D. Lực của vật nặng được treo vào dây tác dụng lên dây và lực của dây tác dụng lên vật. 4. Lực nào sau đây không phải là trọng lực? A. Lực làm cho nước mưa rơi xuống. B. Lực tác dụng lên một vật nặng treo vào lò xo làm lò xo dãn ra. C. Lực tác dụng vào viên phấn khi viên phấn được buông ra khỏi tay cầm. D. Lực nam châm tác dụng vào hòn bi sắt. 5. Lực nào dưới đây là lực đàn hồi? A. Trọng lực của một quả nặng. C. Lực hút của nam châm lên tấm sắt. B. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp. D. Lực kết dính của tờ giấy dán trên bảng. 6. Cho một khối chì hình hộp chữ nhật có thể tích bằng 10cm 3. Khối lượng của khối chì bằng bao nhiêu? Biết rằng khối lượng riêng của khối chì bằng 11300kg/m3. A. 113kg. B. 113g. C. 11,3kg. D. 1,13g. 7. Một cái cột trụ bằng sắt có thể tích bằng 2m 3. Và nặng 15,6 tấn. Khối lượng riêng của sắt nhận giá trị nào trong các giá trị sau? A. 11300kg/m3. B. 7800kg/m3. C. 2700kg/m3. D. 1000kg/m3. 8. Đơn vị đo khối lượng riêng là: A. N/m3. B. kg.m2. C. kg. D. kg/m3. 9. Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm 3. Cách ghi kết quả nào sau đây là đúng? 3 3 3 3 A. V1 = 20cm . B. V2 = 20,5cm . C. V3 = 20,50cm . D. V4 = 20,2cm 10. Người ta dung một bình chia độ chứa 50cm 3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình là 81cm3. Thể tích của hòn đá là? A. 81cm3. B. 50cm3. C. 131cm3. D. 31cm3. 11. Lực nào trong các lực dưới đây là lực kéo? A. Lực mà người lực sĩ dùng để ném một quả tạ. B. Lực mà con chim tác dụng khi đậu trên cành cây làm cho cành cây bị cong đi. C. Lực mà không khí tác dụng làm cho quả bóng bay bay lên trời. D. Lực mà con trâu tác dụng vào cái cày khi đang cày. 12. Trọng lượng của một vật 20g là bao nhiêu? A. 0,02N. B. 0,2N. C. 20N. D. 200N. 4
- 13. Khối lượng của một vật chính là A. Sức nặng của vật. C. Trọng lượng của vật. B. Khối lượng hoặc trọng lượng của vật. D. Lượng chất chứa trong vật. 14. Hai lực cân bằng là hai lực : A. Mạnh như nhau B. Mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều. C. Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều. D. Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều và cùng đặt vào một vật. 15. Gió thổi căng phồng một cánh buồm, gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực gì trong các lực sau? A. Lực căng. B. Lực hút. C. Lực kéo. D. Lực đẩy 16. Khi quả bóng đập vào bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì? A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng. B. Chỉ làm biến dạng quả bóng. C. Không làm biến dạng cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng. D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó. 17. Cho bình chia độ như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là A. 200 cm3 và 5 cm3 C. 100 cm3 và 5 cm3 B. 200 cm3 và 10 cm3 D. 100 cm3 và 2 cm3 18. Người ta dùng một bình chia độ ghi tới 100cm 3 chứa 45cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá 12cm3 vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch bao nhiêu? A. 12cm3 B. 57cm3 C. 47cm3 D. 45cm3. 20. Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động. A. Quả bóng được đá thì lăn trên sân. B. Một vật được tay kéo trên mặt bàn nằm ngang. C. Một vật được thả thì rơi xuống. D. Một vật được ném thì bay lên cao. 21. Hình vẽ sau là một palăng dùng để nâng vật nặng trọng lượng P lên cao. Với palăng này, có thể kéo vật trọng lượng P lên với lực F có cường độ nhỏ nhất là 5
- 23. Một chiếc tàu thủy nổi được trên mặt nước là nhờ có những lực nào tác dụng vào nó? A. chỉ nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống phía dưới B. chỉ nhờ lực nâng của nước đẩy lên phía trên C. nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống và lực nâng của nước đẩy lên cân bằng nhau. D. nhờ lực hút của Trái Đất, lực nâng của nước và lực đẩy của chân vịt phía sau tàu. 24. Treo đầu trên của lò xo vào một điểm cố định. Khi đầu dưới của lò xo để tự do, lò xo có chiều dài 10 cm. Khi treo vào đầu dưới của lò xo một quả cân 100g thì lò xo có chiều dài 14 cm. Khi tác dụng vào đầu dưới lò xo một lực kéo 2N hướng dọc theo chiều dài lò xo thì lò xo bị kéo dãn có chiều dài là A. 18 cm. B. 16 cm. C. 15 cm. D. 20 cm. 25. Nếu đòn bẩy quay quanh điểm tựa O, trọng lượng của vật cần nâng tác dụng vào điểm O1 của đòn bẩy, lực nâng vật tác dụng vào điểm O2 của đòn bẩy thì dùng đòn bẩy được lợi về lực trong trường hợp nào dưới đây? A. Khoảng cách OO1 > OO2 B. Khoảng cách OO1 = OO2 C. Khoảng cách OO1 < OO2 D. Khoảng cách OO1 = 2OO2 6