Đề xuất kiểm tra học kì I môn Vật lý 9 - Năm học 2018-2019 - Trường PT DTNT THCS thị xã Buôn Hồ (Có đáp án)

docx 4 trang Thủy Hạnh 13/12/2023 340
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất kiểm tra học kì I môn Vật lý 9 - Năm học 2018-2019 - Trường PT DTNT THCS thị xã Buôn Hồ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_xuat_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_ly_9_nam_hoc_2018_2019_tru.docx

Nội dung text: Đề xuất kiểm tra học kì I môn Vật lý 9 - Năm học 2018-2019 - Trường PT DTNT THCS thị xã Buôn Hồ (Có đáp án)

  1. Phòng GD&ĐT TX Buôn Hồ Trường PT DTNT THCS thị xã Buôn Hồ ĐỀ XUẤT KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2018-2019 Môn: Vật Lý 9 Thời gian: 45 phút I/ Mục tiêu: + Kiến thức: - Biết được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song. - Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn. Nêu được các vật liệu khác nhau thì có điện trở suất khác nhau. - Nêu được một số ứng dụng của nam châm điện và chỉ ra tác dụng của nam châm điện trong những ứng dụng này. - Phát biểu được quy tắc bàn tay trái về chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều. + Kỹ năng: l - Vận dụng được công thức R = để giải bài toán. S - Giải thích được nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy. Sử dụng được biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. - Biết lợi ích của việc tiết kiệm điện điện và sử dụng tiết kiệm điện năng. + Thái độ: Nghiêm túc, trung thực
  2. II/ Ma trận đề: Cấp độ Vận dụng Vận dụng Cộng Thông hiểu Nhận biết thấp cao Tên chủ đề Điện Câu : 1,2 (0,5đ) Câu : 5,6( 0,5đ) Câu : Câu 15b học Câu 13 ý đầu Câu 13 ý sau 9,10,11,12 (1đ) (1đ) (1đ) (1đ) Điện từ Câu: 3,4 (0,5đ) Câu 14b Câu 15a (1,5đ) học Câu : 7,8(0,5đ) (2đ) Câu 14a (0,5đ) Tổng 7 câu 3 câu 4,5 câu 0,5 câu 15 câu cộng 3 điểm 3 điểm 3 điểm 1 điểm 10 điểm 30% 30% 30% 10% 100% III/ Nội dung đề: A. Phần trắc nghiệm (3 điểm) ( Mỗi đáp án đúng 0,25 điểm) Câu 1: Cường độ dòng điện qua một dây dẫn A. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. B. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. C. Không phụ thuộc hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. D. Chỉ phụ thuộc hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. Câu 2: Công thức nào là công thức tính điện trở tương đương của hai điện trở mắc song song? R1 R 2 R1R 2 R1R 2 A. R = R1 + R2. B. R C. R D. R R1R 2 R1 R 2 R1 R 2 Câu 3: Trường hợp nào dưới đây tạo ra dòng điện cảm ứng? A. Ống dây và nam châm chuyển động tương đối với nhau. B. Ống dây và nam châm chuyển động để khoảng cách giữa chúng không đổi C. Ống dây và nam châm đặt gần nhau đứng yên D. Ống dây và nam châm đặt xa nhau đứng yên Câu 4: Động cơ điện là dụng cụ biến đổi A. Nhiệt năng thành điện năng. B. Điện năng thành cơ năng. C. Cơ năng thành điện năng. D. Điện năng thành nhiệt năng. Câu 5: Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đây sẽ thay đổi A. Tiết diện dây dẫn của biến trở. B. Điện trở suất của chất làm biến trở của dây dẫn. C. Chiều dài dây dẫn của biến trở. D. Nhiệt độ của biến trở. Câu 6: Để đảm bảo an tòan khi sử dụng điện, ta cần phải A. Mắc nối tiếp cầu chì loại bất kỳ cho mỗi dụng cụ điện. B. Sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện.
  3. C. Rút phích cắm đèn ra khỏi ổ cắm khi thay bóng đèn. D. Làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế cao. Câu 7: Nam châm điện được sử dụng chủ yếu trong các thiết bị A. Nồi cơm điện. B. Đèn điện. C. Rơle điện từ. D. Ấm điện. Câu 8: Quy tắc Bàn Tay Trái dùng để xác định A. Chiều của lực điện từ. B. Chiều của đường sức từ. C. Chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn. D. Chiều của các cực nam châm. Câu 9: Trên một bóng đèn có ghi 110V – 55W. Điện trở của nó là A. 0,5 Ω. B. 27,5 Ω. C. 2,0 Ω. D. 220 Ω. Câu 10: Bóng đèn có điện trở 8 Ω và cường độ dòng điện định mức là 2 A. Tính công suất định mức của bóng đèn. A. 32 W. B. 16 W. C. 4 W. D. 0,5 W. Câu 11: Một bóng đèn có điện trở thắp sáng là 400 Ω. Cường độ dòng điện qua đèn là bao nhiêu nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn là 220 V. A. 0,44 A B. 0,64 A C. 0,55 A D. 0,74 A Câu 12: Đặt một hiệu điện thế U = 12 V vào hai đầu một điện trở thì cường độ dòng điện là I = 2 A. Nếu tăng hiệu điện thế lên 1,5 lần thì cường độ dòng điện là A. 3,0 A. B. 1,0 A. C. 0,5 A. D. 0,25A. B. Phần tự luận : (7 điểm) Câu 13: a) Nêu những lợi ích của việc tiết kiệm điện năng ? (1 điểm) b) Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng? (1 điểm) Câu 14: a) Phát biểu qui tắc bàn tay trái.( 0,5 điểm) b) Xác định chiều lực điện từ, chiều dòng điện , tên các cực từ của nam châm ở các hình vẽ sau.(2 điểm) F N S N S I  a) b) c) Câu 15: a) Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào của dây dẫn? Viết biểu thức biểu diễn sự phụ thuộc ấy. Nêu ý nghĩa của điện trở suất.( 1,5 điểm) b) Áp dụng: Một sợi dây làm bằng kim loại dài l1 = 150 m, có tiết diện S1 = 0,4 mm² và có điện trở R1 = 60 Ω. Hỏi một dây khác làm bằng kim loại đó dài l2 = 30m có điện trở R2 = 30 Ω thì có tiết diện là bao nhiêu ? (1 điểm) IV/ Đáp án: A) Phần trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp B C A B C C C A D A C A án
  4. B) Phần tự luận: Câu 13: a) Lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng : + Giảm chi tiêu cho gia đình. 0,25đ + Các dụng cụ được sử dụng lâu bền hơn. 0,25đ + Giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung do hệ thống cung cấp điện bị quá tải. 0,25đ + Dành phần điện năng tiết kiệm cho sản xuất. 0,25đ b) Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng + Lựa chọn các dụng cụ hay thiết bị điện có công suất phù hợp. 0,5đ + Sử dụng điện trong thời gian cần thiết (tắt các thiết bị khi đã sử dụng xong hoặc có bộ phận hẹn giờ) 0,5đ Câu 14: a) Qui tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90o chỉ chiều của lực điện từ: 0,5đ b) hình a, hình b mỗi hình xác định đúng 0,75đ hình c đúng 0,5đ F F N S N S S N I  F a) b) c) Câu 15: a) – Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào: Chiều dài dây dẫn, tiết diện dây dẫn và vật liệu làm dây dẫn. 0,5đ .l - Biểu thức : R 0,5đ s - Ý nghĩa của điện trở suất: Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất) có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài 1 m và tiết diện là 1 m2. Kí hiệu là đọc là rô; đơn vị:  .m Chất nào có điện trở suất càng nhỏ thì dẫn điện càng tốt. 0,5đ b) .l1 R1 s1 .l R 2 2 1đ s2 R1 l1.s2 R1.s1.l2 60.0,4.30 2 s2 0,16mm R2 l2.s1 R2.l1 30.150 Các cách giải khác nếu đúng đều cho điểm tối đa Người ra đề Nguyễn Đức Đại