Đề cương kiểm tra học kì 1 môn Vật lí 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Trãi

docx 2 trang Thủy Hạnh 09/12/2023 1810
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương kiểm tra học kì 1 môn Vật lí 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_vat_li_9_nam_hoc_2020_2021_tr.docx

Nội dung text: Đề cương kiểm tra học kì 1 môn Vật lí 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Trãi

  1. 1 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN: VẬT LÍ 9 NĂM HỌC 2020 – 2021 I. TRẮC NGHIỆM: (3Đ, Mức độ nhận biết, hiểu) 2- Phát biểu định luật Ôm. Hệ thức của định luật. Nêu tên và đơn vị từng đại lượng có trong hệ thức. ĐA: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. U Công thức: I = I Trong đó: R: Điện trở (Ω), U: Hiệu điện thế (V), I: Cường độ dòng điện(A) 3- Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Công thức tính điện trở của dây dẫn hình trụ có chiều dài l, tiết diện S, làm bằng chất có điện trở suất ρ. Nêu tên và đơn vị từng đại lượng có trong công thức. ĐA: Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài l của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây dẫn và phụ thuộc vào vật liệu làm dây. l Công thức: R . S Trong đó: R: Điện trở (Ω), l: Chiều dài (m), S: Tiết diện (m2) : Điện trở suất (Ωm). 4- Viết các công thức tính công suất điện của đoạn mạch. Nêu tên và đơn vị từng đại lượng có trong công thức. U 2 A ĐA: P = UI = = I 2 R R t Trong đó: P : Công suất điện ( W), U: Hiệu điện thế (V), I: Cường độ dòng điện(A), t: thời gian (s) 5- Viết các công thức tính điện năng tiêu thụ của đoạn mạch điện. Nêu tên và đơn vị từng đại lượng có trong công thức. U 2 ĐA: A = P t = UI.t = t = I 2 Rt R Trong đó: P : Công suất điện ( W), U: Hiệu điện thế (V), I: Cường độ dòng điện(A), t: Thời gian dòng điện chạy qua (s), A: Công của dòng điện ( J). 6 - Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun- Len-xơ. Nêu tên và đơn vị từng đại lượng có trong hệ thức. (2đ) ĐA: Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua. Công thức: Q = I2Rt. Trong đó: Q: Nhiệt lượng (J), I: Cường độ dòng điện (A), R: Điện trở (Ω), t: Thời gian dòng điện chạy qua.(s) 7- Phát biểu quy tác nắm bàn tay phải, Quy tác bàn tay trái.
  2. 2 II. TỰ LUẬN(7Đ) Bài 1. Một lò đốt có khối lượng dây đốt là 2kg, tiêu thụ một công suất 2 500W dưới hiệu điện thế 220V. Hãy tính: a. Cường độ dòng điện qua lò đốt. b. Điện trở của lò đốt. c. Tính thời gian để nhiệt độ của lò đốt tăng từ 25oC đến 150oC, biết hiệu suất của lò là 96%. Biết nhiệt dung riêng của dây đốt là 480 J/ kg.K. Bài 2. Cho mạch điện như sơ đồ : Đèn Đ 1 ghi 6V-12W. Điện trở R có giá trị 6. Khi mắc đoạn mạch vào một nguồn điện thì hai đèn Đ 1 và Đ2 sáng R Đ2 bình thường và vôn kế chỉ 12V. A C B a. Tính hiệu điện thế của nguồn điện. b. Tính cường độ dòng điện chạy qua R , Đ , Đ 1 2. V c. Tính công suất của Đ2. Đ d. Tính công suất tiêu thụ trên toàn mạch. 1 Bài 3: Với qui ước: Dòng điện có chiều từ sau ra trước trang giấy.  Dòng điện có chiều từ trước ra sau trang giấy. Tìm chiều của lực điện từ tác dụng vào dây dẫn có dòng điện chạy qua trong các trường hợp sau: I S N N  S N  S a) b) c) Bài 4. Phòng làm việc của nhà trường có 6 máy vi tính, mỗi máy có công suất 150W, 6 bóng đèn, mỗi bóng 40W và một máy điều hòa nhiệt độ có công suất 1200W. Mỗi thiết bị hoạt đông liên tục trong 8h/ngày . Hỏi trong một tháng (30 ngày) phòng làm việc của ban tốn chi phí bao nhiêu tiền điện, biết rằng giá điện là 1500 đồng/kW.h. Bài 5 : Hãy xác định cực của ống dây và cực của kim nam châm trong các trường hợp sau: + – + – – + a) b) c) Bài 6 : A. Hãy đề xuất các phương án để xác định lại từ cực của một nam châm đã mất các kí hiệu. B. Có thể tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng các cách nào? Cho vài ví dụ ứng dụng nam châm điện trong thực tế. Bài 7: Hãy chỉ ra một số nguyên nhân gây lãng phí điện năng, gây mất an toàn khi sử dụng điện tại các hộ gia đình nơi em sinh sống và đề xuất cách khắc phục. Chúc các em thành công. -HẾT-