Câu hỏi trắc nghiệm phát triển năng lực Hóa học Lớp 11 - Bài: Amoniac (Có đáp án)

doc 2 trang nhungbui22 08/08/2022 2380
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm phát triển năng lực Hóa học Lớp 11 - Bài: Amoniac (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_phat_trien_nang_luc_hoa_hoc_lop_11_bai_a.doc

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm phát triển năng lực Hóa học Lớp 11 - Bài: Amoniac (Có đáp án)

  1. AMONIAC Nhận biết: Câu 1. Tính chất hóa học của NH3 là A. tính bazơ mạnh, tính khử. B. tính bazơ yếu, tính oxi hóa. C. tính khử, tính bazơ yếu. D. tính bazơ mạnh, tính oxi hóa. Câu 2. Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ tẩm ướt vào bình đựng khí amoniac là A. giấy quỳ chuyển sang màu đỏ. B. giấy quỳ chuyển sang màu xanh. C. giấy quỳ mất màu. D. giấy quỳ không chuyển màu. Câu 3. Thành phần của dung dịch NH3 gồm + - A. NH3, H2O. B. NH4 , OH . + - + - C. NH3, NH4 , OH . D. NH4 , OH , H2O, NH3. Câu 4. Câu nào sau đây không đúng? A. Amoniac là khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước. B. Amoniac là một bazơ. C. Đốt cháy NH3 không có xúc tác thu được N2 và H2O. D. Phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2 là phản ứng thuận nghịch. Câu 5. Trong dung dịch, amoniac là một bazơ yếu là do A. amoniac là một trong những khí tan nhiều trong nước. B. phân tử amoniac là phân tử có cực. + - C. khi tan trong nước phân tử amoniac kết hợp với nước tạo ra các ion NH4 và OH . D. khi tan trong nước, chỉ một phần nhỏ các phân tử amoniac kết hợp với ion H+ của nước, tạo ra các + - ion NH4 và OH . Câu 6: Chất khí tan trong nước tạo ra dung dịch có tính bazơ là A. hiđro clorua. B. amoniac. C. cacbon đioxit. D. lưu huỳnh đioxit. Câu 7: Ở điều kiện thường, amoniac là A. chất khí không màu, không mùi.B. chất khí màu nâu, mùi xốc. C. chất lỏng không màu, mùi khai. D. chất khí không màu, mùi khai. Câu 8: Chất khí nào tan nhiều nhất trong nước? A. CO2. B. CH4. C. O2. D. NH3. Thông hiểu: Câu 9. Cho các oxit : Li2O, MgO, Al2O3, CuO, PbO, FeO. Có bao nhiêu oxit bị khí NH3 khử ở nhiệt độ cao? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 10. Cho sơ đồ: ( NH4)2SO4 +A NH4Cl +B NH4NO3 Trong sơ đồ A ,B lần lượt là các chất : A. HCl , HNO3. B. BaCl2 , AgNO3. C. CaCl2 , HNO3. D. HCl , AgNO3. Câu 11. Muốn cân bằng phản ứng tổng hợp amoniac chuyển dịch sang phải, cần phải đồng thời A. tăng áp suất và tăng nhiệt độ. B. tăng áp suất và giảm nhiệt độ. C. giảm áp suất và giảm nhiệt độ. D. giảm áp suất và tăng nhiệt độ.
  2. Câu 12. Chất nào sau đây làm khô khí NH3? A. P2O5. B. H2SO4 đ. C. CuO bột. D. NaOH rắn. Câu 13. Phản ứng hoá học nào dưới đây chứng tỏ amoniac là một chất khử ? A. NH3 + HCl NH4Cl. B. 2NH3 + H2SO4 (NH4)2SO4. to C. 2NH3 + 3CuO  N2 + 3Cu + 3H2O. D. NH3 + H2O NH4 + OH . Câu 14. Hiện tượng quan sát được (tại vị trí chứa CuO) khi dẫn khí NH 3 đi qua ống đựng bột CuO nung nóng là A. CuO từ màu đen chuyển sang màu trắng.B. CuO không thay đổi màu. C. CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ.D. CuO từ màu đen chuyển sang màu xanh. Vận dụng: 0 Câu 15: Trộn 3 lit N2 với 6 lit H2 (t C,P,xt) thì thể tích NH3 thu được là (biết hiệu suất chuyển hóa thành amoniac là 30%, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện) A. 4 lít. B. 6 lít. C. 1,8 lít. D. 1,2 lít. Câu 16: Thể tích nitơ và hidro cần dùng để điều chế 17,0 gam amoniac là (biết hiệu suất chuyển hóa thành amoniac là 25%, các thể tích khí đo ở đktc) A. 44,8 lít N2 và 134,4 lít H2. B. 22,4 lít N2 và 134,4 lít H2. C. 22,4 lít N2 và 67,2 lít H2. D. 44,8 lít N2 và 67,2 lít H2. Câu 17. Dẫn 2,24 lít NH3 (đktc) đi qua ống đựng 32g CuO nung nóng thu được chất rắn A và khí B. Ngâm chất rắn A trong dung dịch HCl 2M dư. Thể tích dung dịch axit đã tham gia phản ứng là ( coi hiệu suất quá trình phản ứng là 100%). A. 0,10 lít. B. 0,52 lít. C. 0,30 lít. D. 0,25 lít. Câu 18. Cho 4 lít N2 và 14 lít H2 vào bình phản ứng, hỗn hợp thu được sau phản ứng có thể tích bằng 16,4 lít (thể tích các khí được đo ở cùng điều kiện). Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 là A. 50%. B. 30%. C. 20%. D. 40%. Vận dụng cao: Câu 19. Hỗn hợp khí X gồm N 2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 là A. 25%. B. 30%. C. 20%. D. 40%. Câu 20. Một bình kín dung tích 112 lít trong đó chứa N2 và H2 theo tỉ lệ thể tích 1:4 (áp suất 200 atm, 0oC) với một ít chất xúc tác thích hợp. Nung nóng bình một thời gian sau đó đưa nhiệt độ về 0oC thấy áp suất trong bình giảm 10% so với áp suất ban đầu. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 là A. 70%. B. 80%. C. 25%. D. 50%.