Đề thi thử vào 10 môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Dương Xá

docx 3 trang thienle22 4810
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào 10 môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Dương Xá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_vao_10_mon_ngu_van_9_truong_thcs_duong_xa.docx

Nội dung text: Đề thi thử vào 10 môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Dương Xá

  1. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM ĐỀ THI THỬ VÀO 10 – NĂM HỌC 2019 - 2020 TRƯỜNG THCS DƯƠNG XÁ Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài 120 phút PHÀN I: 7 điểm Mở đầu bài thơ của mình, có một nhà thơ viết: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. và ở cuối bài, nhà thơ bày tỏ nguyện ước : “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”. Câu 1. Em hãy cho biết những câu trơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Câu 2. Trong những câu thơ trên, hình ảnh hàng tre trong câu thơ nào là hình ảnh tả thực, trong câu thơ nào là hình ảnh ẩn dụ? Ý nghĩa của hình ảnh hàng tre trong khổ đầu và trong câu kết bài thơ em vừa nêu có giống nhau không? Vì sao? Việc lặp lại hình ảnh hàng tre ở câu kết bài thơ có ý nghĩa gì? Câu 3. Viết đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch (khoảng 10 -12 câu) phân tích khổ cuối của bài thơ trên. Đoạn văn có sử dụng phép thế và một thành phần biệt lập (chú thích rõ). Câu 4. Cây tre đã trở thành hình ảnh trung tâm của nhiều tác phẩm văn học Việt Nam. Trong chương trình Ngữ văn THCS, có tác phẩm văn học hiện đại nào em đã học cũng xuất hiện hình ảnh cây tre ? Tác giả của tác phẩm đó là ai ? PHẦN II: 3 điểm Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi: Một người ăn xin Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi ông tái nhợt quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: Cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. (Theo Tuốc-ghê- nhép) Câu 1. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn “Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi ông tái nhợt quần áo tả tơi.” Thuộc kiểu câu gì? Câu 2. Trong câu nói: “Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả”. Cậu bé đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? Câu 3. Trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện trên. HẾT
  2. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS DƯƠNG XÁ NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút Phần Câu Nội dung Điểm Nêu được: - Tên tác phẩm: 0.25 đ, tác giả: 0.25đ 1 - Hoàn cảnh ra đời bài thơ: năm 1976, nước nhà thống nhất, lăng Bác vừa khánh thành, tác giả ra thăm miền Bắc và vào lăng viếng Bác. 0.5đ 1,0 đ 2 - Hình ảnh tả thực trong câu: Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát (0,25) 0.25 đ - Hình ảnh ẩn dụ trong câu: Ôi, hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. Và: Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. (0,5) * Ý nghĩa của hình ảnh hàng tre trong khổ đầu và trong câu kết bài: 2,5đ không giống nhau: 0.25 đ Lý giải: - Khổ đầu: hàng tre mang ý nghĩa: 0.5 đ + Hình ảnh thân thuộc của làng quê, đất nước VN; + Biểu tượng của dân tộc: biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc. - Hình ảnh hàng tre đc lặp lại ở cuối bài với nét nghĩa bổ sung: cây tre trung hiếu là ước muốn ,hứa hẹn của cả dân tộc đoàn kết, kiên cường, thủy chung son sắt với lí tưởng của Bác, với cách mạng.( 0.5 đ) * Sự lặp lại như thế tạo cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh cây tre gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn.( 0.5 đ) * Hình thức: (1.5 đ) 3,0 - Đúng cấu trúc, đủ số câu: (0,5 đ) - Có phép thế và 1 t/p biệt lập – chú thích (không gạch chân, chú thích không cho điểm). (0,5 đ) - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc: (0,5 đ) * Nội dung: (1.5 đ) Phân tích khổ thơ cuối - Tâm trạng lưu luyến, muốn được ở mãi bên Người được thể hiện ở khổ thơ cuối.
  3. - Câu thơ “Mai về miền Nam dâng trào nước mắt” như một lời giã biệt . + Lời nói giản dị diễn tả tình cảm sâu lắng. + Từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn I 3 không muốn rời xa nơi Bác nghỉ. + Đó là tâm trạng của muôn triệu con tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau không khác gì tác giả. Được gần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ muốn rời xa Bác bởi Người ấm áp quá, rộng lớn quá. - Ước nguyện thành kính của tác giả cũng là ước nguyện chung của những người đã chưa một lần nào gặp Bác. + “Muốn làm con chim” - âm thanh của thiên nhiên, đẹp đẽ trong lành. + “Muốn làm đoá hoa” – toả hương thơm thanh cao nơi Bác yên nghỉ. +“Muốn làm cây tre trung hiếu ”giữ mãi giấc ngủ bình yên cho Người. - Điệp từ “muốn làm” biểu cảm trực tiếp và gián tiếp – tâm trạng lưu luyến, ước muốn, sự tự nguyện chân thành của Viễn Phương. 4 - VB: Cây tre Việt Nam: 0.25 đ ; t/g: Thép Mới: 0.25 đ 0,5 5 Thuộc kiểu câu ghép 0,5 6 Cậu bé đã tuân thủ phương châm lịch sự. 05 3 HS tự do bày tỏ cảm nhận của bản thân. Có thể theo các gợi ý sau: 2,0 - Giá trị của tình yêu thương, sự đồng cảm trong cuộc sống. II - Bài học về một thái độ, cách ứng xử, ý thức cho và nhận trong cuộc sống. - Lời chia sẻ với những số phận bất hạnh.